TIN TỨC

Mẹ tôi – Người phụ nữ Củ Chi

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-06-12 00:38:28
mail facebook google pos stwis
1280 lượt xem

Võ Chí Nhất

 Mỗi lần tôi về thăm mẹ, bà đều chuẩn bị cho tôi một món quà. Với tôi, món quà quý giá nhất là được sinh ra và lớn lên trong tình thương yêu của những người thân trong gia đình. Trong đó có mẹ. Thiết nghĩ không chỉ riêng bản thân tôi, mà bất kỳ ai khác thì mẹ cũng là cả bầu trời có phải không?


Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất.

Năm nay, mẹ tôi đã sáu mươi bốn, độ tuổi mà “mỗi năm đến hè lòng man mác buồn”. Tóc mẹ đã có sợi bạc vì nhuộm phải nước rửa thời gian. Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi, cái già xồng xộc theo sau là thế. Những khi đi học xa về được ở bên cạnh mẹ, tôi có cảm tưởng những ngày ấu thơ lại ùa về như vừa mới xảy ra ngày hôm qua.

Nhà tôi gần mặt đường, địa thế thuận lợi cho việc mua bán. Mẹ bày một gian hàng ẩm thực nhỏ bán những món đặc sản của quê hương địa đạo Củ Chi. Từ luống củ mì xanh rờn sau hè đến gian bếp dành riêng cho việc chế biến củ mì thành món ăn… Tôi xem gian bếp ấy là nơi lưu giữ nghệ thuật chế biến món ăn truyền thống của Củ Chi mình.

Hôm ấy, mẹ chuẩn bị cho tôi một món quà, đó là nồi canh củ mì. Còn nhớ, lúc tôi thi đậu đại học, mẹ mừng lắm. Bà nghẹn đi, không nói được gì, chỉ biết ôm tôi và khóc. Dường như nỗi nhọc nhằn những ngày vất vả lo cho tôi đã hóa thành những giọt nước mắt trượt dài trên đôi gò má sạm đi vì nắng gió. Mẹ bươn bả vào bếp làm mâm cơm cúng ông bà. Chiều hôm ấy, trời mưa hoài không dứt. Cái bếp hôm nay ương lắm, có nhóm cỡ nào cũng không chịu cháy vì những thanh củi… ướt nhem. Vậy mà mâm cơm tươm tất vẫn được dâng lên bàn thờ khói hương nghi ngút.

Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ hương vị đặc trưng ấy. Mùi thơm nồng đậm cuộn lòng những người con xa quê. Nồi canh củ mì với thịt ếch bằm, nghệ tươi, rau thơm càng đậm đà hương vị quê hương. Giờ thì tôi mới hiểu nỗi lòng ông Vũ Bằng: “Hỡi ôi là cái lòng thương nhớ của người ta: nhiều cái chẳng ra cái “chết” gì mà làm cho mình nhớ quá” là như thế. Nhớ quả cà Nghệ, miếng cà bát dầm tương… không chỉ nhớ cái hương vị “quê mình” mà còn là nỗi khắc khoải, nhớ nhung người mẹ tần tảo sớm hôm lo cho tôi ăn học…

Những lúc mẹ rảnh tay, tôi mới bắt chuyện. Trước khi nói phải uốn lưỡi, lựa lời mà nói vì không được phát ngôn tùy tiện, linh tinh. Bởi vì thế, tôi cho rằng mẹ tôi là hình mẫu còn sót lại của bà nội trên đời này. Một người phụ nữ truyền thống. Bà là người thực tế, đã tính thì làm, đã làm thì đến nơi đến chốn không vì khó khăn mà bỏ nhỡ công việc giữa chừng.

Ngày đó, mẹ động viên ba lên đường đánh giặc trả nợ nước thù nhà, khi chiến tranh bước vào giai đoạn cam go ác liệt nhất. Mẹ – người phụ nữ Củ Chi luôn ý thức rõ ràng nỗi đau của quê hương địa đạo Củ Chi và nỗi đau của dân tộc là một. Như một cây Củ Chi bị mảnh bom chạt ngang, gãy đổ ào ào như một trận bão lớn. Rồi những cây Củ Chi khác mọc chèn lên đấy, thành một rừng cây bất tận. Dù chuyện xảy ra đã mấy mươi năm, nhưng bà không khỏi xúc động, hai mắt rưng rưng, vì một gia đình có đến hai bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Hai người phụ nữ hiến dâng núm ruột của mình cho Tổ quốc.

Gần đây, hòa theo chủ trương của Nhà nước, bà không đợi cán bộ đến dọn dẹp lòng lề đường mà chủ động dời gian ẩm thực vào trong mấy thước để không ảnh hưởng đến việc giao thông nông thôn của bà con. Bà cho rằng việc ấy phải tự giác, phải tuân thủ pháp luật. Mẹ nói thêm: “Đó là việc mà một Đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành. Sống trên đất cách mạng thì phải là người cách mạng, không khéo lại vấy bẩn truyền thống tốt đẹp đấy!”.

Người ta thường nói: “Nhân sinh thất thập Cổ Lai Hy”. Mẹ tôi đã bước vào độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn một lòng với gia đình, với con cháu. Sáu mươi bốn năm qua bà đã gặp biết bao nhiêu con người, với những mảnh đời bất hạnh, niềm vui, nỗi buồn, sự khốn khó… việc gì cũng đã trải qua. Trong gia đình nhỏ bé này, mẹ hiểu tính hiểu nết từng người, qua những cuộc nói chuyện, qua những bữa cơm chiều ấm cúng. Điều đó đã tôi luyện cho năm anh em tôi một thói quen đáng trân trọng là gìn giữ những giá trị tốt đẹp của một gia đình.

Mẹ đã quen cuộc sống của người phụ nữ thuần túy. Bà say sưa nhìn con cháu quay trong guồng máy không ngơi nghỉ của cuộc sống. Quen nhìn mỗi buổi sáng con cháu dậy đi làm, rồi sau đó một mình chìm trong nỗi hoang vắng, trống trải. Chiều đến, cả nhà họp mặt, con cháu lại vui đùa. Tôi xem đó là giàu có, giàu đạo đức và tình cảm. Như một dòng sông luôn chảy, có thượng nguồn, có hạ lưu, đi vào một trật tự được sắp đặt một cách tự nhiên. Với mẹ, có một việc vẫn chưa được trọn vẹn, đó là: chưa tận mắt trông thấy các cháu nội, ngoại trưởng thành. Bà giao phó: “Mẹ chỉ lo cho các cháu tới đây, còn sau này mẹ giao việc đấy lại cho các con”.

Tôi ghi những lời dạy của mẹ vào quyển sổ gia đình. Mẹ tôi là như thế!

Hạnh phúc của tôi là gia đình. Tôi không mơ ước gì, chỉ mong mình ăn học thành tài rồi chăm lo lại cho mẹ, như mẹ đã từng chăm sóc cho chúng tôi.

V.C.N

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trong lời mẹ hát | Thơ in sách giáo khoa và lời bình
Bài thơ Trong lời mẹ hát được đưa vào giảng dạy ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8
Xem thêm
“Một ngày từ bên trong” - Tác phẩm đạt giải thưởng của cô gái 16 tuổi
Tập thơ “Một ngày từ bên trong” của tác giả trẻ Trần Phú Minh Anh, bút danh Minh Anh sinh năm 2007 được trao Giải A của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2023. Tập thơ được bán với giá 200 ngàn đồng.
Xem thêm
Sơ - Lốc - Hôm mặc váy - Truyện ngắn Võ Chí Nhất
Hắn giật thót người khi nghe tiếng con Shushi sủa váng lên khiến bà già chủ nhà lên tiếng nhắc chó cưng rồi rời bàn viết.
Xem thêm
Chùm thơ Bùi Xuân Mẫn
Nhận thấy mình tin chắc thế nàovề một chuyện duy nhấtmà không thể chứng minhLập lòe sáng tối do ánh lửa
Xem thêm
Giới thiệu chân dung thơ Phạm Tiến Triều
Người cầm bút phải có sứ mệnh mang văn hóa của dân tộc mình đến với mọi người. Bởi xét đến cùng, cội rễ của thơ ca phải xuất phát từ ngọn nguồn văn hóa của dân tộc mình sinh ra. Dòng chảy ấy là bất tận. Nhà thơ phải biết hòa điệu giữa dòng chảy văn hóa dân tộc với điệu hồn cảm xúc của cá nhân mình. – Quan niệm văn chương Phạm Tiến Triều
Xem thêm
Đừng xem đó là bẫy – Truyện ngắn Võ Chí Nhất
Anh chàng cẩn thận ngồi vào bàn và nhìn bà Lan Chi với ánh mắt biết ơn khi bà mang khay bánh rán vàng ruộm chầm chậm bước về phía mình. Anh ta xoa cái bụng bí đau sau lớp vải áo sơ mi mới toanh, ra vẻ thèm ăn để làm bà vui vì sắp được thưởng thức hương vị bánh rán mới mà bà cất công làm từ sáng sớm.
Xem thêm
Cuộc điện thoại bất ngờ - Truyện ngắn Hoàng Thị Hiền
Sau tiếng trống báo hiệu vào tiết học, tôi cho đôi mắt được tự do quan sát khắp sân trường, nhà để xe, con đường tấp nập ngoài cánh cổng sắt…
Xem thêm
Thơ Trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI - Những tìm tòi và thử nghiệm
Đặt vấn đề thơ Trẻ trong 20 năm đầu thế kỷ XX
Xem thêm
Nước mắt mùa đông – Tản văn của Đặng Thùy Tiên
Mùa đông ở miền núi Tây Bắc, cái rét không ngòn ngọt như mạn Đông Bắc mà mằn mặn đanh đanh. Cây cối vào mùa đông chịu cái rét thấu, sáng sớm sương muối tích tụ từ đêm giữ lại cái rét trong những hạt trắng nhỏ li ti, treo mình trên từng tán lá, ngọn cỏ, cành cây. Sương muối không bỏ qua cái ngóc ngách nào của rừng núi, kể từ cái mạng nhện, những sợi tơ mỏng manh bình thường lẫn vào với không khí chẳng thấy đâu, vậy mà lúc này bị sương muối làm cho lộ diện hoàn toàn cả cấu trúc của mình.
Xem thêm
Bể dâu lành lặn | Chùm thơ của Mạc Tường Vi
Lặng lòng mắt ước xăm xaBể dâu lành lặn người ta phương nào
Xem thêm
Thơ Cỏ Ba Lá
Chiều bắt dế ven đê cùng lũ bạnTiếng sáo diều thủng thẳng ở lưng trâuĐôi chân trần làn da cháy đen nâuPhong phanh áo mưa ngâu trời trở gió
Xem thêm
Cảm thức nguồn cội trong ‘Chín nhánh da vàng’ của Khét
Văn học không chỉ phản ánh mà còn đồng hành và kiến tạo cuộc sống. Chính vì thế, những dòng chảy văn học luôn được nuôi dưỡng, tiếp nối và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi người nghệ sĩ tài năng sẽ ghi lại dấu ấn trong lòng độc giả bằng những con đường khác nhau, tùy thuộc vào thời đại, xã hội mà họ sống trải. Thuộc thế hệ thứ ba trong lớp những nhà văn, nhà thơ trẻ ở đô thị miền Nam như: Phong Việt, Anh Khang, Phương Huyền, Trần Phi Long, Nguyễn Trần Thiên Lộc, Vũ Văn Song Toàn, Lê Thùy Vân… Khét (Trần Đức Tín) là một gương mặt quen thuộc trên nhiều diễn đàn mạng và tạp chí Văn học từ địa phương đến trung ương. Anh để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi một bút lực dồi dào, sung sức và một hồn thơ chân chất, mộc mạc, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống đương đại. Điều này thể hiện rõ nét qua ba tập thơ đã xuất bản trong ba năm liên tiếp: Rồi mình cũng xa lạ nhau (2018), Mình mắc cạn vào nhau (2020), Ở đậu trong nhau (giải thưởng Hội nhà văn Tp. Hồ Chí Minh 2021). Tập thơ mới nhất của anh Chín nhánh da vàng (2022) đã cho thấy một hình ảnh Khét trầm tĩnh, suy tư sâu sắc hơn với cảm thức ý hướng về nguồn cội mạnh mẽ xuyên suốt cả tập thơ.
Xem thêm
Chùm thơ Trương Mỹ Ngọc
“Nếu ác quỷ không có trên đời, cái ác biết đổ cho ai?// Loài người văn minh chưa từng nhận đã đốt rừng/ Chưa từng nhận đã tàn sát chó mèo, cỏ cây, muông thú// Nhiều người thậm chí ra tay với cả đồng loại của mình/ Loài người ngợi ca sự văn minh/ Nhưng lại thỏa hiệp với những con “người” trong lòng có quỷ…”
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Võ Chí Nhất
Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất hiện nay vẫn là hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà văn TP.HCM.
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Nguyễn Trần Khải Duy
Nhà thơ trẻ Nguyễn Trần Khải Duy sinh năm 1995 tại Bình Định.
Xem thêm
Đại biểu nhà văn trẻ: Nguyễn Đình Minh Khuê
Chạm vào cái thực - tiểu luận của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Minh Khuê.
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Trần Đức Tín
Nhà thơ trẻ Trần Đức Tín là một trong 22 đại biểu TPHCM tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng ngày 18-19/6.
Xem thêm
Nhà văn trẻ Nguyễn Anh Nhật
Nhà văn trẻ Nguyễn Anh Nhật sinh năm 2000
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Trương Mỹ Ngọc
Hiện nay, Trương Mỹ Ngọc làm biên tập viên truyền hình tại TP.HCM.
Xem thêm