TIN TỨC

Mây mưa với chữ - cái tôi nữ quyền riêng một vùng yêu

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1106 lượt xem

​​​​​​​Ths CAO MINH TÈO

Theo dòng lịch sử thơ ca Việt Nam, ý thức nữ quyền luôn có những có đặc trưng riêng, và thay đổi theo ý thức hệ. Bằng tinh thần dân chủ, nhân văn, sau năm 1986, bức tranh thơ ca nữ lung linh với nhiều “sắc màu bản thể” trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Nó đã tạo ra luồng gió mới qua sự giãi bày những trạng thái tâm hồn, thoát khỏi sự bộn bề, sự cô đơn, bận rộn vô cùng từ đời sống hiện đại. Vừa có nét thuần Việt không hề lẫn trộn, vừa cùng hòa nhịp với dòng chảy của văn học đương đại thế giới. Tất cả đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, sinh động cho bức tranh văn học nước nhà trong thời gian qua.

Mỗi nhà thơ nữ là bông hoa biết nói, với nét riêng trong phong cách thơ của mình. Và mỗi bài thơ, mỗi tập thơ là những cung bậc cảm xúc tươi mới, độc đáo, giàu thi ảnh đây ắp những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc sống bởi nhà thơ. Đến với Mây mưa với chữ của Trần Mai Hường là đến với sự xúc cảm tâm hồn, thế giới nội tâm đa diện, cách nhìn đời thông qua lăng kín và trái tim của người phụ nữ với khát vọng yêu và được yêu. Thiên tính nữ đã trở thành chiều sâu trong Mây mưa với chữ. Tiếng nói thiên tính nữ được cất lên bằng sự tìm tòi, khám phá, góp phần tạo nên những thi vị cho thơ ca nữ đương đại Việt Nam nói chung, thơ ca nữ TPHCM nói riêng.

Phụ nữ đại diện cho sắc đẹp và tình yêu. Vẻ đẹp của người phụ nữ còn là tiêu chuẫn cho vẻ đẹp của tự nhiên và thiên nhiên. Có lẽ thế, Trần Mai Hường đã dùng hình ảnh màu của đôi môi để miêu tả vẻ đẹp của dòng phù sa. Và tần xuất “môi, mắt” xuất hiện khá nhiều trong Mây mưa với chữ. “Phù sa trôi ngang núi/ Ngọc ngà như màu môi” (Thú nhận); hay “Cứ tưởng mình sẽ gặp/ Môi cười thơm Mai Châu… Đuôi mắt em là sông” (Gửi người bản Lác); hay “Sắc hương dậy những mật tràn môi mắt”.

Ngoài ra, vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ cũng được Trần Mai Hường phô diễn trong Mây mưa với chữ rất tinh tế, nhưng không kém phần quyến rũ. Đó không phải là đường cong mĩ miều với ngực, eo, mông,… thậm chí những phần nhạy cảm trên thân thể người phụ nữ mà là một hình ảnh E-va, cụ thể hơn được nhà thơ định tính phái tính – người đàn bà hay là em. Chính với thi pháp mở giàu tính hình tượng, mỗi bạn đọc có thể có những trường liên tưởng riêng. Trong mỗi người A –đam, đàn ông là một E – va, một đàn bà “phụng phịu ghen hờn”, sẵn sàng cho những cuộc giao hoan với “Phút giây hổ gầm lạc giọng” (Tình em còn nguyên nếp). Từ đó, vừa thể hiện sự thiên phú vừa thể hiện phẩm hạnh của người phụ nữ, kín đáo, nhẹ nhàng nhưng đầy quyền năng bản thể, dù em – nhân vật trữ tình trong Mây mưa với chữ là một người phụ nữ cũng cá tính: “Lập trình em gió ngựa trót hoang rồi” (Gió ngựa trót hoang em).

Dù có sự tôn vinh yếu tố dục tính bản năng thông qua bảo chứng của tình yêu, nhưng trong Mây mưa với chữ của Trần Mai Hương vẫn đầm thắm tinh khôi, không trần bờ quá tải mà chỉ cần “mùi của anh” cũng thành “dây trói em”. Tình yêu gắn liền giữa tinh thần và thể xác, nhưng nhân vật trữ tình trong Mây mưa với chữ là người phụ nữ cần chất xúc tác – anh, một A – đam, để nàng cháy đến kiệt cùng “xích đạo”: “Từ anh ngược dòng sông nhớ/ Chính xanh cảm xúc một thời/ Em dắt thơ về cuối sóng/ Cũng dòng sông nhớ thầm trôi…” (Xin lửa rơm đừng cháy), hay “Em trong anh – bản thể/ Chưa bao giờ hóa trang” (Đêm nghiêng), hay “Anh/ Người đàn ông cầm tù mọi cảm xúc của em…” (Cai ngục), hay “Anh mang mùa đàn ông ru em” (Mùa xanh). Những lời thú nhận của nhân vật nữ trữ tình thật hồn nhiên, nhưng vô cùng sâu sắc, nồng nàn, tựa như một khát khao lứa đôi viên mãn.

Nhân vật trữ tình có những ước ao và khát vọng cuồng say trong nhục cảm. Nàng “như thú dữ nhớ rừng/ Em nhớ anh” (Tình em còn nguyên nếp), đi đến tận cùng của bản thể. Với nàng, yêu không bao giờ là đủ, nên “Đừng ra khỏi hơi thở em/ Đừng ra khỏi đắm say em/ Tình em còn nguyên nếp/ Thung sâu/ Đá kia chồng vợ tự tình” (Tình em còn nguyên nếp), nhưng “Chỉ cần anh thấu đủ/ Em đã thừa bão giông” (Với anh). Qua đây, ý thức nữ quyền vẫn như "sợi chỉ xanh óng ánh" bởi thái độ chủ động, quyết liệt trong tình yêu, nhưng không phải từ sự diễn phô mà chỉ là sự phô diễn đầy ý nhị, mạnh mẻ và đầy cá tính nhưng không phải ngông, muốn đạt ngôi vị nữ hoàng trong xúc cảm yêu đương.

Với nhân vật trữ tình trong Mây mưa với chữ là một E – va, một người đàn bà có quyền năng yêu, nhưng nàng không huyễn hoặc nó, biến tình dục chế ngự đặc tính phái nữ - phái yếu. Với nàng, dù thế nào đi chăng nữa, người phụ nữ vẫn cần sự che trở trong vòng tay của người đàn ông mà mình yêu dấu: “… Nước mắt đàn bà/ Anh lau bằng ấp úng vòng ôm…” (Đêm tình). Với điều này, Mây mưa với chữ của Trần Mai Hường đã chứng minh rằng, ở một khía cạnh nào đó, thông qua nhân vật nữ trữ tình, thể hiện một khát khao hòa hợp bản thể nữ - nam. Người phụ nữ dù có mạnh mẻ thế nào, họ cũng cần một người đàn ông để đồng điệu tâm hồn mình.

Khi yêu, ai cũng mong cầu hạnh phúc đến với mình. Tình đầu là tình cuối, nhưng nào ai học được chữ ngờ. Nhân vật trữ tình trong Mây mưa với chữ cũng thế, khi yêu, “Thảo nguyên em tin cậy uống cạn kiệt ngọt ngào/ Mặc đời bao khúc quanh phiền muộn…” (Cho ngày mình yêu), nhưng khi tình “Thành tro lúc đang xanh”, nàng không hề gục ngã mà “Phục sinh mình/ Từ anh…” (Cai ngục). Điều này cho thấy, nhân vật nữ trữ tình trong Mây mứa với chữ, nàng không hề tuyệt vọng trong tình yêu, dẫu “Đau có mưng mầm từ rẻ rúng người gieo”, nhưng luôn chủ động để đoán nhận tất cả những đắng cay, chua chát dư vị của cuộc tình đã qua và xem đó chính là hương vị của cuộc đời để sống, để yêu, để cho mình được hạnh phúc với tuổi xuân thì.

Yêu là yêu hết mình, khi lìa thì lìa xa, nhưng khi để quên thì việc dặn lòng nhớ những “Mùa xanh còn đẫm người thương…” (Em xưa một thời đấm gió), nó phù hợp với trạng thái tâm lý của con người. Và để rồi từ đó, khi cuộc tình mới lại đến, nhân vật nữ trữ tình thầm “Cảm ơn anh/ Người đàn ông bao dung/ Đã dám yêu cả nhưng bài thơ/ Em viết cho người cũ…” (Viết cho người đến sau). Và nàng luôn đặt lòng tin yêu vào cuộc sống với trái tim căng tròn nhiệt huyết bởi “Tình yêu/ Đừng giải mã…” (Đừng giải mã).

Tình yêu, tình dục trong Mây mưa với chữ của Trần Mai Hường gắn liền với thơ ca. Thế nên, sự cảm nhận về xác thịt trong khát khao của thơ bởi chị, trước hết là sự đụng chạm của cái đẹp nghệ thuật: “Đêm ấy/ Linh hồn chữ thì thầm dẫn em xa cõi thực/ Và mật ngôn chưa chạm đã đầm đìa…” (Em giải mã mình), hay “Những kí tự phiêu linh/ Những con chữ nhiệm màu/ Từ có anh/ Đêm về nhong nhao điên cuồng đòi thoát xác/ Và thơ tình – vì yêu anh em viết/ Ngàn khúc mê cuồng đan khít – thương ơi” (Thơ cho người cũ). Trong sâu kín tâm hồn, người phụ nữ hằng đêm vẫn “cuồn cuộn nhau” nỗi khao khát “hỏa thiêu mình” để được yêu thương trong dòng đời gấp gáp trôi với “Mùi trần gian dụ mời” (Thú nhận) . Và những xúc cảm của xác thịt nồng nàn mà mê đắm luôn ám ảnh trong tâm trí người phụ nữ. Tuy nhiên, dù viết về nhu cầu trần tục nhưng ngôn ngữ thơ trong Mây mưa với chữ của Trần Mai Hường vẫn không trần tục, mà vẫn giữ đượm nét đẹp của thơ ca. Điều này đã góp phần khẳng định được những nét cách tân trong thơ của Trần Mai Hường, tạo ra những giá trị mới cho thơ tình đương đại Việt Nam.

Mây mưa với chữ, ý thức nữ quyền được biểu hiện qua các biểu tượng nổi bật như: nước, bóng đêm,… kèm theo những biến tấu từ các biểu tượng ấy. Bóng đêm trong Mây mưa với chữ, đồng lõa với nhân vật nữ trữ tình trong những tấu khúc tình yêu. Bóng đêm không phải là biểu hiện của sự trốn chạy, mà là thời gian để người phụ nữ “khỏa thân” những xúc cảm “cựa quậy” của tâm hồn mình từ chuyện đời, chuyện tình, với những buồn vui lẫn lộn đan xen: “Mình tiêu hoan cho cạn đêm tình nhân” (Đêm tình), hay “Xin đêm đừng quấn riếc hương… Đêm- ta và chữ hoan ngôn” (Như chưa từng), hay “Đêm nghiêng/ Em xoay tròn những mịn màng em/ Kêu hãnh viết một bài thơ trẻ nhất/ Treo nghiêng tên anh với lời đề tặng/ Đêm nghiên dìu em nghiêng” (Đêm nghiêng).

Biểu tượng nước với biến thể của nó là sóng và dòng sông được Trần Mai Hường sử dụng khá nhiều trong Mây mưa mới chữ. Trong số 45 bài thơ thì Mây mưa với chữ có đến 15 bài thơ được Trần Mai Hường sử dụng hình ảnh sóng và dòng sông. Hầu hết hai biểu tượng này trong tập thơ này mang ý nghĩa thanh tẩy, xoa dịu nỗi đau, khả năng tái sinh, vẻ đẹp thiên tính nữ của nhân vật trữ tình: “Mình không đủ nhau đành giả quên ký ức/ Sóng không đủ hờn mắc cạn giữa trăm năm” (Đối diện đêm); hay “Từ lúc sống tấp bờc chênh vênh vỡ/ Phút hổ gầm lạc giọng thảo nguyên xanh” (Thơ cho người cũ); “Làm sao anh biết được/ Sông kia đang cháy dòng” (Gửi người bản Lác). Qua việc sử dung biểu tượng, cho thấy Trần Mai Hường thành công trong kiểu kiến tạo biểu tượng vừa giống vừa khác với chính nó. Và để hiểu hết những gì mà Nhà thơ gửi gắm qua biểu tượng ấy, nó phục thuộc sự cảm thụ thơ ca của mỗi người đọc, tạo ra những phiên bản thơ mang hồn cốt thơ Trần Mai Hường bởi sự tiếp diễn của biểu tượng trong đồi sống sinh thái của mỗi người.

Nói về việc sử dụng giọng điệu, Mây mưa với chữ hầu như sử dụng giọng đằm thấm, tâm tình hơn hẳn giọng nồng nhiệt, mạnh mẽ. Nếu nói giọng nồng nhiệt, mạnh mẻ mới thể hiện cái tôi cá nhân của nữ nhân vật trữ tình trong Mây mưa với chữ thì điều này không hẳn. Điều độc đáo của tập thơ này là giọng đầm thấm, tâm tình nhưng vẫn thể hiện đặc tính phái tính nữ giàu khát vọng yêu và được yêu. Người phụ nữ vừa đắm say yêu, vừa lo sợ, chơi vơi giữa dòng yêu, nhưng phải vượt qua giông gió của mùi trần gian dụ mời để khẳng định cách sống và yêu của mình.

Và dù ở thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 8 chữ, kể cả thơ văn xuôi… nhưng Mây mưa với chữ vẫn là những “Mùa trăng viên mãn”, mụ mị được đọc giả qua một miền yêu rất riêng của Trần Mai Hường.

TPHCM những ngày giãn cách xã hội toàn thành phố!

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm