Bài Viết
Chiếc bóng nhỏ thó kéo một vệt dài dưới nắng chiều lồng trong những sợi khói trắng mảnh dẻ bay thẳng lên trời càng làm thằng bé mỏng manh hơn lúc nào hết.
Tôi thấy một vì sao lung linh hình bàn tay cha thô ráp/ dìu tôi chấp chới đại ngàn…/ kìa mắt mẹ buồn như ngày tôi đi./ hấng giọt nào cũng rỗng cạn cả tháng ba năm ấy!/ xóm làng hiện về mang theo đứa tôi đội mũ nằm thơi thả trên lưng trâu/ tiếng ru quê hắt lên từ đồng cỏ/ cho tôi một lần lạy dòng sông vò võ/ đợi tạ tội phía bia mộ cuộc đời/ tim tôi đang cháy/ ngực tôi đang nóng/ bóng tôi mênh mang cuối trời giãy giụa một cơn mơ.
Chiều bắt dế ven đê cùng lũ bạn
Tiếng sáo diều thủng thẳng ở lưng trâu
Đôi chân trần làn da cháy đen nâu
Phong phanh áo mưa ngâu trời trở gió
Lão, một người tôi thực lòng thán phục, thương cảm, nhưng đồng thời tôi lại chán ghét, khinh miệt. Chẳng hiểu vì sao hai dòng tình cảm trái ngược lại song tồn trong tôi.
Các bạn miền Tây chắc sẽ không lạ gì tôi đâu. Vỗ ngực một cái, tôi là cá Linh. Cá Linh có nghĩa là con cá có linh tính. Bởi cứ sau ngày giỗ Tổ mùng Năm tháng Năm mỗi năm, thì tất cả những con cá linh non sẽ bắt đầu thực hiện cuộc di cư cầu thực1 về hạ lưu2 sông Cửu Long. Đây là vừa là cuộc phiêu lưu, vừa là cuộc đi học để lớn khôn. Và đến ngày mùng Mười tháng Mười, khi đã trưởng thành và tốt nghiệp trường học sông Cửu Long, bọn tôi sẽ được thiên nhiên mách bảo để kéo bầy kéo đàn từ giã đồng ruộng hạ lưu, ra sông để trở về quê hương Biển Hồ. Suốt hàng nghìn năm qua, bất kể thời tiết, dòng chảy có thay đổi, gia tộc chúng tôi vẫn đúng hẹn không sai chút nào.
Đây là lần đầu tiên Sua đi khỏi bản của mình. Lần đầu tiên Sua biết cảm giác say xe là thế nào. Nó nhộn nhạo, váng vất, mệt mỏi, nhưng không bằng nỗi đau đang mỗi lúc dềnh lên trong lòng. Sua nhớ ba đứa con đến cồn cào. Nhất là thằng Thào, đứa vẫn còn bám mẹ. Nó gầy yếu nhất trong ba anh em, đêm phải rúc vào nách mẹ mới chịu ngủ. Rồi mai, những ngày tiếp theo, ai là người ru nó ngủ. Ai đốt lửa bếp cho mấy đứa con sau cái vách nứa xiêu vẹo ấy. Bằng bấy nhiêu nỗi cứ cào ruột Sua, như ai cầm hai đầu gai mây mà kéo.
Gác chân lên cửa sổ tôi đọc tiếp cuốn truyện dài tập hôm nọ chưa hết nhưng mở thêm trang mới trên giá sách, với lên, cuốn sổ màu đen rơi ra. Tôi tò mò, lật trang đầu tiên.
Đang tuần tra trên phố thì Hà nhận được tin báo: “Có một vụ trộm xảy ra ở căn hộ số 321 đường số Tám”. Cô lập tức định hình vị trí căn nhà đó, nhưng phải mất 20 phút sau, Hà mới tới nơi. Vượt qua được hàng hàng lớp lớp người trên phố đêm nay là việc không dễ dàng.
Lại nghe người ta mất mẹ / Mà sao mình điếng câm lòng / Tháng bảy ai cài hoa đỏ / Biết là hạnh phúc lắm không…
Văn học không chỉ phản ánh mà còn đồng hành và kiến tạo cuộc sống. Chính vì thế, những dòng chảy văn học luôn được nuôi dưỡng, tiếp nối và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi người nghệ sĩ tài năng sẽ ghi lại dấu ấn trong lòng độc giả bằng những con đường khác nhau, tùy thuộc vào thời đại, xã hội mà họ sống trải. Thuộc thế hệ thứ ba trong lớp những nhà văn, nhà thơ trẻ ở đô thị miền Nam như: Phong Việt, Anh Khang, Phương Huyền, Trần Phi Long, Nguyễn Trần Thiên Lộc, Vũ Văn Song Toàn, Lê Thùy Vân… Khét (Trần Đức Tín) là một gương mặt quen thuộc trên nhiều diễn đàn mạng và tạp chí Văn học từ địa phương đến trung ương. Anh để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi một bút lực dồi dào, sung sức và một hồn thơ chân chất, mộc mạc, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống đương đại. Điều này thể hiện rõ nét qua ba tập thơ đã xuất bản trong ba năm liên tiếp: Rồi mình cũng xa lạ nhau (2018), Mình mắc cạn vào nhau (2020), Ở đậu trong nhau (giải thưởng Hội nhà văn Tp. Hồ Chí Minh 2021). Tập thơ mới nhất của anh Chín nhánh da vàng (2022) đã cho thấy một hình ảnh Khét trầm tĩnh, suy tư sâu sắc hơn với cảm thức ý hướng về nguồn cội mạnh mẽ xuyên suốt cả tập thơ.