TIN TỨC
  • Nhà văn trẻ
  • Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình – Truyện ngắn của Võ Chí Nhất

Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình – Truyện ngắn của Võ Chí Nhất

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2021-08-08 17:55:54
mail facebook google pos stwis
1218 lượt xem

Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu Quận thì Mẫn “lãng tử” có bấy nhiêu cái tên. Điều ấy đòi hỏi một trí nhớ tốt, vì người ta nhẵn mặt gã trên báo với những “chiến tích” lừa đảo và trộm cắp. Xui xẻo cho gã là cả gan đội lốt phóng viên một tờ báo Công an tìm đến tư thất nhà văn Lan Chi để nhận bài viết “Chiến công thầm lặng của những người khoác bộ quân phục xanh lá mạ”. Bà nhà văn già trước khi viết bài đã sốt sắng gọi về tòa soạn báo để hỏi thăm và thế là sau khi chôm chiếc nhẫn đính kim cương 4 karat của bà, Mẫn “lãng tử” được cảnh sát chờ sẵn để mời đi “nghỉ dưỡng”… Nhưng nhà tù chỉ giữ chân Mẫn chứ không thay đổi được gã, hết hạn thì cũng phải thả ra thôi.

Mẫn mới ra tù, điều đó làm gã sung sướng như chim sổ lồng. Rồi thì các “chiến tích” đánh dấu sự trở lại của con chim đó là những vụ trộm liên tục xảy ra ở các quận trung tâm thành phố trong khi két sắt không bị suy chuyển gì. Công an phường có mặt ngay sau đó để lập hồ sơ ban đầu.

Đội Hình sự có một cuộc họp gấp. Đội trưởng thông báo sơ bộ tình hình an ninh trật tự của quận trong tuần qua. Tâm điểm là những vụ trộm xảy ra gần đây.  Chi tiết “két sắt không bị phá trong các vụ trộm này” chẳng thể qua mắt được Hà “ớt”, một tay hình sự số má. Chị khẳng định đó là tác phẩm của tên Mẫn “lãng tử” vừa được đặc xá vào dịp lễ Quốc Khánh vừa qua. Bởi chị còn lạ gì thủ đoạn của hắn nữa. Tập hồ sơ của hắn còn đây, lời khai của hắn chưa khô mực. Chị đã xem đi xem lại rất nhiều lần. Bây giờ thì sẽ không có bất kỳ sự khoan hồng nào cho kẻ gieo rắc nỗi lo lắng cho những công dân vô tội ở thành phố mang tên Bác. Sẽ không lần nào nữa. Chị bắt đầu hướng điều tra về phía Mẫn “lãng tử” bằng tất cả kinh nghiệm của một “thợ săn” có nghề.

2. Khi đã xác định được đối tượng nghi vấn, chị phải nghiên cứu kỹ hồ sơ rồi tiến hành xác minh, sàng lọc nguồn tin, tìm hiểu những nét tính cách của đối tượng để lên phương án trình chỉ huy duyệt mới hành động. Sau khi tìm ra nơi đối tượng đang lẩn trốn là một chuyến công tác dài ngày bắt đầu. Cơ sở bí mật của chị thấy Mẫn “lãng tử” xuất hiện ở gần chợ Vĩnh Viễn. Ở đây, người ta nghe gã tự xưng là Rô, một bác sĩ chuyên trị bệnh tự kỷ. Danh tiếng của vị bác sĩ này được công nhận khi trị dứt chứng tự kỷ cho hai đứa trẻ ở Quận 1 và Quận 3. Nhưng một bác sĩ giỏi như thế lại xuất hiện ở những địa chỉ chuyên tiêu thụ hàng “chôm” ở Sài Gòn thì thật đáng ngờ. Chị được biết, gã làm ăn rất mát tay, giao du rộng vì thế để thu thập thông tin về gã là không khó. Chỉ cần có manh mối của đối tượng thì cho dù cách nửa vòng trái đất chị cũng sẽ tìm đến. Hà “ớt” bắt đầu thu thập tin tức từ quầy hàng này, đến quầy nọ, lại sang quầy kia trong sự im lặng cố hữu. Cung cách làm việc của chị luôn thế. Sự im lặng kích thích trí óc khi nghĩ về một mánh lới nào đó sắp được phơi bày của tên tội phạm ma mãnh mà chị đang theo dấu.

Nhưng, Hà đã mất dấu bác sĩ Rô ngay tại đây. Chị phải báo ngay cho cấp trên chỉ đạo anh em tổ hình sự hỗ trợ xác minh bằng được. Vừa qua ANTV có quay một phóng sự về họa sĩ Nguyễn Thành. Qua mô tả của người bị hại ông có thể vẽ lại chân dung đối tượng giúp cơ quan chức năng khám phá hàng chục vụ trọng án. Trong đó có những bức vẽ giống đối tượng đến 90%. Chị nghĩ mình phải đi gặp họa sĩ Nguyễn Thành một chuyến.

Một ngày đẹp trời, trong khi bác sĩ Rô đang ngắm những cặp mông gợi tình ở bãi Sao – Phú Quốc thì gã nhận được thư cầu cứu của một nhà họa sĩ. Ông tên Thành – một danh họa mắc bệnh tự kỷ.

“Bác sĩ Rô thân mến,

Thật lấy làm tiếc khi tôi phải buộc mình ngồi vào bàn viết cho ông lá thư này. Tôi biết ông là Hoa Đà tái thế, ông có khả năng trị dứt chứng bệnh tự kỷ của tôi. Ông hãy rủ lòng thương xót cho người họa sĩ hết lòng vì nghệ thuật như tôi, còn nếu ông không nhận lời thì coi như ông rủ lòng thương xót cho một đồng loại mắc bệnh nan y. Tôi đồng ý chi bao nhiêu cũng được miễn ông có thể trị dứt chứng bệnh quái ác này.

Tôi sẽ đợi ông tại phố X vào 15 giờ chiều nhé!  

Chân thành biết ơn Bác sĩ,

Hoạ sĩ Thành”

Sau bữa trưa, bác sĩ Rô phải cấp tốc đến địa chỉ ghi trong thư để tìm ông họa sĩ đáng thương. Vậy là một mối quan hệ mới nảy mầm, một mối quan hệ mang đến món hời béo bở khó lòng từ chối.

Mặc dù đã cắt được cái đuôi là tay cảnh sát già nghề nhưng Rô phải cẩn thận, gã biết phải làm gì. Cái thời chân ướt chân ráo vào nghề đã qua lâu rồi. Những mánh lới của cảnh sát gã còn lạ gì. Tung vài tin giả là có thể đánh lạc hướng họ ngay. Gã được biết, ngoài chứng tự kỷ ra, họa sĩ Thành còn là một người độc thân và sống một mình trong một căn gác xép tối hù ở phố X. Ông ta bén duyên hội họa như một liệu pháp điều trị chứng bệnh tự kỷ của mình. Nhưng, chứng bệnh ấy vẫn không hề thuyên giảm và còn “đẻ” thêm nhiều chứng khác nữa. Khác với bọn trẻ, bác sĩ chỉ cần giở vài “tuyệt chiêu” là chúng ngoan ngoãn ngay. Còn tiếp xúc với một lão già cốc đế thật lắm chuyện, nhưng vì món thù lao hậu hĩnh nên bác sĩ đành chấp nhận. Và khi thấy lợi thì gã không phải là Rô nữa, mà là Mẫn “lãng tử”. Nghệ sĩ nào mà lại chẳng có hai cái tôi song hành tồn tại trong mình.

Bác sĩ Rô tìm đến địa chỉ ghi trong thư nhưng không thấy ông họa sĩ đáng thương đón tiếp. Ông ta cho rằng bác sĩ nhầm ông với ai đó. Ông không hề yêu cầu một bác sĩ nào chữa bệnh cho mình cả. Bác sĩ Rô “hời ơi” trong một dáng vẻ khôi hài sâu sắc. Rồi một nụ cười bừng lên. Gã cười cho sự nhẹ dạ của mình. Và nụ cười ấy khiến gã mường tượng về điều gì đấy, có thể là một sự lĩnh hội, có thể là một biểu hiện của căn bệnh khiến cho bác sĩ tìm đến đây. Bác sĩ tắc lưỡi.

– Bệnh của ông nặng thật. Đã tự kỷ lại còn mất trí, thật đáng thương!

Họa sĩ díu mày. Đôi mắt trắng dã của ông dán chặt vào bác sĩ, không ngạc nhiên cũng chẳng biểu lộ gì. Cứ như bác sĩ đang làm mẫu cho một bức chân dung còn dang dở mà người nghệ sĩ xếp trên kệ kia. Để thổi bay sự nghi ngờ trong mắt họa sĩ, bác sĩ Rô loay hoay với cái túi xách đựng đồ nghề của mình tìm lá thư đã khiến gã tốn hai trăm ngàn tiền taxi đến đây, và có thể sẽ tốn hai trăm ngàn nữa để quay về nơi bắt đầu, nếu như ông họa sĩ tự kỷ kia phủ nhận quyền ở hữu lá thư này: “Đây này, ông nội”.

Họa sĩ Thành chộp lấy lá thư, soi từng dòng trước sự hồi hộp không thèm che giấu. Rồi trong một khoảnh khắc, ông chìm trong mớ cảm xúc bồng bột đã thôi thúc ông soạn lá thư đó. Cái tăm xỉa răng sẽ chĩa vào nứu răng bác sĩ, nếu câu trả lời của họa sĩ là không. Nhưng không, ông nhảy dựng lên…

– Đúng là nét chữ của tôi…

Bác sĩ Rô tặc lưỡi, lắc đầu nguầy nguậy:

– Tôi xin nhắc lại là ông bệnh rất nặng. Đây là ca nặng nhất từ khi hành nghề y tôi gặp phải. Nếu không sớm bắt đầu chương trình điều trị nghiêm túc thì e là…

Thế rồi ông họa sĩ vứt lá thư, chộp lấy bàn tay xương xẩu của bác sĩ, ra vẻ cầu xin. Thấy bệnh nhân bi lụy thế, bác sĩ không động lòng sao được. Số mệnh trớ trêu luôn mang đến cho anh những ca khó lòng mà từ chối được. Anh bắt đầu công việc của mình bằng câu hỏi quen thuộc “Ông mắc chứng bệnh này bao lâu rồi?”

Họa sĩ không thể nhớ nổi những việc đã xảy ra, ngay khi chuyện vừa mới xảy ra hôm qua thôi. Ông ta vừa nói vừa dùng sức xoa xoa thái dương, thể như ngoài hành động ấy ra, ông không còn cách nào để thổ lộ sự đau khổ của mình. Bác sĩ Rô giật phắt người dù trong bụng mừng thầm nữa. Vì dù sao ông họa sĩ cũng gây ra cho anh không ít phiền phức, nhưng nếu anh không tỏ chút thái độ thì thật không giống ai. Động thái như vậy để thấy là bác sĩ đã hiểu. Bây giờ bác sĩ sẽ trình bày chương trình can thiệp đối với chứng bệnh tự kỷ của họa sĩ. Bệnh tự kỷ và các rối nhiễu tâm lý khác ở mức độ nhẹ và trung bình sẽ được đề nghị một chương trình can thiệp từ một đến ba tháng… Chương trình này dựa trên các kỹ thuật có chọn lọc từ phương pháp can thiệp giáo dục trẻ tự kỷ “Teach me to talk”. Có vẻ bác sĩ đã đọc thuộc lòng một bài nghiên cứu về chứng tự kỷ ở trẻ em mới nói ro ro như vậy.

– Tôi hành y một cách chân chính và tôi không cho phép mình nhìn thấy đồng loại đau khổ mà không rủ lòng thương trong khi tôi có khả năng và dược liệu trị dứt căn bệnh của ông. Chứ không phải vì ít phút nữa tôi sẽ phải trả hai trăm ngàn tiền taxi mới đồng ý ở lại điều trị cho ông đâu nhé!

– Ôi – ông ta rền rĩ như người bị đau xương – Tôi sẽ trả cho bác sĩ thù lao hậu hĩ như trong thư đã biên, anh hãy giữ nó và xem đó là bằng chứng cho lần điều trị kế tiếp nếu chứng đãng trí không làm tôi nhận ra anh. Nếu bác sĩ trị dứt chứng tự kỷ của tôi trong thời gian ngắn nhất thì chắc chắn tôi sẽ mang ơn bác sĩ lắm.

– Được! Hiển nhiên là được.

Sau khi thực hành một loạt các phương pháp điều trị và kết thúc bằng một cái lọ đựng đầy viên nén đã xé nhãn hiệu, bác sĩ Rô mới an tâm ra về. Anh không dặn dò gì với một người đãng trí vì thế đồng nghĩa với việc ném đá xuống biển. Trước khi ra về, bác sĩ giương mắt nhìn những bức chân dung trên kệ. Điều trị cho một nhà họa sĩ mà không mang được bất cứ thứ gì mang dấu ấn nghệ thuật về thì thật tiếc. Rồi gã nhớ đến người mà ngay cả trong giấc ngủ vẫn ám ảnh mình nên vội hỏi:

– Ông có thể vẽ giúp cho tôi chân dung một cô bạn hay không?

Không suy nghĩ gì, họa sĩ đáp lời ngay:

– Được chứ! Nếu không vẽ thì tôi không biết phải tiêu pha 24 giờ một ngày như thế nào nữa. Hê, bác sĩ mô tả cho tôi những đặc điểm trên khuôn mặt người ấy.

– Dễ thôi. Mặt xương, mũi thẳng và một nối ruồi ở đuôi mắt trái. Cô ấy hay mặc áo sơ mi xanh và quần tây kéo tới ngực… Chắc ông đã hình dung ra rồi chứ? – Và Rô cũng không quên lời căn dặn của mình – Một tuần sau tôi đến điều trị cho ông và sẽ nhận bức tranh luôn nhé. Tôi có thể nhận năm triệu tiền thù lao cho buổi điều trị hôm nay không?

– Ôi… được chứ.

Ông họa sĩ kéo hộc tủ trên đầu giường rút cái ví.

– Sau khi tôi đi khỏi, hy vọng nhà họa sĩ không quẫn trí mà tự cắt tai(2) của mình nhé! Khà khà…

3. Một tuần sau, bác sĩ Rô quay lại phố X để hoàn thành việc chữa trị chứng tự kỷ kinh niên cho họa sĩ Thành. Như lần trước, ông ta tỏ ra đãng trí một cách ngớ ngẩn. Gã không biết có khi nào ông ta không vẽ tranh bằng cọ như mọi khi mà vẽ tranh bằng mắt như Leandro Granato(3) hay không nữa. Gã vừa đẩy cửa bước vào đã thấy người họa sĩ chăm chỉ đang dán mắt vào bức vẽ im lìm trên giá. Bước chân bác sĩ mềm nhũn rồi oằn xuống một cách nặng trĩu khi nhìn thấy bức tranh đó. Bác sĩ há hốc mồm ngạc nhiên khi nhận ra sự thật phũ phàng. Gã run như sốt rét, cái giỏ xách chứa đồ nghề rơi tự do xuống sàn nhà một cách vô ý. Cũng nhờ đó mà họa sĩ biết nhà có khách.

Gã hối hận khi mô tả đặc điểm của cô bạn thân với người bị bệnh đãng trí. Một cảm giác trơ trẽn chiếm lấy toàn bộ ý nghĩ của bác sĩ Rô. Bác sĩ áp hai tay lên thái dương, rống lên một cách oan nghiệt. Gã định hỏi: “Ông vẽ ai thế kia?” nhưng không mở lời được. Bởi bức vẽ nọ là tập hợp những đặc điểm khuôn mặt bác sĩ Rô. Quả đầu hói như ngọn đồi đơn côi sau bão, khuôn mặt xương, đôi mắt ti hí…

Thấy bác sĩ ngạc nhiên, họa sĩ giải thích:

– Bác sĩ thấy tôi vẽ có đẹp không? Có cần tôi nói cho ông biết người trong bức chân dung này là ai không?

Bác sĩ Rô nhìn bức chân dung mà lòng rộn lên như lần đầu nhìn thấy hoa văn trên đồng tiền Bitcoin mà một người tốt bụng nào đó đã ban tặng trong cơn túng bấn. Thứ hoa văn pha trộn giữa các trào lưu mạng và phong cách chạm khắc cổ xưa làm gã hoa mắt. Rô lấy tay này đấm vào tay kia thùm thụp.

Gã chưa kịp nói thì nhà họa sĩ tiếp lời:

– Có lẽ phải nhờ đến cán bộ Hà giải thích cho bác sĩ hiểu rồi!

Như một phát súng hiệu, chưa đầy ba giây, Hà “ớt” xuất hiện. Bất kỳ một người thợ săn nào trong trường hợp này cũng phải nhảy bổ tới vì cuối cùng con mồi cũng sa lưới. Mặc dù vậy, sự điềm tĩnh với chị trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không bao giờ thừa.

– Tao nên gọi mày là Mẫn “lãng tử” hay Rô “bác sĩ” đây? Cho dù có là ai đi nữa thì mày đã bị bắt rồi! – Chị nói tiếp – Mày đã gây ra tám vụ trộm và một vụ lừa đảo. Bức thư trong túi áo là bằng chứng, bây giờ thì hết đường chối cãi nghe con!

– Hóa ra là các người cùng chung một giuộc… – Rô vừa nói vừa cúi xuống xách giỏ đồ nghề giật lùi ra sau, thầm ước lượng khoảng cách từ cửa căn hộ ra hành lang…

– Mày đã sa bẫy rồi tao cũng không giấu làm gì. Tao tin rằng bác sĩ Rô sẽ không hành nghề ít nhất ba năm nữa. Lần này thì đúng ba năm chứ không có khoan hồng ngày nào đâu nhé. Mẫn “lãng tử” à, mày cần phải biết tường tận rằng họa sĩ Thành chẳng mắc bệnh gì và tao là người đã gửi bức thư đó. Và khi mày tới đây hỏi thì ông ta hoàn toàn không biết gì. Chính sự kiên trì thuyết phục điều trị của mày đã nhắc ông ấy nhớ lại chuyện tao nhờ là vẽ giùm chân dung một đối tượng tình nghi đang hành nghề bác sĩ tâm lý.

– Còn bức chân dung kia?

– Bác sĩ Rô đã quá tử tế khi yêu cầu họa sĩ vẽ chân dung của tao. Nhưng mày không hề hay biết họa sĩ Thành là người Công an không quân hàm, ông ta chuyên phác thảo chân dung nghi can để các nhà chức trách phá án. Ông ta đã không vẽ chân dung của tao qua mô tả của mày mà vẽ chân dung của bác sĩ Rô – kẻ lừa đảo. Sau đó ông ta gửi đến cho tao, và không ngoài dự đoán, bác sĩ Rô chính là Mẫn “lãng tử” mà tao đang truy lùng.

Giờ thì Rô đã hiểu mọi chuyện. Gã gượng cười:

– Đùa vậy đủ vui rồi. Chào quý vị!

Mẫn vọt nhanh ra hành lang thì đụng ngay hai trinh sát trực sẵn ở đó từ khi nào. Tiếng khoá tay vang lên cùng lời mời hóm hỉnh:

– Có show diễn dài ngày cho mày đó, nghệ sĩ sáng tạo à!

V.C.N

(1) Tác giả sáng tạo từ một câu nói của nhà văn, nhà thần học người Anh GK Chesterton: criminal is the creative artist, the detective only the critic. Tạm dịch: những tên tội phạm là nghệ sĩ sáng tạo, còn các thám tử chỉ là nhà phê bình.

(2) Ý nói danh họa Hà Lan – Van Gogh tự cắt tai trái của mình trong một cơn quẫn trí.

(3) Leandro Granato, họa sĩ người Argentina, người sáng tạo ra cách vẽ tranh độc đáo bằng

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Giữa đời may rủi” – Truyện ngắn Võ Đào Phương Trâm
Những phận đời ngơ ngác giữa con đường mênh mông, ngỡ mênh mông mà lại chật hẹp đến không còn khoảng trống để thở một tiếng thở nghe cho trọn vẹn. Mặt sóng vẫn lấp đầy, đẩy đưa chìm nổi, và người ta vẫn cứ đi, mộng mị đến rã rời!....
Xem thêm
Nàng Sói – Truyện ngắn của Anna Maria Stępień, Ba Lan.
Võ Chí Nhất dịch từ nguyên bản tiếng Anh,She Wolf của Anna Maria Stępień, Ba Lan.
Xem thêm
Trong lời mẹ hát | Thơ in sách giáo khoa và lời bình
Bài thơ Trong lời mẹ hát được đưa vào giảng dạy ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8
Xem thêm
“Một ngày từ bên trong” - Tác phẩm đạt giải thưởng của cô gái 16 tuổi
Tập thơ “Một ngày từ bên trong” của tác giả trẻ Trần Phú Minh Anh, bút danh Minh Anh sinh năm 2007 được trao Giải A của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2023. Tập thơ được bán với giá 200 ngàn đồng.
Xem thêm
Sơ - Lốc - Hôm mặc váy - Truyện ngắn Võ Chí Nhất
Hắn giật thót người khi nghe tiếng con Shushi sủa váng lên khiến bà già chủ nhà lên tiếng nhắc chó cưng rồi rời bàn viết.
Xem thêm
Chùm thơ Bùi Xuân Mẫn
Nhận thấy mình tin chắc thế nàovề một chuyện duy nhấtmà không thể chứng minhLập lòe sáng tối do ánh lửa
Xem thêm
Giới thiệu chân dung thơ Phạm Tiến Triều
Người cầm bút phải có sứ mệnh mang văn hóa của dân tộc mình đến với mọi người. Bởi xét đến cùng, cội rễ của thơ ca phải xuất phát từ ngọn nguồn văn hóa của dân tộc mình sinh ra. Dòng chảy ấy là bất tận. Nhà thơ phải biết hòa điệu giữa dòng chảy văn hóa dân tộc với điệu hồn cảm xúc của cá nhân mình. – Quan niệm văn chương Phạm Tiến Triều
Xem thêm
Đừng xem đó là bẫy – Truyện ngắn Võ Chí Nhất
Anh chàng cẩn thận ngồi vào bàn và nhìn bà Lan Chi với ánh mắt biết ơn khi bà mang khay bánh rán vàng ruộm chầm chậm bước về phía mình. Anh ta xoa cái bụng bí đau sau lớp vải áo sơ mi mới toanh, ra vẻ thèm ăn để làm bà vui vì sắp được thưởng thức hương vị bánh rán mới mà bà cất công làm từ sáng sớm.
Xem thêm
Cuộc điện thoại bất ngờ - Truyện ngắn Hoàng Thị Hiền
Sau tiếng trống báo hiệu vào tiết học, tôi cho đôi mắt được tự do quan sát khắp sân trường, nhà để xe, con đường tấp nập ngoài cánh cổng sắt…
Xem thêm
Thơ Trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI - Những tìm tòi và thử nghiệm
Đặt vấn đề thơ Trẻ trong 20 năm đầu thế kỷ XX
Xem thêm
Nước mắt mùa đông – Tản văn của Đặng Thùy Tiên
Mùa đông ở miền núi Tây Bắc, cái rét không ngòn ngọt như mạn Đông Bắc mà mằn mặn đanh đanh. Cây cối vào mùa đông chịu cái rét thấu, sáng sớm sương muối tích tụ từ đêm giữ lại cái rét trong những hạt trắng nhỏ li ti, treo mình trên từng tán lá, ngọn cỏ, cành cây. Sương muối không bỏ qua cái ngóc ngách nào của rừng núi, kể từ cái mạng nhện, những sợi tơ mỏng manh bình thường lẫn vào với không khí chẳng thấy đâu, vậy mà lúc này bị sương muối làm cho lộ diện hoàn toàn cả cấu trúc của mình.
Xem thêm
Bể dâu lành lặn | Chùm thơ của Mạc Tường Vi
Lặng lòng mắt ước xăm xaBể dâu lành lặn người ta phương nào
Xem thêm
Thơ Cỏ Ba Lá
Chiều bắt dế ven đê cùng lũ bạnTiếng sáo diều thủng thẳng ở lưng trâuĐôi chân trần làn da cháy đen nâuPhong phanh áo mưa ngâu trời trở gió
Xem thêm
Cảm thức nguồn cội trong ‘Chín nhánh da vàng’ của Khét
Văn học không chỉ phản ánh mà còn đồng hành và kiến tạo cuộc sống. Chính vì thế, những dòng chảy văn học luôn được nuôi dưỡng, tiếp nối và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi người nghệ sĩ tài năng sẽ ghi lại dấu ấn trong lòng độc giả bằng những con đường khác nhau, tùy thuộc vào thời đại, xã hội mà họ sống trải. Thuộc thế hệ thứ ba trong lớp những nhà văn, nhà thơ trẻ ở đô thị miền Nam như: Phong Việt, Anh Khang, Phương Huyền, Trần Phi Long, Nguyễn Trần Thiên Lộc, Vũ Văn Song Toàn, Lê Thùy Vân… Khét (Trần Đức Tín) là một gương mặt quen thuộc trên nhiều diễn đàn mạng và tạp chí Văn học từ địa phương đến trung ương. Anh để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi một bút lực dồi dào, sung sức và một hồn thơ chân chất, mộc mạc, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống đương đại. Điều này thể hiện rõ nét qua ba tập thơ đã xuất bản trong ba năm liên tiếp: Rồi mình cũng xa lạ nhau (2018), Mình mắc cạn vào nhau (2020), Ở đậu trong nhau (giải thưởng Hội nhà văn Tp. Hồ Chí Minh 2021). Tập thơ mới nhất của anh Chín nhánh da vàng (2022) đã cho thấy một hình ảnh Khét trầm tĩnh, suy tư sâu sắc hơn với cảm thức ý hướng về nguồn cội mạnh mẽ xuyên suốt cả tập thơ.
Xem thêm
Chùm thơ Trương Mỹ Ngọc
“Nếu ác quỷ không có trên đời, cái ác biết đổ cho ai?// Loài người văn minh chưa từng nhận đã đốt rừng/ Chưa từng nhận đã tàn sát chó mèo, cỏ cây, muông thú// Nhiều người thậm chí ra tay với cả đồng loại của mình/ Loài người ngợi ca sự văn minh/ Nhưng lại thỏa hiệp với những con “người” trong lòng có quỷ…”
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Võ Chí Nhất
Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất hiện nay vẫn là hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà văn TP.HCM.
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Nguyễn Trần Khải Duy
Nhà thơ trẻ Nguyễn Trần Khải Duy sinh năm 1995 tại Bình Định.
Xem thêm
Đại biểu nhà văn trẻ: Nguyễn Đình Minh Khuê
Chạm vào cái thực - tiểu luận của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Minh Khuê.
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Trần Đức Tín
Nhà thơ trẻ Trần Đức Tín là một trong 22 đại biểu TPHCM tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng ngày 18-19/6.
Xem thêm

Quảng cáo

quảng cáo