TIN TỨC

Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-04 16:50:02
mail facebook google pos stwis
975 lượt xem

Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…

Thu Việt Nam không có màu vàng rực rỡ như trong tranh của danh họa Levitan ở phía trời Nga, và cũng không có cái lạnh như dùi nhọn chích cành cây ở phía bắc Trung Quốc, Mông Cổ. Thu Việt Nam chỉ có gió heo may nhè nhẹ đủ làm phất phơ ngọn cỏ và cành trúc la đà. Và thoang thoảng đâu đây trong không gian sâu lắng có hương cốm gói trong lá sen thơm dịu, thanh tao:

Chớm vào thu cốm đã thơm

  Lá sen ơi, gói nỗi buồn hộ anh

(Trương Nam Hương)

Vòm trời thu cao hơn, rộng hơn và xanh hơn. Mặt nước các hồ ao, sông ngòi phẳng lặng, trong văn vắt, phủ một làn sương mỏng như khói vào mỗi buổi ban mai.

Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát. Thiên nhiên hào phóng, ban tặng ánh trăng rằm tháng Tám như dát vàng, dát bạc lên trời mây, sông nước, muôn loài. Tháng Tám mùa thu cũng là tháng giữa hè, các cô cậu học trò tha hồ đùa dỡn cùng sông rạch, cỏ cây, dế mèn, dế chũi…

Trong mắt các nhà thơ lãng mạn một thời, thu hiện lên lung linh với muôn sắc màu và tâm trạng. Lưu Trọng Lư thấy trăng thu mờ thổn thức cùng con nai vàng ngơ ngác/ đạp trên lá vàng khô, Xuân Diệu nhìn Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang mà thấy trời thu Với aó mơ phai dệt lá vàng. Bích Khê ngạc nhiên và than thở cùng Tì bà khi thu vừa chớm: Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông. Biết bao nhà thơ của phong trào Thơ mới trước CMT8 chỉ biết nhặt lá vàng hoặc như con nai bị chiều đánh lưới/ chẳng biết đi đâu đứng sầu bóng tối (Khi chiều giăng lưới– Xuân Diệu).

Sau CMT8, Huy Cận đã thấy một Chiều thu quê hương rộn rã và tràn đầy màu sắc:

Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá

  Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ

  Tiếng lao xao như ai ngã nón chào

  Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao.

Nhưng không gì vui và đẹp bằng trong mắt mỗi người dân Việt Nam là ngày Thu 19/8 và Quốc khánh 2/9/1945. Khắp các hang cùng ngõ vắng đều rầm rập bước chân Cùng nhau đi hùng binh của đủ mọi lớp người hát vang lời ca: Diệt phát xít, cướp thóc lúa, giết bầy chó đê hèn của chúng. Tiến lên nền dân chủ cộng hòa, giành lại áo cơm tự do, dưới lá cờ đỏ ánh vàng sao… (Nguyễn Đình Thi). Trong tim mỗi người như có con chim hót và ngực nở căng hít thở khí trời thu Tự do – Độc lập:

Ngực lép bốn ngàn năm, trưa nay cơn gió mạnh

  Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời

(Huế tháng Tám – Tố Hữu)

Mùa thu tháng Tám năm 1945 ghi một dấu son chói lọi vào sử vàng dân tộc. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình- Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Dưới nắng thu vàng rực rỡ, hơn nửa triệu con tim như nín thở nghe những lời tuyên bố hào hùng của Người – lời thiêng của sông núi: Pháp chạy! Nhật hàng! Vua Bảo Đại thoái vị! Và lá cờ đỏ sao vàng tung bay kiêu hãnh cùng Tiến quân ca:

Tiến quân ca như sóng vỗ bên lòng

Dào dạt mãi tiếng của dòng máu trẻ.

(Xuân Diệu)

Ai cũng nhìn đời bằng đôi mắt xanh non để  chào đón Ngọn quốc kỳ và mừng Hội nghị non sông, mừng mùa thu Độc lập đầu tiên của dân tộc. Một mùa xuân bất tuyệt của muôn xuân đã hé mở  từ những ngày thu tháng Tám:

Xuân nước Việt khởi một ngày tháng Tám

 Triều nhân dân lên với sóng Hồng Hà

(Xuân Diệu)

Trời đất đã vào thu cùng  tình yêu đôi lứa:

Đất trời hồi hộp cùng anh

  Có em về nữa là thành mùa thu

(Đợi thu về – Bế Kiến Quốc)

Tháng Tám mùa thu, tháng Tám lịch sử! Tháng Tám của những ngày xưa vọng nói về (Nguyễn Đình Thi). Và tháng Tám hôm nay, cả dân tộc đang phi nhanh trên cỗ xe thiên lý mã, làm nên bao điều kì tích của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới chiếc đũa thần kỳ diệu của Đảng kính yêu, và theo con đường mà Bác đã chọn cho dân tộc từ cách mạng mùa thu 1945.

Những ngày thu tháng Tám ở phương Nam ấm áp, nắng trải vàng trên những miệt vườn xanh mướt xum xuê, trên những kinh rạch chứa đầy tôm cá. Thu về ở đất trời phương Nam không rõ lắm như ở phương Bắc. Cây cối ở đây chẳng úa vàng, rụng lá, chẳng bao giờ trơ trụi, khẳng khiu cành như một gọng vó, mà vẫn xanh tươi mượt mà cùng hai mùa mưa nắng. Những sân chim, vườn cò Bằng Lăng (Thốt Nốt), Tràm chim Tam Nông (Đồng Tháp), sân chim Bạc Liêu, Cà Mau… vẫn nườm nượp những cánh cò mỗi khi chiều về. Chúng nhảy múa và hát vang bản hợp xướng bất tận. Chúng chẳng phải thiên di như những đàn chim phương Bắc. Đâu đây trong gió thu phương Nam tôi lắng nghe bước đi của lịch sử cha ông, lắng nghe hồn thiêng sông núi của CMT8 vọng về, và mở lòng rạo rực  hoài niệm biết bao điều về đất trời, thời đại, con người của mùa thu tháng Tám:

Mùa thu cách mạng công nông

 Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao.

(Tố Hữu)

 

                                                                                            L.X

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm