TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • Những sắc màu ánh sáng trong tập thơ Thắp nến tôi để dành của Nguyên Bình

Những sắc màu ánh sáng trong tập thơ Thắp nến tôi để dành của Nguyên Bình

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
746 lượt xem

TRIỆU KIM LOAN
 

Trả em thời gian xanh

đồi uyên ương lộng gió

góc không gian hoa cỏ

thắp nến tôi để dành... (Khép mắt)

Những câu thơ giàu thi ảnh, ngân vang như những nốt nhạc của một giai điệu tình yêu nồng nàn, tha thiết đã cuốn hút tôi khám phá những sắc màu ánh sáng đa chiều trong tập thơ Thắp nến tôi để dành của nhà thơ Nguyên Bình.

Nguyên Bình tên thật là Nguyễn Bá Bĩnh sinh ra ở Thừa Thiên Huế, tốt nghiệp ĐHSP Huế, gắn bó với nghề dạy học cho đến khi nghỉ hưu, hiện sinh sống và sáng tác tại Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Thắp nến tôi để dành là tập thơ thứ tư của anh sau Tiền kiếp (2019), Hoa vàng trên áo xanh (2020), Dòng nhựa thơm nguyện ước (2021). Ngoài thơ, anh còn viết cảm nhận văn học cho hàng trăm tác phẩm của bạn bè trong và ngoài nước. Những vài viết đã được xuất bản qua hai tập QUYỀN NĂNG CỦA NGÔN NGỮ TỪ TRÁI TIM (Cảm nhận văn học I) và BÀI LUÂN VŨ CỦA GIAO CẢM THI CA (Cảm nhận văn học II) mà tôi vinh hạnh là một trong những tác giả được anh quan tâm với thi phẩm KHÁT VỌNG XANH.

Lawrence Ferlinghetti từng nói: “Thi ca là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người. Thi ca là cái bóng được chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng”. Với 70 bài thơ, những mảng màu ánh sáng trong Thắp nến tôi để dành của Nguyên Bình được khúc xạ bởi tình yêu lứa đôi, tình yêu tha nhân, những thăng trầm trong cuộc sống mà nhà thơ trân quý. Tên gọi của tập thơ đã ngầm chứa những vỉa trầm tích, dẫn dụ người đọc đến với mạch nguồn chủ đạo xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyên Bình.

Là một người xa xứ, những hoài niệm đau đáu đến khắc khoải về quê hương, gia đình nghèo khó được tái hiện trong thơ thật xúc động:

Đêm qua đất chảy thành sông/ nước lăn thành đá nhà rông thành thuyền/ Vườn sau sóng vỗ êm đềm/ con cá bơi ngửa trước thềm rêu xanh./ Quê nhà mạ đội mái tranh/ em bồng con đứng níu cành khế chua/ thằng cu húp chén nước mưa/ bàn thờ tiên tổ còn lưa lư đồng/ Tôi về ôm nhánh củi rong/ bập bềnh nước vỗ ong ong mái nhà/ cóng tay cha bế tôi qua/ bước trên đọt chuối oằn sa mấy buồng

(Giấc mơ Cam Lồ)

Quê hương, nguồn cội chính là nơi quay về - nơi bến đỗ bình yên, nơi bờ vai nương tựa được nhà thơ thi vị hóa bằng hình ảnh nụ đầu cành xanh biếc, vạt nắng vỗ tình đôi cánh lụa, đồi thạch thảo nở bừng hương diệu vợi và mây thong dong trong vầng sáng nhật nguyệt: Nơi ra đi cũng là chốn quay về/ mùa nhung nhớ nụ đầu cành xanh biếc/ mây lang thang một mình em nhật nguyệt/ nắng vỗ tình đôi cánh lụa là yêu (Quay về). Hoài niệm về một thời gian khốn khó với gánh nặng mưu sinh nhưng thơ Nguyên Bình không bi lụy, than vãn dù vẫn vương lại chút dư vị buồn:

Cùng lắm thì anh quẹt ga đốt trầm xông

hu hồn con cơ tình bò trên giấy

chiếc muỗng gãy đôi

trái tim gỗ cựa quậy

cô hàng ơi

cho anh xin tí đường...

(Nhớ những gì sẽ xa).

Thắp nến tôi để dành là vườn thơ tình yêu với đủ hương thơm, sắc màu và giọng điệu. Chủ thể có lúc nhập vai nhân vật trữ tình, có lúc tự phân thân thành hai nhân vật tự đối thoại về tình yêu lứa đôi. Có lúc là tình yêu tinh khôi, ngọt ngào và mê đắm:  Thức dậy tìm em/tóc rối xanh xưa xỏa mềm trên gối trắng/ vòng tay ôm cõi xa thăm thẳm/ có đủ ấm tình nhau (Cuối năm rồi). Có lúc trở về với bộn bề cảm xúc: trong tiết lạnh se se, dấu hương của hò hẹn đánh thức và chút buồn khe khẽ của nỗi nhớ vương mang đã tạo nên tứ thơ đẹp:  

Một chút lạnh se se ngoài sân vắng

một chút hương lưu dấu buổi hẹn hò

một chút nhớ tủi hờn sau ngực áo

một chút buồn khe khẽ rắc tàn tro

(Hoang vu)

Rất nhiều bài thơ viết về tình yêu mãnh liệt được mĩ lệ hóa qua những hình ảnh của đất trời cây cỏ: Trời đất rộng mà tình yêu duy nhất/vũ trụ mênh mông ta chọn dải ngân hà/ em hãy sáng như ngôi sao bất tử/ ta sẽ hái về từ mộng dấu yêu xa

(Quán trọ mùa đông), Trái tim xanh đã cháy hết mùa thu/ khi lá biếc vừa nhuốm vàng cuống nhớ/heo may em đi qua mùa trăn trở/ôi ngập ngừng tình lỡ với tình không…(Trái tim mùa thu), Trong đêm sâu/hai vì sao thức trắng/bờ hoang nhiên/tinh tú gối tay nằm/linh hồn ta/dạo qua chòm nhân mã/chạm thiên thu/vỡ một khúc nguyệt cầm.(Bóng thời gian). Niềm khát khao bỏng cháy đón nhận tình yêu được đo bằng ánh sáng dịu mát của vầng trăng, dòng chảy mềm mại mờ ảo trong khói mây của sông Ngân, vẻ đẹp lộng lẫy của vườn hoa thạch thảo:

Ta đứng chờ em

bên bờ sông Ngân huyền hoặc

gieo vần thơ vào mùa thu

vườn thạch thảo nở bừng hương sắc

bung lụa là

cả vầng trăng rót mật

ngọt lịm một mùa yêu

(Mũi tên vàng)

Tình yêu là đề tài muôn thuở cũng là mảnh đất mỡ màu để thi nhân gieo trồng và vun sới theo cách riêng của mình. Nói như Philip Larkin: “Mỗi bài thơ là một vũ trụ duy nhất, do đó không có cái gọi là truyền thống, một huyền thoại chung trong mỗi bài thơ của các nhà thơ khác nhau…” Gần gũi và chia xa, thủy chung và lừa dối là những mặt trái ngược trong tình yêu và đạo lí làm người. Nguyên Bình đã có những phá cách táo bạo để biểu đạt những phức điệu ấy bằng những ẩn dụ tinh tế:

Em cởi chiếc áo tình nhân
trả tôi màu hoang đường không có thật
sắc màu loài người đánh mất
bằng ánh mắt dối lừa nhau.

 

Tôi ngu ngơ thương tia sáng nhiệm mầu
ngu ngơ yêu tiếng cười pha lê vỡ
yêu bàn tay bé nhỏ
em siết chưa tròn một nỗi cô đơn

 (Phơi áo)

Để chuyển tải nhất quán những mảng màu ánh sáng trong Thắp nến tôi để dành, nhà thơ đã khai thác đa dạng đề tài, phong phú về thể loại và có những cách tân trong cách xây dựng tứ thơ, lựa chọn và xử lí ngôn ngữ, ngắt nhịp theo lối viết hiện đại. Những thi ảnh được sử dụng táo bạo đã tạo nên hiệu quả thẩm mĩ cao: Chiều lạc bước/ chiều rơi vàng lối nhỏ/gió chưa sang/ sợi nắng úa thầm thì ( Bóng thời gian). Hệ thống từ láy được sử dụng đậm đặc đã diễn tả tinh tế trạng thái của cảnh vật, con người: Thu chưa xa mà cúc tím rưng rưng/ phơn phớt gió xua đôi tà áo mỏng/ rơm rớm nắng hoe vàng hong số phận/ xao xác hồn từng chiếc lá me bay…(Trái tim mùa thu), Mắc chiếc áo màu tình yêu lên liềm trăng/ mới hôm qua thôi mà biếc xanh đã nhạt ( Phơi áo). Nhà thơ sử dụng nhiều phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa sáng tạo: Ai rót hương mà đầy khuông nhạc/ dòng kẻ xanh như ngón tay gầy (Nắng đầu mùa). Những so sánh độc đáo này mở ra trường liên tưởng rộng, nhờ vậy tránh được sự sáo mòn của sự biểu đạt ngôn ngữ thông thường:

Lời hờn ghen như bóng gã thủy triều

tràn lấp em rồi hồn nhiên rút chạy

bờ quạnh hiu dịu êm muôn đời ấy

thùy dương xanh xanh thắm lá đợi chờ

(Quay về)

Nguyên Bình viết nhiều thể thơ năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ hiện đại, lục bát nhưng- như anh chia sẻ, thể thơ anh yêu thích và thành công hơn cả là thể thơ tự do. Với tư duy mở rộng biên độ về không gian, thời gian và những phức điệu tâm trạng của nhân vật trữ tình, thể thơ tự do là sự lựa chọn sáng suốt của tác giả.  Thơ lục bát của Nguyên Bình ngọt ngào, mềm mại, giàu nhạc tính, cách ngắt nhịp thả chữ hiện đại nhưng vẫn giữ được hồn cốt, tinh hoa của thơ ca truyền thống: Gieo vần/lạc khúc ca dao/ngàn sau ai biết/vì sao/nổi chìm.../Lật tung tiền kiếp soi tìm/thì ra/ mắc nợ/ lời nguyền xửa xưa (Lời nguyền xưa).

Phương Lựu từng nói: “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc”. Thắp nến tôi để dành

là tập thơ thứ tư của Nguyên Bình đã khẳng định nét riêng trong cách biểu đạt và bản lĩnh của một cây bút chuyên nghiệp. Sự nghiêm túc và niềm đam mê trong lao động nghệ thuật đã giúp anh đạt được những thành công nhất định.

 

Trang bản thảo cuối cùng đã khép lại nhưng dư âm và những dòng thơ của Nguyên Bình cứ chầm chậm ngân nga và trò chuyện như nhắn nhủ và mời gọi.

Mùa thu hững hờ rắc hạt nhớ vào trăng
ta vun liếp gieo mầm thương mây trắng
heo may khóc trên bến xưa hoang vắng
ngày buồn rơi thả giọt nắng cuối mùa
... (Cuối mùa)

Giữa những bộn bề và hối hả của cuộc sống đương đại, vẫn có một người thơ cần mẫn gieo trồng, vun đắp trên cánh đồng chữ nghĩa nhọc nhằn để dâng hiến cho nghệ thuật. Xin chúc nhà thơ Nguyên Bình dồi dào bút lực và thành công trong hành trình sáng tác của mình.

T.P HCM 1/5/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm
“Lời của gió” - Lời của nước mắt, nụ cười
Tôi may mắn được người anh, người đồng nghiệp quý mến - Nhà thơ, Nhà báo Trần Thế Tuyển gửi bản thảo trường ca “Lời của gió” với tin nhắn giản dị, mộc mạc “Gửi chú đọc và thẩm cho anh”. Đọc thì đương nhiên rồi, nhưng không dám “thẩm”. Mấy lời sau đây tôi viết với tư cách là bạn đọc, là người em của Nhà thơ Trần Thế Tuyển.
Xem thêm
Không gian thiền tịnh và buông xả trong thơ Nguyễn Thị Sơn
Chùm thơ 4 bài: Thiền, Tịnh, Buông, Nhàn của nhà thơ Nguyễn Thị Sơn đã khái quát một không gian thơ mang tính tâm linh cho riêng mình, ở đó mỗi bài đều chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm trạng và trải nghiệm của con người. Những bài thơ này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa thiên nhiên và tâm hồn. Mỗi bài thơ là một khía cạnh khác nhau của sự tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong cuộc sống.
Xem thêm
Dòng sông tâm thức của Elena trong “Hạt bụi lênh đênh”
Trong những câu chuyện đan xen giữa thể loại tùy bút và truyện ngắn và tôi chọn 7 bài viết trong “Hạt bụi lênh đênh” để nói về “dòng sông tâm thức” của Elena đã trải qua .
Xem thêm
Nỗi buồn trổ bông và tình mẹ trong thơ Nguyễn Minh Ngọc Hà
Nguyễn Minh Ngọc Hà sinh năm 1985 tại vùng đất An Sơn thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây vốn là chiến khu cách mạng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến và là một phần của Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu nổi tiếng. Có lẽ đặc điểm, truyền thống quê hương đã sớm chắp cánh cho hồn thơ của chị. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong đầu cô cựu học sinh lớp chuyên toán của trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương luôn phảng phất âm điệu của thi ca. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh rồi vào làm việc tại một ngân hàng lớn chưa bao lâu, như duyên phận đã định trước, Nguyễn Minh Ngọc Hà “rẽ bước”, chọn nghề tự do để có thời gian dành cho văn chương nghệ thuật
Xem thêm
So sánh bài thơ Cây đánh đu của Lê Thánh Tông và bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương
ĐÁNH ĐUTám cột khen ai khéo khéo trồngNgười thì lên đánh kẻ ngồi trôngGiai du gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng ong ngửa ngửa lòngBốn mảnh quần hồng bay phấp phớiHai hàng chân ngọc duỗi song songChơi xuân đã biết xuân chăng tá?Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
Xem thêm
Chân dung đẹp từ nét vẽ của thơ
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật, ngày 22/8/2024
Xem thêm
Nhịp điệu của sức bền
1. Trong nhiều tác phẩm và bài viết trao đổi, Mai Văn Phấn thường nhắc đến quan niệm viết (và sáng tạo nghệ thuật nói chung) như một hành động kiến tạo không gian khác – khác với người khác và khác với chính mình, xem đấy như kim chỉ nam cho quá trình tìm tòi của ông. Đấy là một ý tưởng dễ được chia sẻ (và dễ biến thành các tuyên ngôn to tát) nhưng rất khó để hiện thực hoá, bởi nó buộc người viết phải ý thức đầy đủ về bản chất sáng tạo, biết liên tục đổi mới, hoặc nói cách khác, biết phủ định và tự phủ định. Càng ngày, khi càng đi xa và đạt nhiều thành tựu hơn, Mai Văn Phấn càng thấy rõ áp lực của việc phải khác trong thực hành sáng tạo. Nhưng đồng thời, việc viết trong áp lực (chủ yếu xuất phát từ đòi hỏi của ông với chính bản thân) đã hình thành ở tác giả này một tinh thần và thái độ thực tế mà ta có thể nói đơn giản như sau: muốn viết khác thì phải đọc sâu, đọc rộng. Có lẽ vì vậy, sau nhiều tác phẩm thơ liên tiếp xuất bản trong và ngoài nước, Mai Văn Phấn chọn nhịp bước chậm lại và rẽ sang phê bình với tập Không gian khác (2016) và mới đây nhất, là Nhịp điệu vẽ lối đi (2024).
Xem thêm
Hoa thơm, trái ngọt của lòng yêu thương
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật số ra ngày 15/8/2024
Xem thêm
Đọc thơ Trần Mai Hường
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần
Xem thêm