TIN TỨC
  • Truyện
  • Thiên hạ này điên hết rồi! | Đinh Thành Trung

Thiên hạ này điên hết rồi! | Đinh Thành Trung

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
544 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

ĐINH THÀNH TRUNG

Lão Vàng. Già khú đế. Tóc đuôi ngựa phất phơ. Trông như nghệ sĩ lãng tử thời những năm tám mươi dập dìu sương gió.

Tôi không sao hiểu nổi con người ấy. Càng cố tìm, càng thấy lão đúng là nhân vật quái dị trong thời đại này. Tôi vốn là người khá ích kỷ và tự tôn, chỉ biết đến bản thân. Tội gì không dám thừa nhận. Tôi là người thẳng thắn. Chẳng có gì phải xấu hổ cả. Xã hội bây giờ người ta tôn trọng ai dám dũng cảm sống thật cơ mà. Kém thì cứ nhận là kém đi cho nhẹ nợ. Người ta sẽ bảo là “chả quan tâm”. Nhưng cái lão Vàng, người mà tôi sắp phải gọi bằng một danh xưng mới, quả là lão già điên.

Để tôi kể cho anh nghe nhé. Nghệ sĩ Vàng. Oai như cóc. Không hội diễn văn nghệ nào ở phường vắng mặt lão. Ở kìa, mời ông ấy làm gì, có biết hát đâu? Làm MC cũng không ổn, vì lão bốc đồng quá.

- Kính chào các cô các chú nhá.

Đấy, chẳng thằng MC nào lại giới thiệu như vậy cả. Ông bầu đâu? Ai chịu trách nhiệm văn hóa ở xóm này? Lần nào cũng thế, lần nào cũng vậy, lão Vàng vẫn chiễm chệ trên sâu khấu. Đúng là có căn văn nghệ. Các bà cười rinh rích hưởng ứng. Ra thế, lão được diễn vì có các bà. Lệnh bà là vô đối, cấm ai cãi. Bà thích ông Vàng dẫn chương trình đấy? Không cho à, cắt tài trợ!

Mồm dẻo như miếng thanh long sấy. Cắn vào dính răng quèo quẹo. Mỗi tội nhảm. Nghe lão giới thiệu là một cực hình. Suốt đời văn hóa phường chẳng gặp thứ nào dị hơn. Nhà thì như cái lều tạm. Cũng được tính là căn cấp 4. Chễm chệ góc phố, ngay mặt đường ngã tư chợ.

Ôi thôi, lão thà chết không bán nhé! Một trăm triệu một mét? Các chú tưởng tớ già nên ngu hả? Già không đồng nghĩa với lú lẫn nhé. Mà cho dù tớ có lú lẫn, tớ cũng chẳng bán đâu.

Lão Vàng ghé tai hai tay buôn đất.  Giọng lão thì thầm nghe phát mệt:

- Cái nhà này đang thế chấp rồi.

Chỉ cần nghe câu đó, hai tên buôn chỗ ở biến khẩn trương. Lão Vàng vẫn giữ được cái chuồng 6m2. Tưởng làm gì, lão cho tổ dân phòng mượn. Nắng cũng như mưa, ông dân phòng già tên Cương cùng lão Vàng kê bàn ra cái vỉa hè bé tí làm vài ván “phỏm”. Chán, hai ông bạn già đập “ba cây” bùm bụp. Lão chả sợ ai. Vàng mà, ngại gì thử lửa. Chưa kể đến ông “Kim Cương” còn cứng hơn cả vàng nhá. Trời không chịu đất thì đất cũng phải chịu trời. Một vàng, một kim cương đánh bài công khai không ăn tiền, chả ai dám bắt. Cá với nhau bữa cơm hay cốc bia hơi, quá lành mạnh.

*
Cái chõng kêu kẽo kẹt. Lão Vàng đang đánh giấc khò khò. Mèo hoang đi trên tường kêu ré khi ngửi thấy mùi khen khét bốc lên từ ấm nước đang sôi. Dân phòng Kim Cương còn đang bận phân luồng xe cộ đang dần tắc nghẹt. Ngã tư hỗn loạn tiếng còi xe, quát tháo. Lão giời đánh vẫn ngủ được, ngáy o o sung sướng. Nước từ đâu rỏ xuống ấm nghe xèo xèo.

- Dậy, dậy ông ơi!

- Con điên nào thây? Để tao ngủ!

Bà bán hoa quả kế bên đành rút hộ lão Vàng ấm nước. Cũng khổ lắm cơ. Ở gần lão già gàn dở. Đường đông như mắc cửi. Lão già dở, lại còn bị lãng tai. Được mỗi cái pha trò vui. “Hê hê, em chào bà chị kính mến”. Bà bán hoa quả ngã ngửa một cái theo đúng nghĩa đen, bàn tọa phốp pháp làm cú tra tấn đến tội nghiệp cái vỉa hè vừa mới lát gạch hoa đỏ bóng lộn. Cũng phải thôi, lão mới 62 mà nói chuyện bỗ bã quá. Bà bị cuốn theo lúc nào không hay. Tính bà đâu quan tâm chuyện chém gió quán nước của mấy ông già. Vậy mà lại dính lấy lão Vàng. Bà tự dưng hiền hơn hẳn. Chỉ khi bán hàng thì bỏ ỏn ẻn để hét cho to thôi. Gặp ca nào căng thì không mặc cả mà đuổi thẳng, lấy thời gian nấu cơm nấu nước. Cho cái lão gàn bên cạnh chứ ai.

- Vậy sao ông biết tường tận thế?

 Chết, quên bảo, vì tôi chính là Bạc, con bà bán hoa quả, và cũng cán bộ làm công tác văn hóa phụ trách cái nơi quỷ quái ấy. Chiều nào, tôi cũng lượn 3 vòng xe máy trên cung đường khét lẹt. Ờ, tôi cũng dầm dãi nắng mưa chẳng kém gì ai, mà vãn không có mảnh tình vắt vai.


Đèn đỏ – đèn xanh – tranh tổng hợp – Nguyễn Huy Khôi.

Đường phố lên đèn. Đường trung tâm thành phố sáng hơn ngoại thành. Lại nhớ cô bé hồi còn là cán bộ xã. Hà Tây vào Hà Nội, được chuyển về làm ở đây lại chẳng sung sướng sao. Vậy mà tôi vẫn buồn. Thứ tình yêu vu vơ thoảng qua, còn kém cả thích. Cô ấy cũng bán hoa quả giống mẹ. Hằng ngày, ả dành gần như toàn bộ thời gian để đong đưa với khách hàng. Cũng kiếm miếng ăn cho hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học. “Gái một con trông mòn con mắt, gái hai con tìm bắt bở hơi”. Vế sau là tôi sáng tác ra trong một hoàn cảnh vô cùng éo le. Cũng là một đêm nhảy nhót trong hội diễn văn nghệ, thằng trai tơ 25 tuổi rụt rè cầm tay cô gái hai con mời bằng được nhảy điệu tango, cái điệu mà thằng em mới chỉ nghe tên mà chưa nhảy lần nào. Tôi tự tin lắm, bởi đã nhìn trên tivi vài đường cơ bản. Liều lĩnh cũng được đền đáp, cô nàng chịu bám vào tay gã trai, bốn mắt nhìn nhau tình tứ. Rồi tiếp đến là cái gì thì ông cũng đoán được phải không, tôi ngã dập cái thứ công cụ thiêng liêng nhất của đàn ông, rồi tôi lăn lộn đau đớn.

- Sau đó ông với cô đó ra sao?

- Cũng chẳng có gì đáng nói ngoài việc tôi xấu hổ nằm lỳ trong nhà cho đến khi chồng cũ của cô ta trở về nối lại tình xưa. Tôi xin được chuyển công tác về thủ đô, nằm yên tại vị trí cán bộ văn hóa phường cho đến bây giờ.

Đấy, tất cả câu chuyện chỉ có vậy, nếu không có sự kiện mẹ tôi thích ông Vàng. Cũng phải nói mối tình này gặp nhiều trắc trở bởi tôi cực kỳ ghét lão già gàn dở đó.

Một đêm như mọi đêm, lão Vàng lại ngáy khò khò trong 4 bức tường nứt toác có diện tích 6m2. Đêm, xe tải tranh thủ cày nát con phố. Góc chợ gần ngay con sông, mùi nước thải theo gió xộc thẳng qua khe cửa gá tạm bằng hai thanh gỗ. Lão này xứng đáng là dạng quái nhân, không còn là người bình thường nữa rồi. Tôi cứ thao thức không ngủ được vì tiếng ngáy của lão vang vọng trời đêm. Mà tính ra, nhà tôi bán hoa quả cũng có đồng ra đồng vào, còn lão cứ lông bông suốt, sao vẫn đủ tiền ăn? Trông gì vào ba đồng lương dân phòng? Chắc lại thắng “phỏm” với “3 cây” chứ gì? Lão làm gì mặc xác, nhưng tòm tèm với bà già tôi thì không ổn.

Lão già mất nết. Lão khó ở thì tôi cho lão ở với giun. Bà mẹ tôi tuy cũng chẳng có gì cao quý, nhưng lão biết bố tôi là ai không? Ông già tôi sinh thời thanh bạch. Tuy chỉ có tí chức sắc ở phố mà là quan thanh liêm. Dân kính, nhà nể. Không phải trưởng họ mà cỗ nào con cháu cũng đợi mới dám ăn. Đấy ông già tôi đấy. Ông là cái thá gì mà dám sánh với bố.

Cũng chỉ nghĩ được đến thế, tôi he hé cái cửa mà cũng không còn gọi được là cửa. Miếng gỗ mục nát chắc bị mọt ăn gần hết, ghé tai cũng nghe được tiếng kẽo kẹt. Rịch… rịch… rịch… mấy con mọt này để yên tao nhìn lén. Trong ánh sáng leo lắt hắt ra từ cái bóng đèn sợi đốt, hai bóng người đang ngồi sát nhau. Bố khỉ, chưa đến đoạn hay à. À không, nhiệm vụ của tôi là bắt tận tay, day tận trán cơ mà. Sao… sao không dính lấy nhau đi. Hai người là đàn ông với đàn bà chứ có phải là chó với mèo đâu? Không, chó mèo thì một phát ăn ngay, còn đây… cứ nói chuyện là thế nào. Thậm chí còn không đụng tay nữa. Trời ơi…

Đứng tê hết cả chân. Tôi hé thêm cánh cửa chút nữa. Trời thì chả ấm áp gì, lại cứ nói chuyện khơi khơi như vậy. Đã thế, tôi phải nghe xem họ nói gì. Chỉ cần có một câu “anh yêu em” hay ít ra là “anh thích em” là xong. Tôi chỉ cần có cớ là tung hê lên ngay. Rồi ông phải biến khỏi đây nhé. Nhìn ông thật ngứa mắt.

Cả nửa tiếng mà chẳng có gì. Một cái chạm tay cũng không. Có lúc lão Vàng ghé sát tai mẹ nói gì đó, nhưng đấy là chuyện bình thường vì mẹ lãng tai. Thôi xong, chả còn gì để làm.

Lão Vàng vẫn chễm chệ ở cái hộp gỗ rộng 6m2 ngay mặt đường. Chỗ đó mà cho thuê cũng cả chục triệu một tháng. Nó vốn là của mẹ cơ mà. Sao mẹ nhượng, để hai lão già ăn không ngồi rồi làm loạn ở đó. Suốt ngày đánh bài. Chán rồi đọc báo. Đã thế thỉnh thoảng mẹ còn nấu cơm cho, đem hoa quả sang mời.

- Cậu Bạc đang mơ mộng gì thế?

- Cháu chào bác ạ. Cháu đang nghĩ vu vơ thôi.

- Nghĩ vu vơ để làm thơ hả? Tôi nghe nói cậu có mấy bài thơ đăng báo. Cậu ngâm cho tôi nghe nào.

- Đơn giản như đan rổ thôi. Nhưng thơ cháu hơi bậy.

- Ôi giời! Cậu nghĩ tôi là ai chứ. Tôi đến tuổi này rồi, nhiều kinh nghiệm hơn cậu đấy.

Phố có một ông già

Được cái thân mất nết

Sáng nào lão cũng chết

Dí trong mộng ba cây

Sống như vậy mới hay

Có cơm bưng nước rót.

Nói ra rồi. Cuối cùng tôi cũng đã nói ra. Cho chết. Nhìn mặt lão tím ngắt kìa. Giận đến tím mặt chứ gì. Lão ngẩn ngơ, không nói lại câu nào. Chắc cũng hiểu rồi. Chắc không dám xớ rớ tới mẹ tôi rồi phỏng.

Lão chỉ nhăn mặt lại, tỏ biểu cảm quái dị. Lão không gầm lên như tôi nghĩ, chỉ lặng lẽ lắc đầu. Lão he hé miệng, muốn thốt lên câu gì đó, nhưng nhìn vẻ mặt đắc thắng của tôi, chắc lão cũng run, hoặc ngại tôi tuổi trẻ bốc đồng, ngựa non háu đá. Cũng bởi cây tuýp sắt tôi đang lăm lăm trong tay. Tôi nhặt nó ở góc tường cạnh hàng hoa quả, chắc là sản phẩm của lũ choai choai nào bỏ lại.

*
Gần Tết. Trời càng rét. Đường trắng xám. Đường không vệt nước khô. Cái chòi 6m2 lêu hêu giữa trời. Sáng ra, hai lão Vàng và Kim Cương chia nhau 2 ca chỉ lối xe đi. Xe to, xe bé cứ thế chen chúc. Đường bé bằng cái mắt muỗi, lão già nóng tính càng ra sức hò hét. Cây gậy chỉ đường kiểu gì mà xanh đỏ sặc sỡ. Vớ vẩn. Cậu chỉ vớ vẩn. Nhìn đường đi. Kiến còn gọi bằng cụ nhé! Lão Vàng cứ thế mà quát, mà nạt. Thế người đi đường mới sợ. Gió mùa Đông Bắc cứ thốc từng đợt. Giữa hai đợt có vài ngày nóng. Hôm trước, hai con người dù đã có tuổi còn sẻ chia cho nhau hơi ấm. Còn giờ đây, lão vẫn ra sức làm cái công việc vác tù và hàng tổng.

Khoảng đường bé tí mà xe cộ chen nhau nhích từng centimet. Đường có hai chiều mà bằng mắt muỗi. Đã thế, ô tô còn cố lần sang làn xe máy, đến nỗi lao cả lên vỉa hè mà vẫn không thể nhích được. Bánh mì kẹp chà à? Lão Vàng ra sức gào lên câu đó. Vỉa hè cũng không còn chỗ chứa. Đúng ngay hàng phở to lù, xe máy dựng xiên xẹo, choán hết vỉa hè. Lão Vàng mặt đỏ như cà chua chín, cứ vung vẩy cây gậy sang 4 hướng. Có cái ngã ba thì bị bịt kín bởi xe to, xe nhỏ rồi.

- Sao bác không chặn bọn ô tô kia đi vào chỗ xe máy?

- Tôi cũng muốn lắm, nhưng tôi chỉ có hai tay.

“Bác để cháu”. Tôi chạy ra chỗ cái xe bán tải vừa lấn đường, đập mấy cái vào kính. Khuôn mặt bặm trợn xăm đầy má cùng con kính đen quay ra, tôi đã chưng hửng. Đụng phải đầu gấu rồi. Đâm lao thì phải theo lao thôi.

- Dạ chào anh. Anh có thể về lại làn không?

- Tao thích đi thế này đấy. Sao?

- Anh chen thế này ai đi được nữa, đường tắc hết rồi kìa.

- Thế chú mày thích ăn đòn hay gì?

Không đợi gã bặm trợn nói hết câu, tôi vội lỉnh thật nhanh. Lách qua dòng xe với cái thân gầy nhẳng không ngoái đầu lại. Được một đoạn, tôi mới dám quay lại nhìn. Đường tắc thế này có đuổi cũng không kịp. Chiếc xe bán tải của tên đầu gấu vẫn ở đó. Gã đã xuống xe. Hình như gã đang cãi nhau với ai đó. Lão Vàng. Lão già điên, cãi với ai lại đi gây với thằng giang hồ? Gì thế kia? Lão bị tóm lấy, xách lên cao, đung đưa như chùm nho lủng lẳng. Thôi xong đời ông rồi!

Cứu lão hay không đây? Nhìn tay đầu gấu đô con lực lưỡng, tôi cảm thấy sợ. Rõ ràng rồi. Một thằng chỉ được cái võ mồm, gặp võ chân tay thì chỉ có xụi lơ. Ký ức ngày đầu tiên gặp lão Vàng lại hiện về. Vẫn cái góc phố ùn ùn xe cộ. Lão già ở đâu mò tới với bộ quần áo xanh bộ đội bạc phếch. Mấy ông này chắc lại giả nghèo khổ, giả thương binh đi xin tiền đây mà. Nhớ vụ cựu chiến binh đi với sư thầy mẹ bảo, tôi hùng hổ cầm cán chổi đi ra. Lão kia, lão đừng có lưu manh giả danh cán bộ. Đấy, hùng dũng thốt lên xong mới thấy dại. Cánh tay khẳng khiu của tôi bị bẻ quặt cái rụp. Gào lên trong đau đớn. Oắt con, lúc tao xông pha dưới mũi tên hòn đạn thì mày còn chưa hình thành nhé.

Câu chuyện đó cũng đơn giản và chẳng mấy ai chú ý trong xã hội xô bồ, ít nhất là trên con đường đông đúc. Chỉ có vụ tay giang hồ gây sự với lão Vàng, người điều khiển giao thông tự quản thì chắc chắn sẽ được live stream, hoặc vài tấm ảnh nóng giẫy sẽ được chễm chệ trên nhiều báo mạng và các group hóng hớt trên facebook.

- Đã sai lè còn không xin lỗi, thể loại gì đây?

- Đánh chết... mẹ nó đi 500 anh em.

- Không có ai giúp bác kia à?

Chắc đó là những bình luận phổ biến rồi. Trong đó có thể khép nép một dòng nhỏ nhoi của tôi, thằng không bao giờ công nhận, hay cho ông lão là người bình thường. Rõ ràng là lão điên, đúng rồi. Dù quá khứ lão có huy hoàng đến đâu nhưng tuổi bây giờ thì già khụ, sức đâu bật lại tên giang hồ kia, dù hắn có là “giang hồ mõm”? Nhìn mặt lão trông đến tội. Hai khóe nếp nhăn như bị vò nhúm nhó, cánh tay huơ huơ tìm chỗ bám rồi lại cố gạt tay bặm trợn ra. Nỗ lực của lão Vàng dường như vô ích. Tay bặm trợn thấy lão già cố chống cự thì hạ lão xuống đất,  cung tay thụi một đấm rõ nặng vào bụng nạn nhân. Bịch… Tiếng động vang lên nhẹ bẫng. Bụp… âm thanh của một đấm nữa cất lên. Rồi một đấm tiếp theo. Lão Vàng gục xuống đau đớn, trong sự thờ ơ của đám đông đang tạo thành một vòng tròn xung quanh.

- Ai vào giúp bác đi.

- Vào can nó ra đi…

Không ai giải quyết. Một cô gái rút điện thoại gọi công an. Một anh cố gắng hò hét, mong tên giang hồ nổi lòng thương. Vô ích. Lão Vàng tiếp tục bị hắn lấy ra làm bao cát. Mắt lão nhắm lại, chắc cố cam chịu đến hết cơn thịnh hộ của gã kia. Lão không mở mồm lấy một câu, chỉ lúc lắc cái đầu ra chiều không đồng ý.

“Thiên hạ điên mất rồi!” Mẹ kiếp! Để lão bị đánh nữa thì còn gì người yêu của mẹ.

Một lão già tứ cố vô thân. Chắc lão cũng biết điều này. Còn tôi, có người nhà cũng như không. Lại nhớ lúc cha hiện về đêm hôm đó. Chắc tôi mơ. Cha đi mà không kịp thốt lên lời cuối. Cha chỉ báo mộng cho tôi là hãy tìm ai đó làm chỗ dựa cho mẹ. Điên thật rồi. Ông biết tôi sẽ không bao giờ chấp nhận. Chờ đó đi.

Ông già. Người mà tôi vô cùng tôn kính. Người học thức cao siêu, uyên bác. Đâu như ông là nhà văn gì đó, được giải nọ bằng khen kia. Hình như ông ăn cơm nhà ít lắm. Bận đi giao lưu mà. “Thế mới thành nhà văn được”. Mẹ vừa nói vừa với tay tìm cuộn giấy lau mắt. Ăn đi, ăn cho no rồi học bài. Xong ngủ sớm. Giờ thì tôi biết mẹ muốn nói gì. Bố về hai người còn tâm sự cho bõ tháng ngày xa cách. Bố cũng điên rồi. Có vậy mà không làm được.

Trước mắt tôi, lão Vàng, người yêu mẹ, vẫn đang cắn răng chịu trận đòn của tên côn đồ đường phố. Gã không đấm nữa mà chuyển sang tát. Chắc sợ gây quá nhiều thương tích, phải chịu án hình sự. Gã cố tình không đánh mạnh mà luôn mồm sỉ nhục người đáng tuổi bố mình.

- Già mà ngu. Gây sự với tao chỉ có chết thôi.

- Mày mới là người sai. Đánh chết thì đánh đi.

- Mẹ mày!

Lại thêm một tát. Má lão già đỏ rực lên như trái ớt hiểm. Mẹ nó.

Hành động sai lầm nhất, và cũng là đúng đắn nhất của tôi ba mấy năm cuộc đời, chắc là cầm gậy phang một cú thật mạnh vào đầu gã côn đồ kia. Chắc anh cũng thấy kết cục của tôi ra sao rồi phải không. Lẻo khoẻo như tôi sao đánh gục được gã. Thay vào đó, cái thằng tôi đang phải nằm bất động trên giường bệnh này. Thế là coi như xong đời.

- Làm gì mà bi quan thế. Cái tính đấy của ông mới là thứ khiến ông xong đời. Cùng lắm nằm vài tháng. Bác sĩ bảo nếu chịu khó tập luyện thì vẫn đi lại, làm việc bình thường.

- Nhưng tôi sợ đau lắm.

- Ha ha. Anh hùng hảo hán mà lại sợ đau. Thiên hạ này điên hết rồi!

Ông bạn nhà báo chào tạm biệt rồi ra về. Chẳng biết bố ấy có đăng câu chuyện của tôi lên báo hay không? Nếu có, chắc ổng cũng chả dám tả chi tiết vụ tình ái mặn nồng đêm qua của cặp đôi già đang tiến đến.

Nguồn: Tạp Chí Văn Nghệ TP.HCM

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chuyện ngày cuối năm - Truyện Ngắn Cát Huỳnh
Nhìn hắn bây giờ với dáng vẻ đường bệ. Nếu là người lạ chắc thế nào cũng lầm tưởng hắn là một cán bộ cấp cao ở tỉnh.
Xem thêm
Triết gia miệt vườn – Truyện ngắn của Vương Huy
 Lão Bần nâng ly trà lên miệng nuốt đánh ực một cái, lão gằn giọng nói: Tôi đọc triết từ thời trẻ và tôi rất mê Bùi Giáng. Nhưng sau nầy nghĩ lại, nếu Bùi Giáng viết ít lại sẽ hay hơn. Tôi thích triết Heidegger vì triết ổng sâu kín.
Xem thêm
H’un - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Buôn K’sia hôm nay họp bàn về việc xây dựng nông thôn mới. Ông Chủ tịch Phường nói rất nhiều, rất dài về Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đang thực hiện ở tỉnh nhà và thành phố của chúng ta. Ông cho biết thêm: Nhà nước đầu tư bảy mươi phần trăm kinh phí làm đường đổ bê tông, dân góp còn lại. Có đường mới, đi lại thuận tiện thì những sản vật làm ra mới có nhiều người đến mua, dân mới đỡ khổ. Cán bộ nói nhiều, toàn điều hay, cuối buổi, ông buôn Trưởng chốt lại: muốn có đường đi sạch sẽ, thoáng đãng thì dân phải… góp đất.
Xem thêm
Trăm năm hương Tết vẫn còn - Truyện ngắn Nhật Hồng
“Tết đến, già trẻ trai gái đều nô nức đón mừng, dù điều kiện kinh tế gia đình mỗi người có khác nhau, nhưng hương tết vẫn nồng nàn tha thiết, sum vầy cùng với bánh ngọt và hoa thơm”.
Xem thêm
Ngôi sao lấp lánh
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Gió bãi trăng ghềnh – Truyện ngắn của Tống Phước Bảo
Má mày bị đánh đĩ rồi Nhơn ơi! Chưa kịp hiểu gì Nhơn đã bị Ngỡi lôi tuột ra chiếc xe đạp cũ mòn. Chiều in bóng trên bờ ruộng hai đứa nhỏ hấp tấp chở nhau đi như trối chết.
Xem thêm
Nữ bưu tá – Truyện ngắn của Hữu Đạt
Mỗi lần đến đơn vị bộ đội phòng không đưa thư hoặc báo, Phương để ý thấy một người – một người duy nhất – chỉ đến rồi lại ra về, với vẻ mặt trầm buồn. Đơn giản là chưa bao giờ Phương thấy anh ta nhận một lá thư, hoặc gói bưu phẩm của ai đó gửi cho cả.
Xem thêm