TIN TỨC

Nguyễn Thành Nhân vĩnh viễn “xa nhà’ để tới “ngọn hải đăng”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-19 06:00:15
mail facebook google pos stwis
948 lượt xem

BÍCH NGÂN

Với tôi, Nguyễn Thành Nhân là một đồng nghiệp có một trí đặc biệt, không chỉ Nhân là một cộng tác viên khiêm nhường lặng lẽ của Nhà xuất bản Văn nghệ, nơi tôi từng làm việc, mà chính là nhân cách văn chương của Nhân.

Trước khi đọc “Mùa xa nhà”, tôi đọc một số truyện ngắn của Nhân, truyện nào Nhân cũng day dứt về cái sự “thành nhân” của con người. Rồi đến “Mùa xa nhà”, mùa chinh chiến, mùa không mùa và cũng là mùa không thể kết thúc dù chiến tranh có khép lại.

Trong tiểu thuyết “Thế giới xô lệch” của tôi, nhân vật chính, người thương binh trai tráng, mất cả hai chân ở chiến trường K, một người sống sót, một người cố giữ một tâm hồn lành lặn với nỗ lực tột cùng cho khát vọng yêu thươngp để được chạm vào những điều tốt đẹp, cũng không thể thoát khỏi nổi ám ảnh của chiến tranh với những dư chấn kinh hoàng của nó.

Nguyễn Thành Nhân, một cựu chiến binh, người đã hóa thân thành những nhân vật nhân vật người lính trong tiểu thuyết “Mùa xa nhà” (đã in lần thứ năm), dù có thoát khỏi chiến trường K, vẫn không thể thoát khỏi những dư chấn tâm lý từ sự giết chóc man rợ của một cuộc chiến diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử loài người.

Trở về từ chiến trường K, kể từ đó, như những nhân vật của “Mùa xa nhà” dường như Nhân không thể sống được một cuộc sống bình thường. Trái tim Nhân, tâm hồn nhân chừng như vỡ vụn. Thế mà, Nhân vẫn kiên trì, vẫn nỗi lực, vẫn cố vá víu những rách nát tổn thương, để có thể được sống một cuộc sống bình thường.

Sống một cuộc sống bình thường, là được sống giữa yêu thương, là có một việc làm để sinh nhai và tìm một thế giới riêng để suy tư và cũng để vừa đồng hành, vừa xoay trở, vừa cựa quậy và cũng vừa chống chọi, thường khi là để chống chọi với sự giằng xé của chính mình. Và trong cái thế giới riêng tư đó, ít nhiều, Nhân cũng đã tìm thấy hạnh phúc, đặc biệt là hạnh phúc với con chữ.

Tôi nhớ hoài, một chiều, nắng đã nhạt, Nhân gõ cửa và bước phòng làm việc của tôi (lúc đó trụ sở NXB Văn Nghệ tại 179 Lý Chính Thắng), nhân tặng tôi một lúc 2 quyển sách. “Mùa xa nhà” vừa được tái bản và tiếu thuyết “Vươn tới ngọn hải đăng” của Virginia Woolf. Tôi mời Nhân uống trà và hai chị em đã trò chuyện suốt chiều còn lại. Nhân không nói về những mùa xa nhà của mình mà nói về Virginia Woolf, một nhà văn đã thôi miên Nhân bằng nỗi đau và bằng cả cái khát vọng vươn lên tới những ngọn sáng…

Sau này, Nguyễn Thành Nhân dịch nhiều tác giả  với  hàng chục đầu sách và nhiều ngàn trang sách, nhưng tác giả mà Nhân thủy chung vẫn là Virginia Woolf.

Nguyễn Thành Nhân, một cựu chiến binh, một chứng nhân trước nhiều hình thức giết người tàn bạo của Khơ me đỏ, một nạn nhân với một tâm hồn không thể lành lặn cùng những gào thét được nén lại, để được vượt thoát bằng tất cả nghị lực và yêu thương…

Có lẽ, đã đến lúc Nhân thấm mệt, “căn phòng riêng” của Nhân cũng như của nữ nhà văn xứ sương mù mà Nhân coi là  thần tượng văn chương đã trở nên chật hẹp. Và có lẽ cũng như Virginia Woolf, nhà văn - dịch giả Nguyễn Thành Nhân cũng muốn được vượt thoát, muốn được yên nghỉ và muốn được lặng lẽ chìm vào làn nước trong xanh.

Và biết đâu, nơi đó, Nguyễn Thành Nhân cũng như Virginia Woolf, có thể cảm nhận rõ hơn ánh sáng của ngọn hải đăng giữa cõi bao la mịt mùng.

Ra đi thanh thản nha Nhân, chị luôn nhớ buổi chiều muộn mà hai chị em trò chuyện với nhau về “Căn phòng riêng”, và về những ngọn hải đăng…


Sáng ngày 10 tháng 11.2020.
B.N.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhớ những nhà văn áo lính đã về miền mây trắng
Nguồn: Văn nghệ quân đội, số tháng 12/2023.
Xem thêm
Lần đầu gặp ông nhạc sỹ Làng lúa làng hoa
Nguồn: Thời báo Văn học & Nghệ thuật
Xem thêm
Duyên văn - duyên đời của một nhà văn
Nguyễn Ngọc Ký quê Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định; bị liệt đôi tay từ năm bốn tuổi, bảy tuổi đi học dùng chân viết; hai lần được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó, học giỏi.
Xem thêm
Dì Thanh Hà...
Chuyện về con trai nhà thơ Chế Lan Viên viết bài hát tặng cô giáo.
Xem thêm
Ân sư của vợ tôi
Bài viết của nhà văn Đặng Chương Ngạn về PGS - Nhà giáo ưu tú Chu Xuân Diên
Xem thêm
Nguyễn Hiến Lê - người thầy không đứng lớp của tôi
Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), tự Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, Hà Tây).
Xem thêm
Ông ‘Thiềm Thừ’ Nam Bộ: Trần Kim Trắc
Nhà văn Trần Kim Trắc là một “ca” hết sức đặc biệt. Ông viết rất hay từ những truyện đầu tiên tới những truyện cuối cùng. Văn của ông, mọi người đều ngay lập tức cảm mến và tìm thấy ở đó sự trong sáng, chân thành, sâu sắc. Ông xuất hiện trở lại với truyện ngắn “Ông Thiềm Thừ“, sau đó in thành tập và đoạt giải thưởng Hội Nhà văn năm 1995.
Xem thêm
Nguyễn Thế Khoa, “một đời đam mê, một đời bão tố” & không phải tay vừa!
Bài viết về nhà báo Nguyễn Thế Khoa, TBT tạp Văn hiến Việt Nam.
Xem thêm
Văn Cao - Một lòng vì tổ quốc
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ - nhà thơ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023)
Xem thêm
Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Sau khi bộ Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương 02 tập được xuất bản, nhà báo Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có trò chuyện với nhà văn Phùtng Văn Khai xoay quanh bộ tiểu thuyết này.
Xem thêm
Lê Thị Kim - Khi tình yêu đến với thi ca và hội họa
Videoclip Lê Thị Kim - Khi tình yêu đến với thi ca và hội họa và chương trình Thi ca điểm hẹn: Lê Thị Kim sâu thẳm tình đầy của VOH.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành: Trái tim nóng và cái đầu lạnh
Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa ra mắt hai tập thơ lục bát “Đồng sen tàn” và “Mẹ” vào những ngày mùa thu đang độ chín.
Xem thêm
Bảo Ninh viết về chiến tranh là viết về hòa bình
Nhà văn Bảo Ninh tác giả tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh cho biết viết về ký ức thời lính là một cách ông làm hòa nỗi đau quá khứ.
Xem thêm
Tiên ông đi xe đạp
Bài viết về PGS - Nhà giáo ưu tú Chu Xuân Diên
Xem thêm
Lê Thị Kim - Nữ sĩ đa tài
Kỷ niệm 93 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023)
Xem thêm