TIN TỨC

Nhà thơ Hải Như: Hồ Chí Minh, Người tin ở con người

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-01-10 17:06:55
mail facebook google pos stwis
79 lượt xem

Không chỉ là một tác phẩm văn học đặc sắc, tập thơ 'Hồ Chí Minh - Người tin ở con người' của nhà thơ Hải Như còn là tài liệu hữu ích cho việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.


Nhà thơ Hải Như - Ảnh: Gia đình cung cấp

Tập thơ Hồ Chí Minh - Người tin ở con người của nhà thơ Hải Như vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến độc giả.

Tác phẩm gồm hơn 40 sáng tác của ông Hải Như về Chủ tịch Hồ Chí Minh, có bài dài, bài ngắn, thậm chí là rất ngắn như: Làng sen, Chi tiết cần ghi, Bữa ăn sáng Bác Hồ, Đâu chỉ vì giản dị, Bác vẫn vào miền Nam đấy chứ...

Tất cả đều toát lên tư tưởng, phong cách của một nhà lãnh đạo thiên tài và luôn gần dân, sát dân, vì dân.

Hải Như viết về sự vĩnh hằng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong lời đề tựa sách, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều phân tích bài thơ Viết về Người được Hải Như viết vào tháng 10-1969, tức là chỉ khoảng một tháng sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về với "thế giới người hiền":

"Viết về Người / Tôi không viết về một nhân vật siêu phàm / Với những câu thơ chải chuốt / Người không cần /

Tôi viết về một con người/ Như mỗi - chúng - ta nhưng lại khác chúng ta".

Ông Thiều nhận định: "Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới có biết bao lời ngợi ca và những câu thơ viết về Người. 

Nhưng Hải Như đã tìm một lối đi sáng tạo của riêng mình.

Thơ của ông đã dựng lên chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách giản dị nhất, Việt Nam nhất, vừa gần gũi lại vừa lớn lao.

Đấy là thành công lớn của ông và cũng sẽ là thành công của bất kỳ nhà văn, nhà thơ nào khi viết về một nhân vật vĩ đại của lịch sử...".

Trong bài When Lilacs Last in the Dooryard Bloom'd (tạm dịch: Khi hoa tử đinh hương nở lần cuối trong sân), nhà thơ Walt Whitman viết về sự ra đi của tổng thống Abraham Lincoln:

"Nơi ngươi kết thúc chuyến đi, hỡi tinh cầu buồn thảm, ngươi rơi vào trong đêm tối rồi biến mất luôn / Hỡi ngôi sao sáng toàn năng đã lặn xuống ở phương Tây! / Hỡi bóng đêm - Hỡi đêm đau thương đầy nước mắt!...".

Ông Nguyễn Quang Thiều nhận định khác với Walt Whitman viết về sự ra đi của tổng thống Lincoln như là sự chấm hết của một nhân vật lịch sử, Hải Như lại viết về sự vĩnh hằng của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau cái chết: 

"Trăng vào cửa sổ đòi thơ / Bác vừa chợp mắt xin chờ trăng ơi! / Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa / Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu... / Trọn cuộc đời, Bác có ngủ yên đâu / Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ!".

Theo ông Thiều, sự vĩnh hằng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không nằm ở sự ngợi ca, những tượng đài, mà nằm trong trái tim của các thế hệ người Việt Nam, bạn bè quốc tế, trong sự dâng hiến của Người cho dân tộc...

Đức tin ở con người

Trong bài viết Hồ Chí Minh, Người tin ở con người, nhà thơ Hải Như kể năm đầu sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Nguyễn Xiển đưa Bác đi thăm một trại cải tạo thường phạm. 

Bác đã thăm hỏi họ với tất cả tấm lòng của một người cha. 

rên đường ra về, Bác nói với đồng chí Nguyễn Xiển: "Trong đám họ rồi đây sẽ có những anh hùng, chúng ta cần dặn anh em phụ trách trại có trách nhiệm giúp đỡ họ".

Theo nhà thơ Hải Như, đức tin và sự biến chuyển ở con người khi nhìn ra ánh sáng, đức cảm hóa đã tồn tại xuyên suốt cuộc đời Bác.

Ông tự nhủ với lòng mình: "Chúng ta hướng theo cái đích Bác vạch, đi theo con đường của Bác, chúng ta cần xem lại hành trang, kiểm tra với riêng mình xem lòng tin yêu con người trước và sau có còn vẹn nguyên chung thủy?". 

Và rồi ông suy tư: "Bởi con người tìm kiếm hạnh phúc không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ở đời sống tâm hồn.

Cho một ngày mai tươi sáng hơn đòi hỏi phải có lòng vị tha lớn. Và con người bao giờ cũng mong được đồng loại tin tưởng, bỏ ra ngoài mọi định kiến. Hiểu nhau là để xích lại gần nhau hơn, vươn lên sống có ý nghĩa: Sống đẹp".

Ngoài các bài thơ gắn liền với phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập thơ Hồ Chí Minh - Người tin ở con người còn có những trích dẫn, ghi chép trong sổ tay của nhà thơ Hải Như đã được nhà xuất bản chọn lựa.

Nguồn: HỒ LAM (https://tuoitre.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa
Chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết của Nguyên Hùng về tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân của Phan Thị Nguyệt Hồng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm
Nhà văn Anh Đức và bản góp ý văn chương tình nghĩa
Bài của đạo diễn Lê Văn Duy đăng trên báo Phụ nữ ngày 26.8.2014
Xem thêm
Anh Đức, nhà văn yêu dấu của cách mạng và kháng chiến
Bài viết của GS Mai Quốc Liên trên báo Sài gòn giải phóng điện tử ngày 23/08/2014
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Đi nhậu và viết văn tuy hai mà một
Sáng 6/12, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức hội thảo “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng – Cuộc đời và sự nghiệp” nhân 10 năm ngày ông qua đời.
Xem thêm
Một gương mặt khác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 153, ngày 5/12/2024.
Xem thêm
Gừng càng già càng cay
Nhà thơ Ngô Xuân Hội viết về nhà thơ Nguyễn Tùng Linh
Xem thêm
Nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh và sự dấn thân với ‘di sản văn học miền Nam’
Đây là Chuyên luận với nhiều trữ lượng thông tin quý và bổ ích về di sản văn học miền Nam 1954 -1975, với độ dày gần 600 trang. Tập sách được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, khai mở nhiều thông tin hay và có giá trị.
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Nguyên Hùng ký họa thơ và nhạc
Chương trình của VOH, Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lâm Xuân Thi và những vần thơ mang nhiều nỗi niềm suy tư, trắc ẩn!
Bài viết của nhà văn nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Phạm Phương Lan và những câu thơ Nút ra từ đá
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị...
Xem thêm