TIN TỨC

Những dấu chân thơ và cuộc lãng du cảm xúc nhớ thương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-09-06 06:53:56
mail facebook google pos stwis
412 lượt xem

XUÂN TRƯỜNG

'Những dấu chân thơ' của tác giả Trần Kim Dung dắt người đọc đến nhiều địa danh, để mỗi ánh mắt chiêm ngưỡng bỗng nảy lên một nghĩ suy ân cần với cuộc đời.


Nhà thơ Trần Kim Dung

“Những dấu chân thơ” hay những bước chân lãng du thi ca qua nhiều vùng đất, tác giả Trần Kim Dung đã đi bằng những cung bậc cảm xúc bềnh bồng với nhịp điệu chậm rãi. Tập thơ “Những dấu chân thơ” do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn vừa ấn hành, vẽ nên một bức tranh dài rộng, sơn thủy hữu tình, từ những miền đất thiêng liêng gắn liền với lịch sử dân tộc đến những vùng đất xa xôi bên ngoài Tổ quốc.

Nơi nào tác giả Trần Kim Dung đã ghé đến đều lưu lại trong chị những niềm riêng sâu lắng. Chị không hời hợt với những địa danh theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, mà lặng lẽ đứng vào không gian ấy để tự nhắc nhở về dĩ vãng chung và tự chưng cất thành kỷ niệm riêng.

Đọc xong mỗi bài thơ trong tập “Những dấu chân thơ”, lòng tôi lại thấy bâng khuâng giữa cảm giác mơ hồ và cụ thể, chơi vơi với chất sử thi, thúc giục ta thao thức với tiền nhân. Những bài thơ chị viết về những vùng đất “địa linh nhân kiệt”, những di tích lịch sử không cần cầu kỳ, hoa mỹ, mà đưa độc giả vào miên man suy tư: “Tám thế kỷ rồi xa cách sông/ Giấu mình trong bùn đất mênh mông/ Ngày đêm cọc nhớ miền ký ức/ Mơ sóng Đằng Giang nước đỏ hồng” và “Lũ giặc hung hăng đến nơi này/ Gặp dàn cọc nhọn đứng bủa vây/ Xô nhau tháo chạy thuyền vỡ vụn/ Quân tướng tan tành theo khói mây” (Bãi cọc Cao Quỳ) .

Nhẹ nhàng theo “Những dấu chân thơ”, tác giả Trần Kim Dung trò chuyện với xa xôi “Tôi đến Tường Long khi Tháp vừa tỉnh dậy/ Bóc tờ lịch vạn niên, mười thế kỷ qua rồi/ Nghe tháp kể: Vua Lý vừa qua đây ngự giá/ Bóng rồng vàng còn lấp lánh ngoài khơi" (Tháp Tường Long) và sẻ chia cùng hiện tại “Em mang đôi cánh Hải Âu/ Bay qua Sông Cấm mỡ màu phù sa/ Ngắm tàu rộn rã vào ra/ Bên sông thấp thoáng mấy tòa chạm mây/ Đưa người đi khắp đó đây / Người sang Cầu Đất người bay xứ Hàn/ Người về Lưu Kiếm Kênh Giang/ Người mua cau cưới đến làng Cao Nhân” (Lời của cây cầu).

Trong “Những dấu chân thơ” còn có những thanh âm vận động, tiếng chim muông cây lá, tiếng bóc tách mầm xanh, tiếng lửa reo hội làng, tiếng cồng chiêng đại ngàn, tiếng đàn ngân suối vắng. Đó là khoảnh khắc “Tháng ba về với non ngàn/ Kơ Nia đứng đón mơ màng tóc mây/ Gặp đàn ong mật đang say/ Đàn voi cõng khách chở đầy gió sương/ Nghe mùi nếp mới trên nương/ Tơ Rưng ai dạo suối nguồn xanh trong/ Cồng chiêng nghiêng ngả nhà rông/ Rượu cần ai vít lửa hồng thâu đêm”. Đó là khoảnh khắc “Hạt tiêu đu nắng trèo nương/ Bám mây để vượt dặm trường đắng cay”. Một vẻ đẹp Tây Nguyên mơ màng, đầy quyến rũ và cũng lắm suy tư.


Tập thơ "Những dấu chân thơ" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành.

Cầm tập thơ “Những dấu chân thơ”, cứ ngỡ tác giả Trần Kim Dung đang làm một hướng dẫn viên du lịch thực thụ. Thế nhưng, chị không chủ đích nói cảnh sắc trước mặt mà chị thầm thì hồn vía mỗi kỳ quan. Ví dụ, cách chị thấm thía dư vị đấu trường La Mã: “Nghe cuộc mua vui đã đến canh tàn/ Hoàng đế chủ nô tràn ra các cửa/ Để lại đấu trường chất chồng máu ứa/ Đêm rùng mình lạnh toát cả thành Rôm”.

Là một nhà giáo đã nghỉ hưu, tác giả Trần Kim Dung say mê những chuyến đi và bồi hồi kể lại những chuyến đi theo cách bộc bạch của một tâm hồn ấm áp yêu thương. Đôi khi là sự bái vọng “Đến Bến Vân Đồn tìm đồn mây trên núi/ Mây đã tan tìm mãi chẳng thấy đồn/ Chỉ tìm được một câu thơ cổ/ Lộ thập vạn đồn sơn phục sơ". Đôi khi là sự trầm trồ “Lúa Mường Lò ngực mẩy tròn như cô gái Thái/ Óng ả lung linh giữa đồi núi chập chùng”. Và đôi khi là sự đồng cảm “Gặp hạc cõng gió vào rừng/ Gặp cò khiêng nắng qua sông về làng”.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/nhung-dau-chan-tho

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm