TIN TỨC

Những ngày vui của Nhất Linh và Khái Hưng

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-10-31 23:08:46
mail facebook google pos stwis
197 lượt xem

Năm 1930, Nguyễn Tường Tam từ Pháp về nước sau quãng thời gian du học và bắt đầu hăm hở thực hiện hoài bão lớn lao của cuộc đời mình.

Nhà thơ Tú Mỡ cho biết: “Nguyện vọng tha thiết của anh Tam là viết văn, làm báo, sống bằng ngòi bút của mình”. Trên tờ báo trào phúng Phong Hóa (bộ mới) số đầu tiên ra ngày 22.9.1932, độc giả thấy những tên tuổi mới nhưng lập tức tạo được tiếng vang.

Nhà văn Nhất Linh qua nét vẽ của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Chính Nguyễn Tường Tam là người định hướng cho các cây bút trong tờ Phong Hóa (sau này là Ngày Nay). Chẳng hạn, Tú Mỡ chuyên làm thơ trào phúng, Hoàng Đạo chuyên về nghị luận, Khái Hưng chuyên viết truyện ngắn, truyện dài… Đây là cái tài của Nguyễn Tường Tam trong việc sử dụng, phát huy khả năng của từng cộng sự.

Ngày nọ, lúc đang thương lượng mua lại tờ Phong Hóa của ông Phạm Hữu Ninh, Nguyễn Tường Tam tình cờ đọc một bài khảo luận đăng trên tờ Văn học tạp chí, ký tên Bán Than. Bút danh này có liên quan gì đến danh tướng Trần Khánh Dư đời nhà Trần? Lập tức, ông nghĩ ngay đến đồng nghiệp Trần Khánh Giư cùng dạy Trường tư thục Thăng Long. Quả nhiên ông đoán không sai. Ngay từ lúc gặp gỡ họ đã nhanh chóng kết bạn do tâm đầu ý hợp về quan niệm văn chương, về xã hội…

Cả hai hợp ý nhau đến độ ban đầu, bút danh Nhất Linh, Nhị Linh, Nhất Nhị Linh, Cốc Lốc Tử là Nguyễn Tường Tam và Trần Khánh Giư ký chung. Sau này, Nguyễn Tường Tam mới chính thức ký Nhất Linh; còn Trần Khánh Giư đảo mẫu tự từ tên thật thành Khái Hưng. Về tuổi tác, Khái Hưng hơn Nhất Linh 10 tuổi.

Không chỉ có thế, do yêu mến Nhất Linh, Khái Hưng còn viết tập truyện dài Những ngày vui bằng giọng văn hài hước, kể lại những ngày Nhất Linh cùng các cộng sự làm tờ Phong Hóa, nhưng tác giả đặt tên trại đi. Chẳng hạn, về nhóm Tự Lực là Tự Động và nhân vật trong đó giải thích: “Tự Động là tự mình động đậy, tự mình chuyển động, không phải theo ai, không nhờ sức ngoài, không chịu ảnh hưởng ở ngoài sai khiến. Hai chữ “Tự Động” của người ta hay lắm đấy chứ. Báo Tự Động của người ta là một tờ báo tự lập, không sống về phụ cấp của chính phủ hay của một nhà tư bản nào. Tự hoạt động để sống một cách vẻ vang”. Với thông tin này, rõ ràng ý định thành lập Tự Lực Văn Đoàn đã nhen nhúm ngay từ lúc bắt đầu làm tờ Phong Hóa.

Khái Hưng (1896 – 1947)

Hồn bướm mơ tiên in năm 1933 của Khái Hưng là quyển truyện thứ nhất của Tự Lực Văn Đoàn và cũng là tác phẩm đầu tay của Khái Hưng. Người viết tựa chính là Nhất Linh: “Tác giả đặt câu chuyện vào trong một cảnh chùa ở miền trung du Bắc Việt và khéo phô diễn những vẻ đẹp thiên nhiên của miền ấy khiến ta đem lòng yêu những cảnh đồi núi, nó khác hẳn cái cảnh “bùn lầy nước đọng” miền hạ du phẳng lì và buồn tẻ. Lại thêm được lối văn giản dị, nhanh nhẹn, tuy vui vẻ mà làm cho người ta cảm động vô ngần. Cái cảm ấy là một cái cảm nhẹ nhàng, phảng phất vui buồn tựa như những ngày thu nắng nhạt điểm mưa thưa”.

Đọc kỹ bộ Phong Hóa và Ngày Nay, ta dễ dàng nhận ra hầu hết truyện ngắn, truyện dài in từng kỳ của Khái Hưng đều do Nhất Linh vẽ minh họa. Sau đó, Nhất Linh và Khái Hưng còn in chung tập truyện ngắn Anh phải sống, viết chung truyện dài Gánh hàng hoa, Đời mưa gió. Đây cũng là điều đặc biệt trong văn học VN vì ít có trường hợp tương tự.

Về chuyện sáng tác chung này, trong hồi ký văn học, nhà thơ Tú Mỡ cho biết: “Dạo Khái Hưng và Nhất Linh viết chung truyện dài Đời mưa gió, trong buổi họp tối thứ bảy, hai anh bàn nhau kỳ này nên cho hai nhân vật chính (Tuyết và Chương) đi đâu, làm việc gì đột nhiên trái chứng trái khoáy, rồi mỗi kỳ mỗi anh thay nhau chấp bút”.

Vợ chồng Khái Hưng không có con. Họ nhận con trai của Nhất Linh làm con nuôi và đặt tên Trần Khánh Triệu.

LÊ MINH QUỐC/THANH NIÊN

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những chuyện “trên đường”...
Nguồn Văn nghệ số 20/2023
Xem thêm
Hơn cả hạnh phúc
Nguồn: https://nhandan.vn/
Xem thêm
Tháng ba ở Tây Nguyên
Bút ký của NGUYỄN TRƯỜNG trên Văn nghệ số 13 (01/4/2023)
Xem thêm
Ai về nơi ấy cho tôi biết…
Ký của Nguyễn Ngọc Hải
Xem thêm
Khi đã vượt giới hạn
Nguồn: Lao Động cuối tuần
Xem thêm
Tôi là con dâu xứ Nẫu
Elena Pucillo là nhà văn người Italia, từng dạy tiếng Pháp và văn minh Pháp tại ĐH Milano, Italia. Hiện bà đang dạy tiếng Italia tại Nhạc viện TP Hồ Chí Minh và văn hóa Pháp tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh. Bà sáng tác truyện ngắn, tùy bút, tản văn bằng tiếng Italia. Tác phẩm của bà đến với bạn đọc việt nam nhờ những bản dịch tiếng Việt của chồng là nhà văn Trương Văn Dân.
Xem thêm
Hoàn thiện - một hành trình nhọc nhằn
Sự tiếp nối và sự hoàn thiện là một hành trình nhọc nhằn, quá đỗi nhọc nhằn.
Xem thêm
Với nhà thơ Giang Nam | Hồi ký của Trần Thị Thắng
Bài viết rút từ tập “Con chữ soi bóng đời”, in năm 2005.
Xem thêm
Mộng đào xuân giữa Hà Nội phố
Một e ấp nụ chúm chím đôngHai mê hoặc hoa hư ảo hồng
Xem thêm
Vượt qua mùa thương đau
Bài đăng trên Thời Nay (Nhân Dân)
Xem thêm
Gã Phục điên từ bao giờ?
Tôi viết những dòng này không nhắm “rủa” ông bạn vàng của tôi- nhà văn Nguyễn Khắc Phục. Cũng không nhắm biện minh cho những gì anh đã và đang nói; đã và đang làm hôm nay.
Xem thêm
Mùa đông, tản mạn về cha tôi - Tản văn của Nguyễn Văn Ngọc
Chiều nay, chiều mùa đông đầu tiên, tôi rảo bước trên con đường quen thuộc mà ngày xưa cha tôi đi dạy học thường qua đây. Ngọn gió mùa đông khua trên hàng cây thưa thớt, bứt tung lá vàng còn sót lại của ngày thu, gom nhặt về phía cuối đường. Ký ức mùa đông lại ùa về thăm thẳm trong hồn tôi với bóng hình người cha dắt bao mùa đông lầm lũi, buốt giá đi sau chiếc xe đạp đã cũ đến trường.
Xem thêm
Người dưng ở Sài Gòn
Phương chết! Ba thằng khóc nhiều. Mà đâu phải họ hàng ruột thịt gì, chỉ là người thuê và chủ nhà cho thuê.
Xem thêm
Thương mái đình quê – Bút ký Thanh Tuân
Làng tôi đi qua mưa gió. Nghiêng nghiêng thời gian đổ rêu xuống mái đình. Nghiêng nghiêng tình yêu nhóm lên ngọn khói trầm thơm thơm mái đình. Nghiêng nghiêng nỗi nhớ của người con tha phương gởi về mái đình chốn cố quận.
Xem thêm
Lời gửi những bông tuyết – Tản văn của Huỳnh Như Phương
Những bông tuyết đầu mùa rơi nhẹ trên sân bay Sheremetievo-2 ngày đầu tiên tôi đến Moskva.
Xem thêm
Giỗ bạn - Bút ký Trần Ngọc Phượng
Mọi năm vào ngày 27/7 hoặc 30/4 anh em bạn lính hay tập trung về nhà anh Khảm Long Khánh để họp mặt và làm mâm côm giỗ bạn. Những năm gần đây trên bàn thờ đặt thêm con heo quay. Giỗ chung cho tất cả bạn bè đã hy sinh trong chiến tranh Bao nhiêu người đã bỏ mình trong rừng sâu, chết vì đánh nhau với giặc, chết vì pháo bầy B52, vì bị địch càn quét , phục kích, chết vì sốt rét ác tính, vì cây đè lũ cuốn…
Xem thêm
Chim câu tung cánh
Bút ký của Nguyễn Trường trên báo Văn nghệ số 45 (ngày 5-11-2022)
Xem thêm