TIN TỨC

Tinh thần Phù Đồng từ chiến tranh đến hòa bình

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-19 08:40:00
mail facebook google pos stwis
697 lượt xem

CUỘC THI "ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA"

HOÀI HƯƠNG

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Mặt trận 479, Phó Tư lệnh chính trị, Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 4, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2. Một tướng trận với nhiều vết thương trên mình trong chiến tranh chống Mỹ, nhưng cho dù sức khỏe có “hao hụt” ít nhiều thì ông vẫn luôn mang tình thần “Phù Đổng” quê hương Sóc Sơn của ông phụng sự theo lý tưởng “Vì nhân dân quên mình” của một quân nhân Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh được Đảng, nhà nước, quân đội thăng quân hàm thiếu tướng khi tuổi đời mới ngoài 40 và được tặng thưởng 2 Huân chương quân công, 6 Huân chương chiến công các loại, Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng nhất, Huy chương quân kỳ quyết thắng, Huân chương kháng chiến hạng nhất, và nhiều huân huy chương khác.

Ông sinh năm 1939 tại thôn Trung, xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, mảnh đất giàu lòng yêu nước và hiếu học. Năm 1962, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, và năm 1963, khi phía quân đội Chính phủ Sài Gòn ở miền Nam được trợ giúp của Chính phủ Mỹ, tiến hành leo thang chiến tranh vượt qua vĩ tuyến 17, phá hoại nhiều điều khoản của Hiệp định Genève, ông gia nhập quân đội, với tinh thần và lý tưởng hướng về miền Nam ruột thịt, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi quân xâm lược Mỹ, thống nhất đất nước.

Câu chuyện về ông bắt đầu từ việc ông “khởi động”, kích hoạt lại việc đi tìm mộ liệt sĩ đồng đội trong chiến tranh chống Mỹ ở chiến trường Đông Nam bộ sau 2 năm Covid-19.

Một chiến binh thao lược trên chiến trường

Cuộc đời binh nghiệp của tướng Nguyễn Ngọc Doanh gắn liền với chiến trường miền Đông Nam bộ. Năm 1966, ông được vào Nam chiến đấu. Từ trận đánh đầu tiên ngày 10/8/1966 cho đến những trận đánh giải phóng chi khu Đồng Xoài, Phước Long, Chi khu Định Quán, Lâm Đồng, Xuân Lộc, Long Khánh, vô cùng ác liệt “Mở cánh cửa thép tấn công vào giải phóng Sài Gòn”… Và những chiến dịch, những trận đánh trên đường 13, chiến dịch Nguyễn Huệ, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, các cuộc chiến biên giới sau này, trong suốt 34 năm chiến trận của ông là minh chứng cho lòng quả cảm, tài thao lược, từ một người lính đến một chỉ huy cấp Quân đoàn – Quân đoàn 4, trọng yếu chiến lược của miền Đông Nam bộ.

Sau 30/4/1975, ông tham gia nhiệm vụ quân quản, củng cố xây dựng chính quyền cách mạng ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, ông được cử đi học nâng cao kiến thức Quân sự trong thời kỳ mới ở Học viện Quốc phòng. Tốt nghiệp, ông được cấp trên cử đi làm nhiệm vụ quốc tế, là chuyên gia của Sư đoàn 196, Sư đoàn đầu tiên của quân đội cách mạng Campuchia. Đến tháng 3/1983 là trưởng Đoàn 7704; năm 1984, kiêm phó đoàn chuyên gia thống nhất tỉnh Bát Tam Bong.

Trận đầu tiên suýt thành tử sĩ

Ngày 10/8/1966, tại Đường 10 Vĩnh Thiện, gần Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), trận đầu tiên trong cuộc đời chiến binh, ông và đồng đội chạm trán với toán biệt kích Sài Gòn và ông bị thương rất nặng. “Tôi bị quân Sài Gòn bắn gần như thẳng mặt, vỡ xương hàm, chân bị bắn rách toác cơ đùi. Trên đường lui về cùng đồng đội lại bị ném bom chặn đường. Tôi lịm đi. Lúc đó, tưởng tôi đã hy sinh, đồng đội đào huyệt, do còn chiến đấu nên đắp võng và lá cây lên, đợi xong trận thì chôn… Tối đến, đơn vị cử hai đồng đội là Bế Ích Quân, quê Cao Bằng và Đinh Văn Lĩnh, quê Phú Thọ ra chôn tôi. Trong khi ôm tôi vào lòng lần cuối thì anh Quân phát hiện chân tôi không có dép nên quyết tìm cho tôi đôi dép để “về dưới kia có cái mà đi lại”. Đầu kia, anh Lĩnh cứ thế xúc đất hất vào huyệt để chôn. Kiếm được dép, khi sờ vào chân, anh Quân hét to: “Dừng lại, chân anh Doanh vẫn còn ấm lắm, anh Lĩnh ơi!”. Và tôi được đưa trở lại đơn vị cấp cứu… Sống mạnh khỏe tới hôm nay”.


Tác giả trò chuyện với tướng Doanh. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Chiến dịch cuối cùng của thời chống Mỹ

Trận đánh đồn Tân Hưng ngày 11/7/1967 là trận đánh công sự vững chắc lần đầu tiên ở miền Đông Nam bộ, và ông được giao nhiệm vụ dùng lựu đạn kích nổ bộc phá, cho bộ đội xông lên làm chủ trân địa, trận này ông bị thương nặng. Tháng 2/1969, Tiểu đoàn của ông được tham gia đánh tiêu diệt Tiểu đoàn lính dù Mỹ vừa đổ bộ xuống Bến Tranh với pháo hạng nặng, xe tăng, trận này ông lại bị thương suýt thành “liệt sĩ”. Từ cuối năm 1969 đến đầu 1974, ông tham gia đánh hàng chục trận, cùng đồng đội tiêu diệt hàng trăm lính Mỹ, phá hủy hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp của địch.

Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn. Ông hào hứng, y như trận chiến vừa mới xảy ra, còn “nóng”: “Đơn vị tôi là E141, F7 cùng tướng Lê Nam Phong đánh hướng Đông Bắc Sài Gòn. E141, được nhận lá cờ từ tay chỉ huy trưởng mặt trận Hoàng Cầm để vào cắm trong dinh Độc Lập khi ta đánh tới nơi, bởi đơn vị đã từng chiến thắng và cắm cờ trên Dinh Tỉnh trưởng Phước Long trong trận giải phóng đường 14 – Phước Long ngày 6/1/1975. Đêm 29 rạng sáng 30/4, đơn vị được lệnh tiến quân thọc sâu vào Sài Gòn nhưng khi vừa đến cầu Suối Máu (Biên Hòa) thì gặp địch đánh chặn, đơn vị buộc phải triển khai đội hình chiến đấu chiếm Tháp Chuông (Biên Hòa) trong suốt đêm 29/4. Vào đến cầu mới (cầu Hóa An hiện nay) lại bị đánh sập 2 nhịp, đơn vị lại phải vòng trở ra quốc lộ I tiến quân vào ngã 3 Vũng Tàu…”.

Sau đó đơn vị của ông được giao nhiệm vụ đầy khó khăn và hoàn toàn mới mẻ với lính chiến, làm nhiệm vụ quân quản tại quận 1, cụ thể là khu vực dinh Độc Lập.

Và làm chuyên gia trong chiến tranh biên giới Tây Nam

Những kinh nghiệm trong chiến trận của ông tưởng chừng khi hòa bình thống nhất đất nước sẽ chỉ còn nằm trong các sách tổng kết “binh thư yếu lược” chiến tranh cách mạng của Quân đội ta, thì một lần nữa ông lại mang ra dùng, mà lần này là một thách thức không hề nhỏ. Vâng! Đó là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và giúp nước bạn thoát khỏi họa diệt chủng của bè lũ Khmer Đỏ phản động Pol Pot – Ieng Xari…

Nguyên Phó Tư lệnh chính trị Mặt trận 479, Nguyễn Ngọc Doanh kể: “Thực hiện đường lối quốc tế trong sáng của Đảng ta từ thời xưa: “Liên minh đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung”, “Giúp bạn là tự giúp mình”, đồng thời thực hiện “Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai chính phủ Việt Nam – Campuchia, ngày 14/4/1979, Mặt trận 479 được thành lập”.

Trải qua hơn 10 năm cùng với Bộ Tư lệnh Mặt trận, ông cùng các lãnh đạo đã chỉ huy các đơn vị thực thi nhiệm vụ tổ chức truy quét, đánh phá hệ thống căn cứ kho tàng của Khmer Đỏ trên các địa bàn chiến lược, đánh tan toàn bộ hệ thống căn cứ của Khmer Đỏ trên tuyến biên giới, bóc gỡ hầu hết các lõm căn cứ trong nội địa, loại khỏi vòng chiến đấu lính Khmer Đỏ trong lực lượng “Ba phái”; Phối hợp cùng bạn chữa bệnh, cứu đói, ổn định đời sống nhân dân, giúp bạn xây dựng chính quyền cách mạng cơ sở, xây dựng lực lượng dân quân du kích phum, xã; xây dựng bộ đội huyện, bộ đội tỉnh và bộ đội chủ lực; ổn định đời sống của nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố chính quyền cơ sở từng bước để bạn tự đảm đương được nhiệm vụ quản lý, bảo vệ địa bàn.

Với đồng đội như tình ruột thịt

Trở về thời bình, trưởng thành từ người lính cho đến một vị tướng, nên ông thấu hiểu những tâm tư tình cảm, những trở lực mà người lính phải đương đầu, phài vượt qua trong thời bình. Xuất phát từ trách nhiệm chính trị, sinh mệnh của những người lính, quyền lợi của người chiến sĩ, việc đầu tiên ông làm là đề xuất xây dựng doanh trại, nơi ăn chốn ở đàng hoàng cho bộ đội, liên hệ đăng ký hộ khẩu cho vợ con cán bộ để ổn định cuộc sống yên tâm công tác… Ông thương lính như thương con em của mình, vì thế khi quyết định những vấn đề gì đều được kiểm tra kỹ càng, đi tận nơi xác định cụ thể, mới hạ quyết tâm thực hiện. Ngoài ra, ông quan tâm giải quyết quyền lợi cho cán bộ chiến sĩ, kịp thời đề xuất bổ nhiệm, thăng hàm, cân nhắc đưa đi đào tạo, khen thưởng động viên khích lệ, nhất là với lính trẻ có năng lực, có tài năng…

Tinh thần trách nhiệm công dân

Năm 1992, sau 34 năm chinh chiến, những vết thương trong chiến tranh đã làm cho sức khỏe của ông yếu đi, ông được nghỉ hưu theo chính sách. Nhưng cho dù nghỉ hưu, thì tinh thần chiến binh vẫn cứ chảy trong huyết quản của ông, ông vẫn có cách cống hiến năng lực trí tuệ theo cáchh riêng của mình. Ông hoạt động xã hội, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực với chính quyền địa phương trong công tác an ninh trật tự, bài trừ tệ nạn xã hội, vận động các doanh nghiệp cá nhân, các cựu chiến binh đóng góp xây dựng nhà tình thương, giúp đồng đội cũ, gây quỹ tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học… Ông sống bình dị, chịu thương chịu khó, sống tiết kiệm, mở lòng thương yêu đồng chí, đồng đội và bà con khu phố, luôn tích cực tham gia công tác địa phương, đảm nhiệm nhiều chức vụ: Tổ trưởng Đảng, Phó Ban mặt trận khu phố, Phó Chủ tịch Hội CCB phường, trong Ban kiểm tra Hội CCB Quận Bình Thạnh, Trưởng Ban liên lạc Truyền thống của nhiều đơn vị như: Mặt trận 479, Quân đoàn 4, Sư đoàn 7, Sư đoàn 312…

Nghĩa tình đồng đội và những cuộc tìm kiếm suốt hơn 30 năm nay

Sau khi về hưu, dù mang trong mình tỷ lệ thương tật 78% nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh đã mang trái tim người lính, dành chút sức của mình đi đến nhiều vùng miền của Tổ quốc, từ non cao đến rừng sâu, sông dài, núi lớn, thậm chí sang cả nước bạn Campuchia để tìm hài cốt của những đồng đội đã một thời cùng ông vào sinh ra tử trong chiến tranh…

Tháng 8/2012, ông nhận Quyết định làm Giám đốc Trung tâm tìm kiếm hài cốt liệt sĩ (thuộc Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam). Với tướng Doanh bây giờ công việc chính và qua trọng nhất của ông là tìm mộ liệt sĩ. Từ khi thành lập Trung tâm tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, bằng sự chỉ huy điều hành nhạy bén và kiên trì của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, trung tâm đã tìm kiếm được trên 350 bộ hài cốt liệt sĩ từ các cánh rừng miền Đông Nam bộ đưa vào nghĩa trang. Có trên 50 hài cốt đã được đưa về quê hương liệt sĩ ở mọi miền đất nước.

Mỗi một cuộc tìm kiếm là một cuộc thử thách gian khó, không chỉ là sự kiên trì bền chí, tình yêu đồng đội, mà còn là nhữg thử thách của thiên nhiên, của sự thay đổi điền địa của địa phương… Có nhiều khi phải lội bộ hàng chục km đường rừng, phải vượt bao dốc cao, suối sâu, bất kể nắng mưa mới đến được khu chôn cất các anh. Có khi phải dùng cả máy ủi, máy đào để khai quật, tìm kiếm phần mộ… Rất nhiều đêm ông và mọi người cùng đi ngủ lại trong rừng, ăn lương khô, mì gói như thời chiến tranh.

Trong các câu chuyện về ông kể thời chiến tranh, loanh quanh một chút là ông lại nhắc đến những trận đánh, ông vẫn bồn chồn không yên khi nghĩ đến những đồng đội còn nằm lạnh lẽo nơi những cánh rừng, ngọn đồi, ven các con suối ở các chiến trường từ Bắc vào Nam. Chính điều đó đã thôi thúc ông phải quyết tâm đi tìm đồng đội đã hy sinh: “Việc làm này của tôi và các cựu chiến binh hiện nay một phần trả ơn đời, một phần tri ân đồng đội, luôn cảm thấy mình mắc nợ những người đã cùng tôi vào sinh ra tử, nhất là những đồng đội đã hy sinh tại chiến trường”…

Có lúc ông nghẹn giọng: “Điều tôi trăn trở nhiều nhất là chính là đồng đội năm xưa đã cứu sống tôi. Sau đó hai anh hy sinh tại chiến trường, nhưng đến nay tôi vẫn chưa thể tìm được hài cốt để đưa các anh về quê hương. Tôi cứ nghĩ, chỉ có mình từng biết vị trí đồng đội ngã xuống, nên còn sức ngày nào còn đi tìm hài cốt đồng đội, đưa về yên nghỉ tại quê hương thì tôi mới an lòng”.

Ông “khoe” với tôi chiếc cặp, trong đó là hàng chục tấm sơ đồ mộ chí với hơn 500 liệt sĩ ở đồi Bắc Sơn, 164 liệt sĩ ở Cần Lê, 1067 liệt sĩ ở Bù Gia Mập, 901 liệt sĩ ở Tàu Ô…, hàng chục ngàn liệt sĩ ở khắp các chiến trường Nam bộ và nước bạn Campuchia. Các sơ đồ mộ chí đều có danh sách ghi rõ họ tên, quê quán… từng cán bộ chiến sĩ, mà tới nay vẫn chưa tìm thấy phần mộ.

Vì thế, ngày đêm tướng Doanh cứ đau đáu nỗi niềm với câu hỏi: “Liệu đến bao giờ tìm được hài cốt các anh!”.

Nguồn: Tạp Chí Văn Nghệ TP.HCM số 36

Bài viết liên quan

Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm
Nợ sách đèn
Ngày ấy, chúng tôi từ khi đầu tiên mới tập tễnh cặp sách vào lớp 1 bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, thế hệ học trò chúng tôi trải qua khá nhiều kỳ thi qui định. Học trò có thi đỗ mới được lên lớp.
Xem thêm
Thương một nhà văn cao tuổi
Nghe tin một nhà văn cao tuổi (85 tuổi) là Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, cũng là người tôi quý mến bị bệnh ung thư và khó qua khỏi trong thời gian tới. Tôi lật đật chạy đến thăm ông dưới cái nắng hè oi bức.
Xem thêm
Chất lính - Bút ký của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3262 – 3263.
Xem thêm
Beijing lá phong vàng (8) – Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu
Kẻ yếu thua từng trận nhưng thắng toàn cuộc. Kẻ mạnh thắng từng trận nhưng thua toàn cuộc. Chủ thuyết Tàu là Salami.
Xem thêm
Cha tôi: Một ngón đàn tài tử đậm hồn thơ – Tạp bút Tương Như
Trong suốt cuộc đời, đôi khi phải chịu đựng cảnh mưa gió chìm nổi, tôi vẫn thường tự nghĩ mình là có lẽ là nơi hội tụ cơ duyên giữa ba dòng sông nghệ thuật: mỹ thuật, thi ca và âm nhạc.
Xem thêm
Duyên đá - Bút ký của Minh Đan
Mỗi ngày, mặt trời phía xa xa chưa kịp lấp ló, đã thấy ba tôi cần mẫn xách những xô nước mát trong trĩu nặng đôi bờ vai xương xẩu tưới lên những tia sống khỏe, mớm yêu cho từng khóm cây, chậu cảnh vườn nhà.
Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm
Sông chảy bên đời – Tuỳ bút của Nguyễn Thị Thu Thủy
Một đời người đã đi qua biết bao dòng sông, bao nhiêu ngã rẽ, khúc cua; mỗi dòng sông đều để lại bao luyến lưu, vương vấn, để lại những kí ức luôn tươi xanh mỗi khi nhớ về. Sông vẫn cứ chảy như thời gian trôi đi mải miết vì vậy “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Xem thêm