TIN TỨC
  • Thơ
  • Miền Tây thương nhớ | Chùm thơ Nguyễn An Bình

Miền Tây thương nhớ | Chùm thơ Nguyễn An Bình

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-31 12:48:44
mail facebook google pos stwis
1840 lượt xem

NGUYỄN AN BÌNH


VỀ ĐẤT MŨI

 

Về đây

Cuối đất cùng trời

Nghe rừng đước mặn hát lời phù sa

Rạt rào ngọn sóng khơi xa

Nhìn triều Cái Lớn chan hòa biển khơi.

 

Anh về

Sông Đốc Đầm Dơi

Thương em nhớ mãi những lời tình ca

Hương tràm theo gió biển xa

Tóc em thơm ngát mùa hoa tự tình.

 

Về đây

Đón ánh bình minh

Xem rừng lấn biển hồi sinh bạt ngàn

Mặn mòi con gái Năm Căn

Rượu cay Đất Mũi còn nồng tình anh.

 

Anh về

Cái Nước Viên An

Rưng rưng cột mốc biên cương cuối trời

Nhìn thuyền rẽ sóng ra khơi

Nắng lên còn đọng tiếng cười của em.
 

 

CHIỀU Ở U MINH THƯỢNG*

 

Theo em về Miệt Thứ

Thơm bát ngát bông tràm

Bay trong chiều tỉnh lặng

Mật dậy bao mùi hương.

 

Ven rừng nhành hoa dại

Nở lẻ loi bên đường

Lung linh làn gió biếc

Tím sắc màu tà dương.

 

Trèo lên chồi canh lửa

Bèo thẳm hồ Hoa Mai

Vốc nước tràm đỏ ối

Chợt mát lạnh bàn tay.

 

Cá đớp trong trảng cỏ

Nghe chim hót gọi bầy

Em cười men rượu ngọt

 Sao thấy lòng đắm say.

 

Chiều ở U Minh Thượng

Đàn khỉ ra đón đường

Giật mình nghe tiếng hú

Đầy trời một màu sương.
 

*U Minh Thượng: Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.

 

MƯA TRÊN ĐỈNH THIÊN CẤM SƠN*

 

Đỉnh trời ôm mây đầu núi

Hồ gương lấp lánh mặt người

Lung linh mấy tầng bảo tháp

Nhịp cầu uốn lượn đỏ tươi.

 

Bạt ngàn non xanh nước biếc

Trải dài muôn dặm Thất Sơn

Hồn nhiên vô ưu dáng Phật

Nhởn nhơ đàn cá phóng sinh.

 

Bâng khuâng tìm trong bóng núi

Hài tiên đâu chốn hồng trần

Lủng sâu muôn đời cô độc

Điện vàng trầm mặc gió sương.

 

Ai vẽ chân dung mưa núi

Bỗng dưng rào rạt vô chừng

Nước reo tràn như thác đổ

Kinh chùa chưa dứt hồi chuông.

 

Vồ cao phủ đầy sương trắng

Mông lung một cỏi biên thùy

Ta đứng giữa trời u tịch

Đường về thăm thẳm trăng soi.
 

(*) Thiên Cm Sơn : còn có tên là Núi Cấm, thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang là ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn.

 

ĐÊM VĨNH THUẬN NGHE EM HÁT VỌNG CỔ

*Tặng cô giáo Hoàng Kim Oanh

 

Đêm Vĩnh Thuận nghe em hát bài vọng cổ

Mắt rưng rưng tìm một thuở thanh xuân

Nhớ mái trường nơi cùng trời cuối đất

Gió tạt mưa lùa sao vẫn ngập tình thương.

 

Đám học trò nghèo áo sờn chân đất

Đường đến trường bùn nhão bệt đôi chân

Em xa  xứ mang tình yêu cô giáo trẻ

Ươm chồi non từng thân đước xanh rừng.

 

Nghe em kể chuyện xưa thời đi dạy

Đất nước mình đâu chẳng phải quê hương

Mười mấy năm nơi đồng chua nước mặn

Không ngớt tiếng cười khi nắng chiều buông.

 

Từng lớp học trò như chim rời tổ

Bay muôn phương lòng vẫn nhớ nơi nầy

Có đứa lên ông có cô thành bà ngoại

Gặp lại em rồi vẫn ríu rít niềm vui.

 

Năm tháng ấy không tiếc mình đánh mất

Mái trường xưa mãi thơm ngát hương tràm

Dòng sông Trẹm giữ tình em xanh mãi

Yêu cuộc đời dù qua tuổi thanh xuân .

 

Nghe em hát dù chưa tròn bài vọng cổ

Mắt học trò xưa  đã ướt mi rồi

Thương cô giáo  mấy mươi năm gặp lại

Nặng nghĩa tình ngọt sông nước đầy vơi.


MỘT THOÁNG HƯƠNG TRÀM

*Tặng anh Trịnh Bửu Hoài và anh Đỗ Phu trong một lần ghé rừng tràm Trà Sư.

 

Đi bên em dưới hàng cây thốt nốt

Đường Trà Sư Tây rực rỡ nắng vàng

Hoa mùa nầy nở những chùm trắng muốt

Tỏa hương bay ngan ngát suốt rừng tràm.

 

Vạt bèo tấm kết thảm nhung xanh mướt

Anh ngỡ mình lạc xứ sở thần tiên

Em gái ơi nhẹ tay chèo khua nước

Để hương rừng đọng mãi ở trong tim.

 

Tiếng cá quẩy ngỡ nhịp rừng đang thở

 Để bông tràm neo sợi tóc em thơm

“Con đường nước” trong xanh mùa nước nổi

Dòng sông bèo chợt mát lạnh tay thon.

 

Phút tĩnh lặng nhìn hoàng hôn đổ xuống

Một màu chiều đợi giây phút bình yên

Vạt rừng vắng cò bay về rợp bóng

Phải nơi nầy thánh địa các loài chim?

 

Người ta nói đất lành chim về đậu

Trà Sư xanh  ngan ngát cỏi biên thùy

Em đến một lần tình anh để lại

Cho hương tràm vương vấn bước người đi.
 

*Rừng tràm Trà Sư: khu du lịch sinh thái nổi tiếng thuộc xã Văn Giáo, huyện Tinh Biên tỉnh An Giang.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chùm thơ viết về đất nước Palestine – Kỳ 2
Chùm thơ do nhà thơ Hữu Việt – điều phối viên Phong trào thơ thế giới tại Việt Nam tổ chức.
Xem thêm
Chùm thơ viết về đất nước Palestine – Kỳ 1
Chùm thơ của Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa
Xem thêm
Chùm thơ của tác giả trẻ Phan Thành Đạt
Anh chỉ cười: có khi chữ còn nuôi được linh hồnCó khi chữ là dây thừng, kéo mình lên khỏi đáyCũng có khi là dao, khứa chính mình ra máu tươi.
Xem thêm
Trần Ngọc Phượng và những khúc trữ tình
Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ba bài thơ mới của ông: Ngòi bút, Giọt nắng cuối chiều và Bồng bềnh.
Xem thêm
Con cò và những câu chuyện nhỏ - Chùm thơ Trần Hà Yên
Chùm thơ gồm các bài Cô kể bé nghe, Con Cò be bé, Du lịch biển, Lời cô dặn, Sáng mùa hè... thể hiện sự am hiểu tâm lý trẻ thơ cùng khả năng truyền tải nhẹ nhàng những thông điệp giáo dục mang tính định hướng nhân cách.
Xem thêm
Hương thơ thiếu nhi từ Trại sáng tác Nam Đàn
Chùm thơ đăng Văn nghệ Công an và Nghệ An Cuối Tuần.
Xem thêm
Sông Lam số tháng 5/2025 - Nén tâm hương dâng Bác
Chùm thơ đăng tạp chí Sông Lam số tháng 5/2025
Xem thêm
Từ dấu chân chiến binh đến sợi tóc thời gian - Chùm thơ Trần Ngọc Phượng
Chùm thơ là sự đan xen giữa ký ức chiến binh, nỗi nhớ quê hương và những cảm xúc đời thường nhẹ nhàng, dung dị.
Xem thêm
Lời tự tình giữa Thực & Mơ của Xuân Lộc
Giữa Thực & Mơ là tập thơ đánh dấu một hành trình tâm hồn đầy rung động của tác giả Xuân Lộc – nơi thực tại và mộng tưởng không đối lập mà hòa quyện, soi chiếu lẫn nhau.
Xem thêm
Sen nở trong thơ – lòng người dâng Bác
Chùm thơ của Hà Thiên Sơn, Dương Xuân Linh, Ngọc Vân và Quảng Huệ
Xem thêm
Bác Hồ vẫn vào miền Nam đấy chứ - Thơ Hải Như
Bài thơ của Hải Như là bản hùng ca trữ tình viết về giây phút huyền diệu khi Bác hiện về trong tim đồng bào – giữa tiếng khóc nghẹn ngào, những vòng tay ôm chặt, và cờ đỏ rực trời.
Xem thêm
Những mùa hoa nằm lại – Chùm thơ Hà Thiên Sơn
Chùm thơ của Hà Thiên Sơn là tiếng lòng thổn thức trước những mất mát, hy sinh và ký ức khắc khoải của một thời đạn lửa.
Xem thêm