TIN TỨC

Nội trú trong ta một nỗi buồn

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
507 lượt xem

ĐẶNG HUY GIANG

(Đọc “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024)

Tôi ấn tượng với “Năm ngón tay chưa đặt tên” ngay từ hai bài thơ đầu tiên: “Vẫn thế nhiều khi” và “Cánh đồng”. Một bài viết về em (tình yêu) và một bài viết về cánh đồng (quê hương).

Trong cái nhịp thời gian “Ngày đung đưa/ Tháng đung đưa/ Em và anh ngồi trên cánh võng/ Lắc qua ngày, lắc qua đêm” và ví “Thời gian quanh ta là con chó nhỏ”, Đinh Nho Tuấn nhận thấy em lớn lao đến mức: “Những ngày em xanh rất tuyệt/ Trái đất quay vì có em/ Những ngày em lệch lạc/ Em vùi trái đất vào đêm”. Khi yêu, con người ta thường tuyệt đối hóa tình yêu như vậy, coi tình yêu lớn lao như vậy! Đó là điều dễ hiểu và dễ giải thích. Rồi tình yêu cứ thế mà trào dâng như một lẽ tự nhiên: “Những vần thơ anh không bằng ngôn ngữ/ Xin vang lên như triệu triệu vòng ôm”.

Viết đến đây, tự dưng tôi lại nhớ đến một bài thơ có cái tứ thật khác người của Đinh Nho Tuấn, cũng viết về tình yêu: “Sao em nhiều thế em ơi!”. Một em mà trở thành nhiều em, nhiều em mà vẫn chỉ là một em và có xuất phát từ em... Đó là một ý tưởng hay, chỉ có người nào thực sự yêu, thực sự sống với tình yêu, thực sự say đắm với tình yêu, mới có thể viết ra được như thế!

Trong “Cánh đồng”, nhìn bông lúa mà nảy sinh ý nghĩ như thế này, tâm trạng như thế này, thì cũng thật là hiếm hoi: “Nặng lòng/ Mỗi bông treo hàng trăm mặt trời/ Cúi đầu trùng trùng câu hỏi”. Rồi cũng từ đấy mà hốt nhiên bật ra: “Còn lúa là còn quê hương/ Còn cánh đồng là còn lối ta về”, thì thật là sâu sắc và chí lý!

Đó là hai câu thơ cho thấy “lúa” và “cánh đồng”, quan trọng đến mức nào đối với làng quê Việt, làm nên sự sống còn của làng quê Việt, là chứng chỉ của làng quê Việt và đây cũng là những lời xác quyết như “dao chém đá” về “lúa” và “cánh đồng”.

Cũng ít người, tri ân lúa hết mực như Đinh Nho Tuấn: ”Dành cho lúa những lời thứ nhất/ Dành cho lúa những lời sau cùng” và cũng ít người, canh cánh nỗi lo mất ruộng, mất làng đến xót xa như Đinh Nho Tuấn: “Tháng năm ăn hết những cánh đồng/ Những ngôi nhà nuốt hết những cánh đồng” để đến mức chỉ còn “Tiếng côn trùng/ Dắt nhau về những khoảng không/ Sót lại”. “Ăn” và “nuốt” là hai động tự mạnh, đã gọi sự vật với đúng tên gọi của nói, nói đến sự tàn phá đến mức huỷ diệt của thời đô thị hóa mang màu sắc thị trường.

Cố hương trong “Năm ngón chưa đặt tên”, lúc nào cũng đằm sâu ký ức với những kỷ niệm đẹp đến nao lòng và “lâu đến bao nhiêu cũng không già”: “Tắc kè thảng thốt đêm không trăng/ lung linh tàn tro, cong dáng người nhóm bếp/ bụi tre gai sao đêm nào cũng khóc/ đêm bao mươi oa oa bật lên khỏi tro vùi” (“Nồi bánh đêm ba mươi”), “Làng tôi xanh một vệt dài đuôi mắt/ Sống bình yêu như một đóa hoa rừng/ Lấy tiếng diều từ linh hồn của đất/ Làm nắng vàng, trăng sáng, mưa tuôn” (“Tôi rơi về làng tôi”), “Đất còn run, ngày còn se lạnh/ Nước co ro, cỏ tai tái đôi bờ/ Mặt trời xa, nắng vẽ vầng ánh sáng/ Ru nỗi buồn mắt hồ biếc vu vơ” (“Đồng quê”)...Và những cái đã qua ấy đã trở thành cái nhớ dai dẳng đến nỗi:

Ký ức dội về hạnh phúc, khổ đau

Làm sẹo trên thân tôi da thịt...

  (“Ký ức”)

Trở lại với em (tình yêu), ít nhất Đinh Nho Tuấn có hai tứ thơ: “Khi còn năm ngón chưa đặt tên” và “Mười ngón chưa đặt tên”. Rõ ràng ở đây, ngón (tay) đã trở thành biểu tượng. Nếu trong “Khi còn năm ngón chưa đặt tên” có năm ngón chưa đặt tên, thì trong “Mười ngón chưa đặt tên” lại có đến cả mười ngón chưa đặt tên. Vậy là mỗi ngón cũng có mỗi ngôn ngữ của riêng nó, mà chỉ những lứa đôi mới gọi ra được, đọc ra được như một mật ngữ của tình yêu. Chắc chắn, trong mười ngón đó, chất chứa rất nhiều bí ẩn, chưa dễ giải mã được. Và đó cũng là thế giới riêng của tình yêu. Không thế, tại sao Đinh Nho Tuấn lại hạ bút: “Mười ngón chưa đặt tên/ Thoa dịu mái đầu phủ khói và trái tim ngập tràn nỗi đau anh/ Anh không thể tưởng tượng nổi mình ngờ nghệch đến mức nào/ Khi chưa đặt tên cho mười ngón”.

Thơ tình của Đinh Nho Tuấn đau đáu nỗi niềm, nhiều lúc chữ như cuộn xoáy vào nhau, xoắn xuýt vào nhau để sinh nghĩa mới: “Vết anh, vết em ăn vào nhau da thịt” (“Cho em ngày cạn”), “Thì em hỡi đời người như gió thơm/ Tình yêu đó không bao giờ nguyên khối/ Bao mảnh vỡ chính là ta nhập lại/ Rồi tan ra từ giây phút lúc này” (“Phép màu”), “Trời đất giao thoa, cánh nhạn thiên di/ Khi xa em, gia tài là nỗi nhớ/ Trăn trở, mơ hồ gửi vào giêng hai/ Theo cánh chim trời bay đi muôn ngả” (“Nhớ”)...Riêng trong “Logic em”có bốn câu hay ở cách nói, lại rất thi sĩ:

Không phải mùa khô đâu anh

Đó là mùa bầu trời quên khóc

Không phải mùa mưa đâu

Đó là mùa lệ dâng đầy mắt.

Nhiều bài thơ đạt về tổng thể, trong đó có “Tấm nhân từ đâu có quê hương”. Chỉ tên bài thơ này, riêng câu thơ này, đã được coi là một phát hiện. Còn những câu thơ hay có sắc thái tình cảm, có phần tài hoa và tài tình cũng không hiếm: “Nội trú trong ta một nỗi buồn” (“Chốn điêu linh nhịp thở không màu”),“Nếp thơm trong chén hay lửa đắng/ Nuốt vào mình thành ngụm rưng rưng” (“Ly rượu đầu năm”), “Tay ấp thiền cho năm ngón có đôi” (“Tay ấp thiền cho năm ngón có đôi”)...Tôi dám chắc, cũng ít người viết về chữ “dưng” lạ và biến ảo như Đinh Nho Tuấn:

Duyên kiếp nhân gian hay biết mấy

Dưng dửng ngàn năm vẫn dưng thôi

Em đi dưng này sang dưng khác

Thoắt cái dưng thầm em là tôi.

Cho dù phải “bơi trong đời rộng/ vẫy vùng nước mắt nhân gian”, sống trong “nạn đói tình người” và đôi khi phải “đâm sầm vào nhân tình thế thái”,  nhưng về mặt thái độ và bản lĩnh của Đinh Nho Tuấn, lúc nào cũng quyết liệt, nhất quán. Anh chấp nhập đến mức: “Ngọt ngào và mặn chát/ Xin cứ hắt vào tôi” (“Ly rượu tháng tư”). Anh coi: “Mải miết chết bằng mải miết sống” (“Hoa lộc vừng”). Anh luôn sẵn sàng “năm ăn năm thua” với chính mình trước trang giấy trắng: “Tôi vẫn viết như ngày mai tuyệt chủng” (“Tôi thách tôi”). “Đêm” vẫn “đuổi theo ngày”, “ngày” vẫn “đuổi theo đêm” theo quy luật tự nhiên, cũng giống như “không ai đốt nhưng phượng hồng vẫn cháy”, còn nhà thơ của chúng ta thì “đuổi theo những ký tự”, “ẩn trong phe nước mắt quê hương” mà làm thơ hết mình một cách tự thân.

Nói không quá thì “Năm ngón chưa đặt tên” giống như một tòa nhà thơ có nhiều cánh cửa để đi vào và chính ở đó, mỗi cánh cửa như mở ra một điều gì đó mà độc giả hằng trông đợi.

Phố Khuất Duy Tiến đêm 23 - 9 - 2024

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm
“Lời của gió” - Lời của nước mắt, nụ cười
Tôi may mắn được người anh, người đồng nghiệp quý mến - Nhà thơ, Nhà báo Trần Thế Tuyển gửi bản thảo trường ca “Lời của gió” với tin nhắn giản dị, mộc mạc “Gửi chú đọc và thẩm cho anh”. Đọc thì đương nhiên rồi, nhưng không dám “thẩm”. Mấy lời sau đây tôi viết với tư cách là bạn đọc, là người em của Nhà thơ Trần Thế Tuyển.
Xem thêm
Không gian thiền tịnh và buông xả trong thơ Nguyễn Thị Sơn
Chùm thơ 4 bài: Thiền, Tịnh, Buông, Nhàn của nhà thơ Nguyễn Thị Sơn đã khái quát một không gian thơ mang tính tâm linh cho riêng mình, ở đó mỗi bài đều chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm trạng và trải nghiệm của con người. Những bài thơ này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa thiên nhiên và tâm hồn. Mỗi bài thơ là một khía cạnh khác nhau của sự tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong cuộc sống.
Xem thêm
Dòng sông tâm thức của Elena trong “Hạt bụi lênh đênh”
Trong những câu chuyện đan xen giữa thể loại tùy bút và truyện ngắn và tôi chọn 7 bài viết trong “Hạt bụi lênh đênh” để nói về “dòng sông tâm thức” của Elena đã trải qua .
Xem thêm
Nỗi buồn trổ bông và tình mẹ trong thơ Nguyễn Minh Ngọc Hà
Nguyễn Minh Ngọc Hà sinh năm 1985 tại vùng đất An Sơn thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây vốn là chiến khu cách mạng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến và là một phần của Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu nổi tiếng. Có lẽ đặc điểm, truyền thống quê hương đã sớm chắp cánh cho hồn thơ của chị. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong đầu cô cựu học sinh lớp chuyên toán của trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương luôn phảng phất âm điệu của thi ca. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh rồi vào làm việc tại một ngân hàng lớn chưa bao lâu, như duyên phận đã định trước, Nguyễn Minh Ngọc Hà “rẽ bước”, chọn nghề tự do để có thời gian dành cho văn chương nghệ thuật
Xem thêm