TIN TỨC

Thơ thẩn Hoàng Liên…

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-18 21:58:59
mail facebook google pos stwis
1399 lượt xem

NGUYÊN AN

Thường thì mỗi khi đặt chân đến một vùng đất lạ, sau các buổi/ giờ làm việc, tôi thường hay lẩn bứt ra mà lang thang một mình, với xe ôm, xe kéo, đi bộ, lại xe ngựa, xe bò, xe trâu, xe đạp… họa hoằn, cũng mượn được ô tô hay xe máy… Dần dần, tôi nhận ra rằng: Ở đâu đâu trên quê hương Việt Nam ta cũng có những truyền thuyết và huyền thoại, chuyện ma chuyện tiên, chuyện dị nhân rồi chuyện giao tranh… nhưng chuyện đánh cướp đánh giặc giữ mường bản, bảo vệ ruộng vườn, thì có lẽ, nhiều hơn cả, vẫn là ở các miền quê nghèo biên viễn và ở mấy tỉnh miền Trung nước ta. Ở những nơi này, dường như ngọn núi nào, khu rừng nào, con suối con sông nào cũng gợi cho bao nhiêu thế hệ người kể chuyện dân gian, nẩy ra cảm hứng và ý tứ mà rủ rỉ với con cháu muôn đời…

Tôi đến Đền Ken ở xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, một sáng mùa Đông có nắng mà gió vẫn lạnh. Thơ thẩn trong và ngoài khu di tích hơn 1 ha trên đỉnh núi Pù Đình - nơi đền Ken ngự, nhìn ra bốn phương tám hướng xung quanh, trầm lắng với tán cây và gốc cây sui của Đền, nghe lao xao có tiếng chào tiếng mời, rồi như chìm dần với tâm tưởng.

 Đền Ken là nơi ghi công hai cha con Nguyễn Đình Thu và Nguyễn Đình Long - những hậu duệ của các tướng lĩnh Tây Sơn dạt bước lên vùng sơn cước heo hút này. Cùng với các hào kiệt người Thái, người Tày, người Mông bản địa, các ông đã đánh thắng, đánh bạt giặc Vàng phương Bắc xâm lấn nhiều lần. Rồi có một trận kịch chiến nổ ra, Nguyễn Đình Thu tử trận.

Nhưng sao nơi này chỉ thờ Nguyễn Đình Long, không như ở đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí - Thủy tổ dòng họ Nguyễn Đình ở xứ Nghệ, lại còn thờ cả phụ mẫu và anh trai của Ngài? Dân gian, vâng, lại là dân gian - dân thường vẫn có ít lời thì thào rằng: Cụ Thu cũng can trường lắm, công to lắm… Nhưng Cụ cũng có hồi đã hà khắc với binh sĩ, dân chúng… Vậy thôi, không dám vân vi nữa.

Tâm thức dân gian mách kể lại rằng: Cạnh khu Đền Ken, còn có dấu tích quân doanh, ngai vàng của một ông vua người Thái Đen, vốn cũng là trẻ trâu ở đất rừng Chiềng Ken này, tên là Chà Liều. Ấu thơ, bé Chà Liều cũng thông minh dĩnh ngộ như nhiều anh hùng áo vải nước ta. Lớn lên, chàng Chà Liều xưng vua, các bạn trẻ hồi nào thành tướng sĩ. Họ đã đánh giặc ngoại bang, đánh bọn cướp bảo vệ bản làng. Vua Đại Việt cảm mến, vua Chà Liều nơi phiên dậu quốc gia, đã tác thành cho Chà Liều với con gái yêu của một vị tướng. Chà Liều xứng đáng thế và tiếp tục giữ yên bờ cõi Đại Việt ở nơi phiên ải. Nhưng cái chết của ông lại thật bi thương và đáng ngờ: người làm ông chết và tuyệt tự, lại chính là vợ hai của ông. Ai dựng ra kịch bản này? Sự bí ẩn và thương đau lại cũng vẫn rì rầm trong tiếng đất, trong tiếng vi vút của ngàn lau trắng Pù Đình, Chiềng Ken, Văn Bàn… và dường như đã lan ra suốt dãy biên thùy của hệ Hoàng Liên Sơn hùng vĩ nữa rồi. Được tắm mình trong nắng mùa Đông mà vàng tươi như mật ong đầu Xuân, ta như nghe được thật rõ lời Người muôn năm trước, rằng: Đã thấm nhuần một tình yêu xứ sở, đã can trường đảm lược trong chiến chinh, xin đừng để tình riêng cao hơn nợ nước để đến nỗi sa cơ.

Xin đừng vội trách người xưa sao lại hay kể chuyện oái oăm. Đôi khi, lại lầm lẫn gì đây mà pha chuyện người này với đấng quân vương nọ. Hay là các trí thức bình dân chưa qua trường Tổng trường Phủ đã mượn cái vẻ mù mờ cho dễ bàn quốc sự quốc gia? Ta nghe nữa và đọc thêm, thì nhận ra từ những lời rì rầm của tiếng đất như Nguyễn Đình Thi từng viết, hoặc lắm khi, lại đa thanh đa giọng điệu như Nguyễn Du kể chuyện Thúy Kiều, rồi lại thăm thẳm u buồn như Bà Huyện Thanh Quan kể và tả người kiếm củi một chiều mưa rét ở Đèo Ngang thủa nào…, ta sẽ thấy sáng rõ dần đôi lời quả quyết thẳng căng của nhân dân, ví dụ:

Thương dân, dân lập đền thờ

Hại dân, dân đái ngập mồ

thối xương!

Cái sự quyết liệt này không biết đã thành lời nguyền từ bao giờ, nhưng chợt nhớ lại Thầy đồ Nguyễn Đình Chiểu khi kể chuyện Lục Vân Tiên bằng thơ lục bát, rồi viết Văn tế các nghĩa sĩ đánh giặc Tây xâm lăng mà như Hịch cho muôn người ra trận từ tâm nguyện “bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”… thì mới có thể thấm thía hơn mấy câu người Việt ở Nam Trung Bộ từng bần thần lúc đọc cho mình, cho con cháu nghe vào đêm hè hay dưới trăng thu:

Chiều chiều én liệng Truông Mây

Cảm thương chú Lía bị vây

trong thành

với cả mấy câu này nữa, ở đâu ta? Miền Trung hay Tây Nam Bộ, hay là trích từ khúc giã bạn của Kinh Bắc mà sửa đi đôi chữ đây, là cái câu, cái ý, cái tâm trạng rành là Việt này:

Rồi mùa toóc rã, rơm khô

Bậu về quê bậu, biết nơi mô mà tìm?

thật là nao lòng và thao thiết

biết bao nhiêu.

Có người hỏi: Văn chương dân gian Việt vậy, mà sao cộng đồng dân tộc Việt Nam, dù là nhánh nhỏ như các tộc người ở vùng cao, nhánh vừa vừa như Mường, Thái, Khme… cho đến Kinh, đều cương cường khí khái, quật khởi và đại nghĩa đến thế!

Tôi thì muốn cho rằng: Khi ta thấm thía đến tận cùng sát đáy những đớn đau vì bị ức hiếp, lừa gạt và đói nghèo rồi, thì cũng là lúc, hơn nhiều tộc người khác, người Việt ở muôn nơi đã tự đủ chín về tư tưởng và đạo lý rồi truyền cho nhau những ước vọng lớn lao mà cụ thể, những mong cho đời mình rồi đời con cháu mình ngày một khấm khá hơn, có tư thế thực sự giữa đất trời vốn không của riêng ai này.

Trong cuộc trường chinh cần lao mấy ngàn năm nay, người Việt ở vùng cao dưới dãy Hoàng Liên Sơn đã thích thú như người Việt  ở mọi vùng xuôi khi đọc cho nhau nghe (cũng với giọng thì thầm thôi), câu này:

Ước gì sông rộng tày gang

Bắc cầu giải yếm cho chàng

sang chơi.

Tôi đã gặp, đã nghe ở Đền Ken, ở quán cà phê gần cầu Cốc Lếu, ở Hội Lim Bắc Ninh mấy câu này nữa:

Cô kia cắt cỏ một mình

Cho anh cắt với, chung tình làm đôi

Cô còn cắt nữa hay thôi

Cho anh cắt với, làm đôi vợ chồng.

*

Hôm ấy một ông hưu trí ở Mương Khương kể: đồn biên phòng Pha Long có nhiều anh bộ đội bám dân bản, thuộc đường biên còn hơn nhiều cán bộ khác, thế mà chưa biết tại sao vùng này là trung tâm vận chuyển ma túy liên quốc gia, mà con nghiện hầu như không có ai. Phải điều nghiên bằng nhiều cách, thì hiểu ra: các ông trùm ma túy thường phạt nặng, thậm chí là thủ tiêu người trong đường dây nếu biết họ đã hút hít, vì hút hít, sẽ làm mất tập trung.

Có người cho hay, ông hưu trí này có nhiều thành tích, công lao, mà chỉ được bằng khen, không/ chưa được phong anh hùng như lớp đàn em. Hỏi vậy là sao? Ông cười khơ khơ, thay câu trả lời, là câu: Có năm, tôi đi dự các đại hội, các lễ mừng đến 7 lần, hết hơn 7 tháng lương, mang về được 7 bộ ấm chén làm quà tặng vợ con…

Hôm khác, lại được mấy anh công an ở các xã giáp biên cho hay: dịp này đang lo xuống bản làm Căn cước công dân vào các buổi tối, vì ban ngày bà con đi làm cả. Đi bằng gì? Đi bộ, đi xe máy. Xa không? Dạ, cũng trên dưới 10 cây số, vâng, đi mất gần một giờ, về cũng thế. Về chắc ngủ tít, nhỉ? Nhiều hôm chưa kịp ăn uống gì, lại phải lên đường ngay vì được báo có F0 đang ở đâu đấy phải tìm, vì có đám trai trẻ uống rượu đánh nhau, vì có tai nạn đâm xe đổ máu bên đường vừa xuống bản…

Nhà văn Công Thế kể: dưới lưng chừng đèo Khan Co, phía Nam hệ núi Hoàng Liên, có bản Tu Thượng, Khoảng 300 năm trước người Mông từ bên kia biên giới trôi dạt sang đất ta, ngụ cư ở Tu Thượng. Bởi núi rừng hiểm trở, bởi ngại ngùng mặc cảm bị xua đuổi như hồi ở bên kia, mấy gia đình người Mông này sống khép kín, ẩn dật, rồi sinh ra nạn quần hôn, con cháu các đời sau trở nên thấp bé. Quan đồn Pháp gọi họ là bà con xa của người Nhật.

Một lần kia, nghe báo là nhóm người Mông xanh này bắt được thú quý hiếm, lính Tây leo núi tìm đến, đòi nộp thú quý. Bà con nói thác ra là đói quá, phải làm thịt đứa bé ốm không thể nuôi chữa được. Lính Tây không tin, tự mở vung nồi, trong mờ mịt hơi và khói, thấy có bàn tay bé nhỏ thật, cả bọn quày quả đi ra. Từ đó, xóm nhỏ Mông xanh này mang thêm tiếng: Mông xanh ăn thịt người! Họ càng bị xa lánh thêm.

Mãi sau 1945, rồi đến cuộc kháng chiến chống Pháp, cán bộ ta đến nằm vùng giác ngộ bà con, thì mới rõ: Năm xưa ấy, bà con bắt được một con căng (thuộc loài khỉ), thì nấu cháo ăn thôi.

Mấy chục năm nay thì khác xưa lắm rồi. Người Mông xanh được chính quyền các cấp động viên, giúp đỡ, nên đã phá bỏ tục quần hôn. Mới gặp, ta thấy bà con có trang phục và ngữ âm na ná người Nhật thủa trước, nhưng vóc dáng đã như Kinh như Thái như Tày. Ông Vàng A Dính khi là Chủ tịch Hội Nông dân xã Nậm Xé từng nói: Chúng tôi đã là người Việt Nam, người Mông ở đây và ở khắp dãy Hoàng Liên Sơn, khắp cả tận Thanh Hóa, Nghệ An… đã đi bộ đội, làm cán bộ, làm công an lâu nay rồi.

Đã bắt đầu có hoa đào ở Sapa, ở Bát Xát, ở Bảo Thắng, ở Bảo Hà… Nghe nói từ các nơi ấy, và cả từ Si Ma Cai, Y Tý, Tả Gia Khâu… Tết cũng đang mon men đến rồi. Tết vùng biên trong mùa chống giặc Covid, thì cũng cần gọn ghẽ thôi, tôi nghe nhiều người ở thành phố Lào Cai nói thế.

Trong rực rỡ đèn đêm, tự nhiên nhớ Bản Phố năm nào. Bản Phố, phải rồi, Bản Phố với thơ Đoàn Hữu Nam: Rượu rót bát tràn bát/ Mắt rót tràn trong mắt/ Tình say đến ngu ngơ… rồi nhớ sang Tô Hoài, ông cụ cười móm mén tinh quái: Cái anh không uống được rượu mới làm thơ rượu hay được. Đúng thế đấy. Nhấp môi thôi, uống như người biết uống thì thấy được gì mà làm thơ cho hay nữa.

Nguồn Văn nghệ số Xuân 2022

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm