TIN TỨC

Những bí ẩn vẫn chưa có lời giải của văn học Anh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
680 lượt xem

Nhà văn nào cũng lấy tư liệu từ chính cuộc sống của mình. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu văn học mới phải tìm hiểu về cuộc đời của tác giả. Tuy vậy trong làng văn học Anh vẫn có những bí ẩn về cuộc đời của các nhà văn nổi tiếng mà đến nay vẫn chưa ai tìm ra được chân tướng sự việc.

Agatha Christie và vụ mất tích bí ẩn

“Bà hoàng truyện trinh thám” Agatha Christie đã ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc khắp thế giới từ hơn một thế kỷ nay. Theo thống kê của UNESCO, bà là tiểu thuyết gia được dịch nhiều nhất trong lịch sử. Những nhân vật của Agatha Christie như thám tử Hercule Poirot và bà Marple đã trở nên quen thuộc với người yêu văn học toàn cầu. Nhiều người, tuy vậy, không biết bản thân cuộc đời của nhà văn cũng đầy những điều lý thú. Từ tuổi thơ “trôi dạt” giữa Anh và châu Phi, đến những năm tháng dành cho việc khai quật khảo cổ ở Ai Cập cùng chồng, “chuyện đời” của Agatha Christie cũng đầy màu sắc như những tác phẩm của bà vậy.

Bí ẩn lớn nhất về Agatha Christie có lẽ là việc bà mất tích 11 ngày. Vào đêm ngày 3/12/1926, sau khi dỗ con gái Rosalind đi ngủ, nhà văn lên ô tô lái đi đâu không ai biết. Phải đến buổi trưa ngày hôm sau Cảnh sát hạt Surrey mới tìm thấy chiếc Morris Cowley của bà nằm trong bụi rậm. Cảnh sát kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn là tài xế xe mất lái. Vấn đề là không ai tìm thấy Agatha Christie đâu.


Ảnh chụp số báo đăng tin tìm kiếm Agatha Christie.

Không những nước Anh mà cả nước Mỹ bên kia bờ Đại Tây Dương cũng được phen phát hoảng. Các tờ báo lớn đều đăng tin bà mất tích trên trang đầu, còn trang hai để đồn đoán vì sao bà lại lái xe một mình trong đêm. Người ta đoán già đoán non rằng Agatha Christie vì chồng mà nảy ra ý nghĩ dại dột. Chồng bà là Đại úy Archie Christie trước đó đã xảy ra xung đột với vợ. Ông Archie phải lòng một người phụ nữ trẻ nên đã viết đơn ly dị đưa cho Agatha Christie. Vụ mất tích xảy ra khi Archie đi du lịch cùng mấy người bạn, mà thực chất là tìm cách tránh mặt vợ.

Tất cả những lời đồn đại bị dẹp sang một bên khi cảnh sát tìm thấy Agatha Christie đang trú tại một khách sạn ở Harrowgate, nơi cách nhà bà tận 296 km. Bà lấy lý do mình bị mất trí nhớ tạm thời sau vụ tai nạn để không trả lời bất kỳ câu hỏi của Cảnh sát và báo giới. Ngay người nhà của tiểu thuyết gia sau này cũng thú nhận rằng bà đến tận cuối đời vẫn không hề tiết lộ với họ điều gì.

Giả thuyết được các nhà nghiên cứu đưa ra là Agatha Christie đã phải trải qua một cơn khủng hoảng tâm lý nên mới có những hành vi kỳ lạ. Nhưng đương thời, những nhà báo và bạn bè của nhà văn cho rằng bà muốn “dàn dựng” một scandal để làm xấu mặt chồng, nhưng lại không làm tới nơi vì bà chẳng thể ngờ rằng việc mình mất tích lại gây phản ứng dư luận dữ dội đến vậy.


Đến nay vẫn không ai biết tác giả viết ra sử thi “Beowulf”.

Ai đã biên soạn “Beowulf”?

Sử thi “Beowulf” lâu nay vẫn được coi là hòn “đá tảng” của nền văn học Anh. Trường ca dài 3.182 dòng này kể về hành trình tiêu diệt con quái vật Grendel của người anh hùng “Beowulf”. Tác phẩm là một cái nhìn ngược thời gian về xã hội – văn hóa của các dân tộc miền Bắc Âu hồi thế kỷ thứ 7. Các nhà ngôn ngữ học cũng coi “Beowulf” là tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của tiếng Anh.

Một tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn như vậy nhưng lại chẳng ai rõ danh tính của tác giả. Ý kiến chung của giới chuyên gia cho rằng “Beowulf” vốn là sử thi truyền miệng, sau đó mới có người soạn lại thành sách. Vậy nhưng người sưu tầm và chỉnh biên “Beowulf” là ai?

Bởi vì bản thảo “Beowulf” cổ nhất (đang được lưu giữ tại Viện Bảo tàng quốc gia Anh) có hai nét chữ viết tay khác nhau, một số nhà nghiên cứu cho rằng có hai người đã tham gia vào quá trình biên soạn sử thi. Nhưng hoàn toàn có khả năng bản thảo thực chất chỉ được chép lại từ một nguồn khác. Nghề chép sách thời trung cổ thường có hai, ba người chia nhau một quyển sách ra chép để làm nhanh.

Cố đại văn hào J.R.R. Tolkein vốn là một nhà ngôn ngữ học có tiếng, đã sử dụng các kỹ thuật giám định để kiểm tra bản thảo “Beowulf”. Ông kết luận rằng hai nét chữ giống nhau hơn nhiều người tưởng và có khả năng người biên soạn viết được một phần dang dở rồi nhiều năm sau mới tiếp tục. Cứ theo lối tu từ của người soạn sách thì có thể người đó là một tu sĩ hoặc quý tộc nhỏ nói tiếng Anh (thay vì tiếng Pháp như các tầng lớp cao) ở vùng Tây Saxon. Từng ấy thông tin tuy vậy vẫn chưa đủ để tìm ra được tác giả của bộ sử thi “Beowulf”.

Bí ẩn về bản thảo “Voynich”

Sau “Beowulf”, bản thảo “Voynich” có lẽ là cuốn sách “vô chủ” nổi tiếng nhất trong văn học Anh. Ngay cả nội dung của tác phẩm cũng khiến nhiều người tranh cãi. Quyển sách chép tay dày 240 trang này chứa đựng rất nhiều hình vẽ sao trời, cây cỏ, nhân vật không có thật. Những đoạn văn trong sách được viết bằng một thứ ngôn ngữ nhân tạo chỉ mình người soạn biết. Chỉ có một số dòng chữ ngoài lề được viết bằng chữ La tinh.

Chủ sở hữu đầu tiên của bản thảo “Voynich” là nhà giả kim thuật Georg Baresch sống tại Prague (Séc) vào thế kỷ 17. Sau khi tìm thấy cuốn sách trong thư viện gia đình, nhà giả kim dành hết cuộc đời để đi tìm ý nghĩa của tác phẩm. Nhiều thế hệ các nhà sử học, ngôn ngữ học, ký tự học sau đó đã đi theo vết chân của Georg Baresch và đều thất bại. Hiện bản thảo đang được lưu giữ tại thư viện của Trường Đại học Yale (Mỹ).

Theo một nhóm chuyên gia giải mã do giáo sư William F. Friedman (Mỹ) dẫn đầu, bản thảo “Voynich” thực chất là một tài liệu mã hóa, cần có bảng mã để giải ra được. Giả thuyết này có phần đáng nghi ngờ, vì cách tu từ của thứ ngôn ngữ trong sách có phần giống với tiếng Anh trước thế kỷ 15. Cũng có lý do để tin rằng tác giả từng sống ở Đức hoặc một quốc gia Bắc Âu khác chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Saxon. Vấn đề còn lại là tìm ra liệu người viết sách sử dụng tiếng địa phương, chữ tốc ký hay một hệ thống ngôn ngữ – ký hiệu khác để chuyển đổi thứ tiếng anh ta dùng thành những đoạn văn mà không ai hiểu cả.

Cái chết của Christopher Marlowe


Chân dung Christopher Marlowe (1564 – 1593).

Trước William Shakespear, kịch trường Anh có Christopher Marlowe. Nhà biên kịch thiên tài này chỉ để lại cho đời sáu vở kịch, nhưng đây đều là những tác phẩm mang tính “bước ngoặt” với nền nghệ thuật kịch nước Anh khi đó. Khán giả biết đến Christopher Marlowe nhiều nhất qua vở kịch “Tamburlaine” về hoàng đế Mông Cổ Thiếp Mộc Nhi. Tác phẩm được coi như “tiếng kèn” cho khúc khải hoàn của kịch trường Anh dưới thời nữ hoàng Elizabeth.

Cuộc đời của Marlowe cũng đầy sóng gió như nhân vật của ông vậy. Nhà biên kịch bỏ học đại học giữa chừng để du ngoạn khắp châu Âu. Chuyến du lịch này thực chất là vỏ bọc để ông làm gián điệp cho Chính phủ Anh. Trở về Anh, ông chia sức lực của mình ra làm hai, một phần để sáng tác, phần còn lại để truyền bá tư tưởng vô thần của mình.

Marlowe từng viết không ít truyện ngắn và tiểu luận châm biếm hiện tượng tha hóa đạo đức, tham nhũng trong giới thầy tu thời đó. Chưa hết, ông là một trong những người nổi tiếng đầu tiên ở Anh dám công khai mình đồng tính. Tất cả những điều nói trên đã khiến không biết bao nhiêu người sinh ra lòng thù ghét Christopher Marlowe.

Vào ngày 30-5-1593, nhà biên kịch bước vào quán rượu ở quận Deptford (London) cùng ba người bạn. Một trận ẩu đả xảy ra giữa những người trong quán, và Marlowe bị đâm một nhát vào trán. Kẻ bị buộc tội giết người lại là một trong ba người bạn đi cùng Marlowe vào quán rượu.

Ngay từ thời điểm đó đã xuất hiện nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngờ vụ sát hại Christopher Marlowe. Mấy ngày trước khi ông bị giết, Marlowe đến ở tạm tại biệt thự nhà Thomas Walsingham, người đưa tin của Hoàng hậu Elizabeth và là một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới tình báo Anh khi đó. Cả ba người bạn của nhà biên kịch cũng có quan hệ với Thomas Walsingham. Điều quan trọng nhất là Marlowe chỉ vừa mới được thả ra khỏi trại tạm giam. Ông bị bắt do có người cáo buộc đã viết truyền đơn chỉ trích nhà thờ đạo Cải Cách, khi đó là tôn giáo chính thức của vương quốc Anh.

Một khả năng được các nhà nghiên cứu đưa ra là mạng lưới gián điệp Anh quốc coi Christopher Marlowe là “gánh nặng” lên chính họ nên mới tổ chức “trừ khử” ông. Nếu kịch bản này là thật, thì rất có thể người ra lệnh ám sát kịch tác gia không ai khác ngoài Thomas Walsingham. Giả thuyết thậm chí còn được người bạn thân William Shakespear của Marlowe nhắc đến trong vở kịch “As You Like It” sáng tác không lâu sau khi nhà biên kịch mất.

 Vũ Hội/VNCA

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thơ Valentina Novkovich (Cộng hòa Serbia)
Nhà thơ Valentina Novkovich, đồng thời là nhà văn, dịch giả văn học, nhà báo của Cộng hòa Serbia. Chị tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và Văn học Nga (ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh). Đã công bố thơ và văn xuôi trên nhiều tạp chí ở Serbia, như Književne novine, Trag, Književni pregled, Brankovina, Buktinja, Stremljenja, Savremenik, Istok, Balkanske vertikale; và trên các tạp chí điện tử Ekerman, Hyperboreja, Zvezdani kolod ở Nga, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Ba Lan, Romania, Macedonia, Kazakhstan.
Xem thêm
Giới thiệu thơ Maria Teresa Liuzzo (Italia)
Khâu những vạt áoMột dòng nước phun tràoRằng gió thắt nútBước đi của một đứa trẻ
Xem thêm
Quá trình trưởng thành đầy sóng gió của nhà thơ đoạt giải TS Eliot
Lớn lên ở Jamaica, từng nghĩ bà ngoại là mẹ mình, khi bà đã dạy anh học chữ viết trên hiên nhà với bảng đen. Bây giờ Jason Allen-Paisant dự định bay tới Ethiopia để gặp cha lần đầu tiên.
Xem thêm
Chùm thơ Oleg Ananyev (Cộng hòa Belarus)
Nhà thơ Ananyev Oleg Valentinovich, sinh ngày 12/9/1955, tại thị trấn Mordovo, vùng Tambov (Nga). Sống tại thành phố Gomel (thành phố lớn thứ hai của Belarus) từ năm 1957. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường đại học tổng hợp Francysk Skaryna, Gomel. Oleg Ananyev từng là nhà thiết kế đồ họa, người đề xướng trong Hội Tri thức Belarus, giáo viên văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật thế giới, giám đốc phòng trưng bày nghệ thuật của BSH, phó giám đốc Thư viện khu vực Gomel. Ông là hội viên Hội Nhà văn Belarus, Hội Nghệ sĩ Belarus, Liên đoàn Nhà văn và Nghệ sĩ quốc tế; đồng thời là nhà phê bình nghệ thuật, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, nhà sử học địa phương. Oleg Ananyev là tác giả của một số tập thơ, người khởi xướng và tuyển chọn cuốn sách Исповедь в красках (tạm dịch: “Lời thú nhận trong màu sắc”, gồm 86 chương viết về các nghệ sĩ ở thành phố Gomel), Золотые купола (tạm dịch: Những mái vòm vàng. Viết về các nhà thờ ở Gomel); người khởi xướng và đồng tác giả dự án văn học nghệ thuật của Thư viện khu vực Gomel nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng vĩ đại Живая память моей семьи (tạm dịch: “Ký ức sống động của gia đình tôi”), đồng tác giả của tuyển tập vở kịch Последователи Макаёнка (tạm dịch: “Những người theo dõi Makayonka”). Đạt giải trong hơn 10 cuộc thi văn học ở các hạng mục “thơ” và “văn xuôi” (trong đó có hai lần mang tên Kirill Turovsky – “báo chí”). Ông đã được Bộ Văn hóa Cộng hòa Belarus trao tặng Huy hiệu Danh dự “Vì những đóng góp cho sự phát triển văn hóa Belarus”.
Xem thêm
Giới thiệu thơ Tetyana Hrytsan-Chonka (Ucraina)
Tetyana Vasylivna Hrytsan-Chonka - là nhà văn, nhà giáo dục người Ukraina. Bà sinh ngày 29 tháng 4 năm 1964 tại làng Vilkhivtsi, hiện đang cư trú tại Zakarpattia, phía tây nam của Ukraina. Bà là hội viên của Liên minh Nhà văn quốc gia Ukraina, thành viên Học viện Văn học, Nghệ thuật và Truyền thông quốc tế Gloria (Đức) và Tổ chức Công cộng Ukraina Kobzar. Tác giả của 12 tập thơ, tiểu thuyết và tiểu luận Những cánh cửa sống, hay tôi là quả táo mù của nhiều thế kỷ. Tôi là đàn bà.... Là đồng tác giả của 77 tuyển tập và niên giám, cả ấn phẩm của Ukraina và quốc tế, bao gồm Article - Tel Aviv, Soul (tuyển thơ Nhật Bản), Brzegi ognia I Wody (niên lịch Ba Lan), tạp chí văn học nghệ thuật TextOver; tuyển tập thơ quốc tế Lili Marleen (tiếng Hy Lạp); tuyển tập thơ Trung Quốc Thơ thế giới; có mặt trong tuyển tập thơ chống chiến tranh bằng tiếng Anh Những bài thơ cho nhân dân Ukraina; đồng tác giả cuốn sách giáo khoa dành cho học sinh Ukraina lớp 5 & 7 “Văn học hiện đại quê hương”. Là tác giả của tập thơ Azerbaijan-Ukraina Quả táo vàng, cùng những tập thơ khác. Các tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Ba Lan, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, tiếng Anh, tiếng Azerbaijan và các ngôn ngữ khác. Bà là người Ukraina duy nhất tham gia tuyển tập Anatolian Wind IV - International Anthology (xuất bản ở Thổ Nhĩ Kỳ). Là người duy nhất tham gia dự án Tạp chí quốc tế “Thần đồng” (Hoa Kỳ) tháng 10 năm 2023 trong chu kỳ “Thức tỉnh. Bà là người giữ kỷ lục, người tham gia tuyển tập quốc tế “HYPERPOEM” với 2000 người tham gia, đã được ghi vào kỷ lục của sách Guinness. Là đồng tác giả văn học thế giới trên báo quốc tế “Quốc gia toàn cầu” (Bangladesh). Các tác phẩm của bà được xuất bản trên các ấn phẩm quốc tế. Bà tham gia vào nhiều diễn đàn quốc tế Các nhà thơ của thế giới vì hòa bình ở Ukraina ở Ý, Đức, Anh, Trung Quốc, Canada, Mỹ, Bangladesh và Đức. Giải thưởng Văn học Hòa bình quốc tế (Đức-Ukraina). Là người đoạt các giải thưởng quốc tế và Ukraina, đồng thời là người chiến thắng trong nhiều cuộc thi, trong đó, đoạt Giải thưởng Văn học và Nghệ thuật quốc tế mang tên Panteleimon Kulish (2020) cho cuốn sách văn xuôi Những cánh cửa sống, hay tôi là một quả táo mù của nhiều thế kỷ. Tôi là phụ nữ, đoạt giải Franz Kafka quốc tế (Frankfurt-Vienna-Prague), đoạt giải Chiếc lông vàng quốc tế tại Azerbaijan, được trao bằng tốt nghiệp của Cộng đồng Nhân vật Văn học và Nghệ thuật Gloria, và được liệt kê trong bảng xếp hạng năm 2022 Người sáng tạo và Người giám hộ. Bà còn đoạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật quốc tế danh dự mang tên Heinrich Böll (2022); đoạt giải Cuộc thi Văn học Nghệ thuật quốc tế Ernest Hemingway tại Đức năm 2022, đoạt giải “Ngoại giao Văn hóa” quốc tế; được trao tặng danh hiệu Trật tự thế giới “Sao vàng ngoại giao văn hóa” (2023); đoạt Giải Văn học quốc tế mang tên Robert Burns (Scotland-Mỹ, Los Angeles) năm 2023; đoạt Giải Văn học Nghệ thuật mang tên Vasyl Yuhymovych (2023); được tờ báo nổi tiếng thế giới The Daily Global Nation Independent, Dhaka, Bangladesh vinh danh “Đại sứ hòa bình quốc tế” (Đức-Mỹ, 2023); giải “Cây cầu vàng” của Quỹ Văn học quốc tế ở Kyrgyzstan, đoạt giải thưởng quốc tế mang tên Dka de Rishelle ở hạng mục “Sách của năm” cho cuốn sách “Thời đại khác nhau” (Đức-Ukraina, 2023); giải thưởng của Quỹ Rahim Karimov (2023) ); Chủ tịch Quỹ Văn học quốc tế; đoạt Giải thưởng Văn học quốc tế mang tên Theodore Dreiser (Art Marathon, Bồ Đào Nha, 2023) và một số giải thưởng khác.
Xem thêm
Cuộc đời vẫn đẹp
Buổi sáng tôi thường dậy sớm để đi làm. Tôi thích nghe tiếng chim hót nên trên đường hay ngước mắt dõi theo những cánh chim dang rộng bay đi bắt côn trùng. Những chú chim sẻ ấy là các bạn đồng hành, giúp tôi thư giãn trước khi đến quảng trường nơi có thư viện mà tôi làm việc.
Xem thêm
Chùm thơ Trương Chí
Nhà thơ Trương Chí (张智, tên tiếng Anh: Zhang Zhi), sinh năm 1965 tại thị trấn Phượng Hoàng, huyện Đan Ba thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học, nhà xuất bản, dịch giả uy tín của văn học Trung Quốc đương đại. Trương Chí là tiến sĩ văn học. Hiện là chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Dịch thuật quốc tế. Tổng biên tập Tạp chí Xuất bản Thơ quốc tế hàng quý (đa ngôn ngữ) và ấn bản tiếng Anh của Niên giám Thơ thế giới, đồng thời là cố vấn cho Trung tâm Toàn cầu hóa Thơ Trung Quốc bằng các ngôn ngữ quốc tế. Từ năm 1986, ông bắt đầu công bố tác phẩm văn học và dịch thuật của mình. Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng quốc tế. Trương Chí từng đoạt giải thưởng Văn học của Hy Lạp, Brazil, Mỹ, Israel, Pháp, Ấn Độ, Ý, Áo, Lebanon, Macedonia, Nga, Nhật Bản, Ai Cập, Bỉ, Armenia và Kyrgyzstan. Các tác phẩm chính của ông bao gồm các tuyển tập thơ: Receita (tạm dịch: Mùa thu hoạch - Tiếng Bồ Đào Nha-Anh-Trung), Selected Poems of Diablo (tạm dịch: Những bài thơ chọn lọc của Diablo - Tiếng Anh), Poetry by Zhang Zhi (tạm dịch: Thơ Trương Chí - Tiếng Đức-Anh-Bồ Đào Nha), Những bài thơ chọn lọc của Diablo (tiếng Trung-Anh), A Jigsaw Picture of the World (tạm dịch Bức tranh ghép hình thế giới - Tiếng Albania), Feu Follet On Paper (tạm dịch: Làm yêu tinh trên giấy - Tiếng Ả Rập), Poison (tạm dịch: Chất độc - Tiếng Ả Rập) và The Mirror Image of Ghost City (tạm dịch: Hình phản chiếu của thành phố ma - Tiếng Serbia), Tuyển tập phê bình thơ có tựa đề Loạt bài tiểu luận về các nhà thơ Trung Quốc tiên phong, và bản dịch thơ A & 1 is the Founder (tạm dịch: A & 1 người sáng lập - Tiếng Anh-Trung), Tuyển tập các bài thơ của Tareq Samin (tiếng Anh-Trung), My Secret Lover, You (tạm dịch: Em, người tình bí mật của anh - Tiếng Trung), và dịch tiểu thuyết Назови имя бога của Savitskaya Svetlana Vasilievna, LB Nga (tạm dịch: Xưng danh Thiên Chúa - Tiếng Nga-Trung), v.v. Ngoài ra, ông còn biên tập cuốn sách Thơ chọn lọc của các nhà thơ quốc tế đương đại (tiếng Anh-Trung), Thơ Trung Quốc chọn lọc thế kỷ 20 (tiếng Trung-Anh), Từ điển các nhà thơ quốc tế đương đại (đa ngôn ngữ), Sách giáo khoa Trung-Anh: 300 bài thơ Trung Quốc đổi mới (1917 - 2012), và Kinh điển thế kỷ: 300 bài thơ Trung Quốc đổi mới (1917 - 2016), v.v.
Xem thêm
Mở vòng tay tình yêu | Chùm thơ Bill Wolak (Mỹ)
Bill Wolak là nhà thơ, nghệ sĩ tranh cắt dán kiêm nhiếp ảnh gia. Ông sinh sống tại New Jersey (Mỹ) và đã xuất bản 18 tập thơ.
Xem thêm
Quyền năng biến đổi của Ruth- truyện ngắn Suchen Christine Lim
Suchen Christine Lim sinh năm 1948 ở Malaysia. Bà lớn lên ở cả hai phía của eo biển ngăn cách Malaysia khỏi Singapore. Bà đến Singapore năm 14 tuổi, học ở Tu viện của trường Holy Infant Jesus, và sau đó là Đại học Quốc gia Singapore. Bà dạy ở một trường cao đẳng và làm chuyên viên thiết kế chương trình giảng dạy ở Bộ Giáo dục. Suchen nghỉ việc vào năm 2003 để dành toàn thời gian cho viết lách.
Xem thêm
Thơ Isaac Cohen (Israel)
Nhà thơ quốc tế, người Israel.
Xem thêm
Luận về thơ của Yi-Soo Byeon (Hàn Quốc)
Thơ là điều gì đó xảy ra ngay khi bạn thức dậy sau giấc ngủ. Giống như việc bạn mở mắt ra, đi trên mặt nước và ném mình vào một thứ gì đó.
Xem thêm
Gió rì rào trò chuyện - chùm thơ Soad Al-Kuwari (Qatar)
Tác giả là Cố vấn Văn hóa tại Bộ Văn hóa Qatar Điều phối viên Phong trào Thơ Quốc tế tại Qatar
Xem thêm
Chùm thơ Khasanboy Kholmirzaevich Gayubov (Cộng hòa Tajikistan)
Gốc cây thuở ấy lắng ngheNơi tôi thường vẫn đi về ngày xưaVà em, chuyện thật như đùaBây giờ chỉ đến trong mơ một lần.
Xem thêm
Du khách kiên định trong vũ trụ thi ca
Đó là cách người ta nói về Rodica Marian – tác giả cuốn thơ “Khoảnh khắc can đảm”.
Xem thêm
Chùm thơ Rida K Liamsi
Nhà thơ Rida K Liamsi sinh ngày 17/7/1943 tại Dabosingkep, thuộc quần đảo Lingga, tỉnh Đảo Riau, Cộng hòa Indonesia. Ông đã xuất bản 6 tập thơ: ODEX (1971), Tempuling (2003), Kelekatu (2007), ROSE (2003), Secangkir Kopi Sekanak (2017) và Sungai Rindu (2020). Thơ của ông được in trong nhiều tuyển tập cùng với các nhà văn, nhà thơ khác. Cuốn sách có tựa ROSE đã nhận được giải thưởng của Viện Ngôn ngữ quốc gia Indonesia năm 2018. Rida cũng là tiểu thuyết gia, đã xuất bản một số cuốn sách: Bulang Cahaya (2007), Megat (2016)...
Xem thêm
Chùm thơ Abdukakhor Kosim (Cộng hòa Tajikistan)
Nhà thơ Abdukakhor Kosim (tên đầy đủ: Abdukakhor Sattorovich Kosimov), sinh ngày 27/1/1965, tại trang trại bang Kuibyshev, thuộc vùng Vakhsh, Cộng hòa Tajikistan, trong một gia đình làm nghề thợ rèn. Ông đồng thời là nhạc sĩ, nhà báo uy tín của Tajikistan.
Xem thêm
Yevgeny Chigrin (LB Nga) - Mai Văn Phấn dịch từ tiếng Nga
Yevgeny Chigrin là một trong những nhà thơ đương đại uy tín của LB Nga
Xem thêm
Chùm thơ của Mahmoud Drwwish, nhà thơ lớn của Palestine
Mahmoud Darwish là một nhà thơ người Palestine và là một trong những nghệ sĩ hàng đầu của thế giới Ả Rậ
Xem thêm