TIN TỨC

Nhà văn Nguyễn Quốc Trung - người anh cao thượng của tôi

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-09-12 07:29:27
mail facebook google pos stwis
1280 lượt xem

Chiều 10-9, nhà văn Nguyễn Quốc Trung đã trút hơi thở cuối cùng tại Quân y viện 175 sau 2 tuần chống chọi với Covid-19.

Tin buồn được nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, chia sẻ trên trang cá nhân cùng với tin buồn về nhà văn Lê Thành Chơn ra đi trước nhà văn Nguyễn Quốc Trung gần 1 giờ. Tôi lặng đi trước tin buồn dồn dập về hai nhà văn đàn anh, nhất là với nhà văn Nguyễn Quốc Trung - người anh thân thương của tôi suốt 20 năm qua!
 

Nhà văn Nguyễn Quốc Trung

Khiêm tốn, chân tình, quý bạn văn chương

Những năm trước đại dịch Covid-19, gần như cuối tuần nào hai con tôi cũng đi ăn sáng với anh. Bác Trung thường đến với quà cho hai cháu là bánh giò, bánh chưng rất ngon, còn nóng hổi. Anh sống giản dị, chân tình và rất quan tâm đến bạn bè. Anh thường rủ tôi giao lưu với các nhà thơ, nhà văn ở TP HCM cũng như từ Hà Nội và các tỉnh, thành khác vào thành phố. Nhờ anh mà tôi được làm quen nhiều đàn anh, đàn chị cầm bút. Ai cũng quý mến, trân trọng anh. Mỗi khi viết được truyện ngắn hay tiểu thuyết, tôi và anh thường đưa cho nhau đọc để góp ý trước khi in. Anh viết lặng lẽ, cần mẫn, kiên trì và không bao giờ gây ồn ào để được chú ý; không bao giờ thay đổi phong cách để hợp với thời thế, thị hiếu của một bộ phận độc giả trẻ. Mấy năm gần đây, anh bỏ nhiều công sức để đọc tài liệu và viết tiểu thuyết "Di cư" (đề tài về sự hình thành cộng đồng người Việt ở hải ngoại). Thỉnh thoảng tôi hỏi thăm thì anh bảo "chưa xong"...

Điều làm tôi kính trọng anh nhất là đức tính khiêm tốn, không bao giờ lấy tư cách đàn anh để chê bai tác phẩm của đàn em, ghen tỵ hoặc khoe khoang hay kiêu căng kiểu "văn mình vợ người". Ngược lại, anh tận tình "chăm chút, nâng đỡ" cho các sáng tác của tôi. Nhiều truyện ngắn tôi nhờ anh đọc trước, đọc xong anh gửi đăng báo luôn cho tôi. Một số tiểu thuyết của tôi như: "Thánh thi", "Người khổng lồ đội mồ kể chuyện"..., anh còn bỏ tiền ra thuê người dàn trang, vẽ bìa rồi mang đến các nhà xuất bản giới thiệu để in hoặc xin tài trợ từ Hội Nhà văn Việt Nam cho tôi. Cách đây vài tháng, tôi viết xong tiểu thuyết "Á nhân" gửi nhờ anh đọc. Đọc xong, anh khen "tốt" và dặn tôi cứ để bản thảo đó, chờ qua dịch anh sẽ tìm nhà xuất bản. Mỗi lần tôi có tác phẩm được giải thưởng, anh mừng lắm; lần nào trật giải thì anh an ủi, động viên cứ như sợ tôi chán mà bỏ sáng tác! Có lần tôi nửa đùa nửa thật hỏi: "Sao anh lo cho em nhiều vậy?", câu trả lời làm tôi nhớ suốt đời: "Vì em viết hay hơn anh, tác phẩm của em phải được ra mắt công chúng". Chỉ câu đó thôi đủ thấy anh cao thượng thế nào (vì trên thực tế anh là nhà văn đoạt rất nhiều giải thưởng văn học).

Thương tiếc một văn tài

Trong 33 năm viết lách của mình, tôi đã may mắn gặp anh, được anh thương như đứa em ruột, lo cho từ việc in tác phẩm đến những tin nhắn hằng ngày dặn dò phải giữ gìn sức khỏe, hỏi thăm các cháu và nhắc nhở: "Rảnh thì viết đi em"... Tôi biết ơn anh vì những điều như vậy, luôn coi anh là người thân thiết. Từ cha tôi đến anh em, vợ con tôi đều yêu mến, quý trọng anh.

Từ ngày TP HCM căng thẳng chống chọi với đại dịch, sáng nào anh cũng gửi cho tôi hình Phật Tổ, Quan Âm Bồ Tát cùng những lời chúc bình an. Anh dặn tôi đừng cho các cháu ra đường... Tôi nhớ cái ngày anh gọi điện thoại hồ hởi báo tin vừa được chích vắc-xin. Rồi ít lâu sau đó anh lại gọi, giọng gấp gáp: "Anh bị dương tính rồi, giờ nhập viện 175 nhưng bác sĩ bảo bị nhẹ"... Tôi bàng hoàng hỏi lại: "Anh đi đâu mà bị?". Anh kể mua rau nhờ giao tận nhà và bị lây nhiễm qua shipper. Tôi cố trấn tĩnh, động viên anh: "Anh được chích một mũi vắc-xin rồi, không sao đâu, điều trị vài ngày là khỏi"...

Ngày nào tôi cũng nhắn tin hỏi thăm anh. Hai, ba ngày đầu anh nhắn lại ăn được, ổn hơn... làm tôi mừng lắm. Nhưng từ ngày thứ tư, thứ năm, phải qua buổi, qua đêm anh mới trả lời tin nhắn, chữ trong tin lại lộn xộn, rối rắm, đại ý nói anh mệt, vừa được cấp cứu và bác sĩ đang diệt virus trong cơ thể anh. Tôi nói với hai con: "Bác Trung nặng thêm rồi"…

Những ngày tiếp theo còn đáng sợ hơn khi anh không còn trả lời tin nhắn nữa. Tôi hỏi nhà văn Bích Ngân, chị cũng như tôi, đang tìm cách để biết tin anh vì ai cũng lo âu, nóng ruột. Đến 11 giờ 26 phút ngày 10-9, nhà văn Bích Ngân gửi tin nhắn của đại tá - nhà văn Đào Văn Sử cho biết đã liên lạc được Quân y viện 175 và nơi đây cho biết anh Nguyễn Quốc Trung tiên lượng xấu. Đến 15 giờ 24 phút, nhà văn Bích Ngân cho biết nhà văn Nguyễn Quốc Trung đã ra đi, để lại cho bạn bè, người thân nỗi đau xé lòng! Lúc 19 giờ tối, vợ tôi đang trực ở phòng khám bệnh viện đọc tin anh mất trên báo, vội gọi điện cho tôi vì tưởng tôi chưa biết. Tôi càng thẫn thờ, buồn bã, tiếc thương anh.

Nhà văn Nguyễn Quốc Trung ra đi giữa lúc Covid-19 diễn biến phức tạp nên không thể có một lễ tang chu đáo cho anh. Người thân, bạn bè, đồng đội, đồng nghiệp, độc giả hâm mộ dù rất yêu quý cũng không thể đến thắp hương. Vĩnh biệt anh. Em kính tiễn anh với tiếc thương vô cùng! 

Đại tá - nhà văn Nguyễn Quốc Trung sinh năm 1956, tại Hà Tĩnh; từng công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, đã nghỉ hưu. Ông được trao nhiều giải thưởng văn học như: Giải nhất Báo Sài Gòn Giải Phóng cho truyện ngắn “Những tia chớp phía chân trời”; giải thưởng Văn học sông Mê Kông với 2 tiểu thuyết: “Người đàn bà khóc mướn” và “Đất không đổi màu”. Ngoài ra, ông còn nhận nhiều giải thưởng của báo, đài cho các tập truyện, bút ký: “Người đàn bà hồn nhiên”, “Đêm trừ tịch”, “Trong tiết thanh minh”, “Người đến từ nước Mỹ”, “Dời nhà lên phố”...

LẠI VĂN LONG (Theo https://nld.com.vn/).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Tôi đọc một mạch cuốn sách Người thầy (Nxb Quân đội nhân dân, 2023) của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh xong mà cứ bâng khuâng mãi. Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Xem thêm
Nguyễn Quốc Trung đã về miền mây trắng
Bài viết của nhà thơ Lê Thành Nghị
Xem thêm
Ký ức một thời trận mạc của chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đó là Đại tá Hoàng Long Xuyên, sinh năm 1918, nguyên Đội trưởng đội du kích Hòa An - Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc.
Xem thêm
Nhà văn Lương Sỹ Cầm: Như dòng sông lặng lẽ trôi
Nhà văn Lương Sỹ Cầm sinh ngày 15.01.1929 tại Hà Tĩnh, hiện là hội viên cao tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua đời vào lúc 13h ngày 28.8.2023 tại Hà Nội hưởng thọ 96 tuổi. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Ông đã sống, đã sáng tạo gần một thế kỷ trên cõi đời này như không hề biết mệt mỏi. Mới cách đây 5 năm, khi ở tuổi 90, ông vẫn cho ra mắt tiểu thuyết Đèn kéo quân và được trao Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng”. Tưởng nhớ nhà văn lão thành Lương Sỹ Cầm, Vanvn.vn trân trọng giới thiệu lại bài viết của nhà văn Nguyễn Thế Hùng về ông.
Xem thêm
Từ Kế Tường đánh thức thời hoa mộng
Từ Kế Tường, tên khai sinh là Võ Tấn Tước, quê gốc ở Bình Đại – Bến Tre, nhưng lên Sài Gòn học khá sớm. 19 tuổi tác giả đã là thư ký tòa soạn tờ Tuổi Ngọc, tờ báo dành cho thiếu nhi. Năm 1969, Huyền xưa, tiểu thuyết đầu tay của ông, được in nhiều kỳ trên báo, sau đó mới in sách, lần đầu khoảng 150.000 bản.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần cuối)
Là một trong những hội viên thế hệ đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam,
Xem thêm
Phạm Vân Anh - Gót sen nở thắm biên thùy
Từng là sinh viên ngành “hot” (ngôn ngữ Anh) của trường “top” (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), ấy thế nhưng khi tốt nghiệp đại học, Phạm Vân Anh lại quay về quê hương Hải Phòng để làm việc tại Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố và nhận dạy tình nguyện cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại các lớp học tình thương.
Xem thêm
Nhạc sĩ Xuân Oanh - nhà ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ
Xuân Oanh (1923-2010) là tác giả của bài ca “Mười chín tháng Tám”
Xem thêm
Nhà thơ Vân Long và những người văn Thăng Long
Nhà thơ Vân Long làm việc ở báo Độc Lập, sau này anh về NXB Hội Nhà văn, phụ trách phần thơ.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 3)
Bạn bè, đồng nghiệp các thế hệ luôn dành cho Xuân Oanh danh xưng Nhà Ngoại giao Nhân dân
Xem thêm
Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương, đôi bạn thơ và vùng hoài niệm
Bài viết của Ngô Đức Hành về đôi bạn Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương
Xem thêm
Mối tình vì hòa bình
Nhạc sĩ Xuân Oanh (1923-2010) tên đầy đủ là Đỗ Xuân Oanh. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ông từng làm việc cho báo Cứu quốc.
Xem thêm
Văn Cao: Từ “Buồn tàn thu” tới mùa thu Cách mạng
 Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023), một chương trình nghệ thuật đặc biệt Đàn chim Việt sẽ được tổ chức để tôn vinh tài năng của người nghệ sĩ lớn. Chương trình diễn ra lúc 20 giờ ngày 20.8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Xin giới thiệu bài viết của nhạc sĩ Trần Lệ Chiến – Phó Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc – Hội nhạc sĩ Việt Nam về nhạc sĩ Văn Cao.
Xem thêm
Đỗ Xuân Oanh - một cuộc đời, một nhân cách
Phim tư liệu giới thiệu nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Bình Phương: Đa tầng hiện thực và cách tân tiểu thuyết
Lần gần nhất tôi gặp nhà văn Nguyễn Bình Phương – Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khi anh tham gia cùng đoàn công tác của Trung ương tham dự hội nghị toàn quốc về công tác tuyên giáo tổ chức tại Quảng Nam ngày 4.7.
Xem thêm
Nhà văn, nhà viết kịch Minh Khoa với những “hào kiệt phương nam”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP.HCM số 85, ngày 3/8/2023
Xem thêm