TIN TỨC

Xanh nồng nàn xanh vời vợi em trôi

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-09 06:25:59
mail facebook google pos stwis
1135 lượt xem

NGUYÊN BÌNH

(“Đọc tác phẩm “Khát vọng xanh” của Triệu Kim Loan)

Không có mảnh nhỏ cuộc đời nào lại không mang trong mình thi ca. (Gustave Flaubert). Cho phép tôi dẫn lời một nhà văn danh tiếng người Pháp để mở đầu bài viết về tập thơ KHÁT VỌNG XANH (KVX) của nhà thơ nữ Triệu Kim Loan (TKL) do nhà XB HNV cấp phép xuất bản 2022. Đây là tập thơ thứ ba của chị sau hai tác phẩm KHOẢNG LẶNG và SUY TƯ CHIỀU vừa được ban văn nữ của Hội nhà văn TPHCM tổ chức ra mắt trong năm nay. Cũng cần nói thêm, nhà thơ Triệu Kim Loan sinh ra ở Hưng Yên, lớn lên ở Phú Thọ, tốt nghiệp ĐHSP II Hà Nội, có bằng thạc sĩ văn học và hiện đang sinh sống và giảng dạy tại TP. Hồ Chí Minh.

“Thơ là ngôn ngữ chưng cất mạnh mẽ nhất của bản thân tác giả” (Rita Dove). Thế cho nên,  KVX là bình rượu nồng nàn thấm đẫm hương vị của men đời nồng cay mặn chát mà nhà thơ, nhà giáo TKL ấp ủ trong ngôn ngữ đến thời kỳ dậy men để tỏa hương.

Bắt gặp bài thơ chủ đề của tập thơ, tôi càng thấm thía câu nói của Rita Dove khi nhâm nhi thưởng thức ly rượu quý chưng cất từ men thi ngôn sóng sánh như ly rượu bồ đào tuyệt hảo:

Nửa trăng tròn phía nghiêng đêm em khuyết

Ký tự xanh - những ký tự không lời

Em khát vọng- em một mình mật ngữ

Xanh nồng nàn xanh vời vợi em trôi…

(Khát vọng xanh)

Từ KVX, với khổ thơ trích dẫn trên, có thể khẳng định ngôn ngữ thơ TKL bắt đầu được mã hóa, hiện đại, tích hợp nhiều ẩn dụ sâu, dung lượng chuyển tải trong từng câu thơ đậm đặc, thể hiện quá trình tư duy và suy tưởng miệt mài trong sáng tác.

Có lẽ, không một thi sĩ nào mà không một lần âm thầm độc thoại trong đêm thâu, để trong giây phút tịnh thức nhận diện bản ngã, vạch miệng vết thương đo nỗi cạn sâu từ những nhát chém cuộc đời. Với TKL, nhà thơ nhận biết và bộc bạch lỡ lầm đáng tiếc làm dang dở đời mình chính là con tim thiếu nữ dại khờ ngày ấy “đã yêu thật vội”. Yêu thật vội không hề là một cái tội, và nào ngờ, trăn trở trong những đêm dài cùng “thú đau thương” ấy lại ban tặng cho chị những nét thơ đẹp lạ lùng:

Những đêm dài
Từ xa, ai gọi
Trái tim đau không tự vá nổi mình
Em đã yêu thật vội
Uống say mềm
Giọt mật của dối gian

(Độc thoại)

Đàn bà bao giờ cũng là đàn bà, đỏng đảnh ngày, đỏng đảnh đêm, đỏng đảnh cả những khi chưa  yêu và cả những khi đã chuốc lấy sầu muộn. Qua tự sự thơ, TKL tự thú chân thành, dung dị bằng những câu thơ sinh thành từ đáy sâu tâm cảm. Tôi hiểu, với tình yêu, Anh là tất cả, anh đã khua chiếc đũa thần khiến cho “em bão nổi” trở thành “em ngọn cỏ” mềm ngoan. Bằng chính trải nghiệm của mình, kể cả khi đối diện với hạnh phúc và khổ đau, TKL đã khẳng định giá trị và sức mạnh của tình yêu, như gởi một thông điệp chứng minh rằng tình cảm thiêng liêng đó đủ năng lượng để làm thay đổi cá tính phụ nữ:

Người đàn bà đỏng đảnh là em
Sáng nắng, chiều mưa, đêm về bão nổi
Nhưng tình yêu em dành cho anh lại hiền như cỏ
Cỏ thật mềm
Ru giấc anh say.

(Giấu lửa tim mình)

Tình yêu của “người đàn bà làm thơ” lại càng kì diệu hơn nữa. Nàng thơ chẳng quản đêm sâu, tháo lao với “ngàn con mắt trắng” để tìm gì ? Phải chăng câu trả lời là “một chữ xanh” đầy bí ẩn? Một chữ xanh nhiệm mầu cho trái tim lạnh lẻo bơ vơ ấm lại để hồi sinh.

Nàng thơ “Trốn vào đêm” để “đối diện với ngàn con mắt trắng”. Diệu kì quá sự biến ảo mang tính thách thức của thi ngôn trong giây phút thăng hoa. Đó chính là lúc ý nghĩ bắt gặp ngôn ngữ và thơ cất cánh bay lên. Ô hay, thay vì “một con mắt” thức trắng “ngàn đêm thâu”  thì tác gả lại hoán vị thành “ngàn con mắt trắng” thao thức cùng nhà thơ trong đêm dài đơn lẻ. Một sự đảo chiều độc đáo để nâng tầm vóc câu thơ, tránh lối mòn mà nhiều người khác đã đi qua:

Người đàn bà làm thơ

Trốn vào đêm

Đối diện ngàn con mắt trắng

Mong tìm một chữ xanh.

(Trốn vào đêm)

Càng đi sâu vào KVX, ta càng bắt gặp nhiều câu thơ đẹp với sự tìm tòi đổi mới như “Dải khăn voan như khói che đầu”. Hoặc: “Đâu thể tròn nếu khuyết nửa không anh”. Nếu nhà thơ quá cố Nguyễn Vũ Tiềm bắt gặp, tôi tin rằng ông sẽ chọn ngay vào ngàn câu thơ tài hoa. Có thể nói đây là một quá trình sáng tạo nghiêm túc và kiên nhẫn của chị, thể hiện khát vọng vươn tới phong cách thơ hiện đại, tránh lối tả chân bỡ ngỡ lúc ban đầu mà nhà thơ nào cũng phải bước qua.

Trong hành trình khám phá KVX, ta có thể dừng lại nghỉ chân bên cội thơ lục bát thấm đẫm hồn dân tộc, lại được nhà thơ cách tân theo phong cách hiện đại, mát rượi tâm hồn:

Nhớ ai
dạ cứ tần ngần
Xa
hun hút ngóng
Gần
bâng khuâng chờ

(Giải mã tình câm)

Là một nhà giáo, thơ TKL luôn vướng vất hình ảnh của sân trường, tiếng ve, phượng đỏ. Đó là những hoài niệm đẹp không thể phai mờ của một đời người tận tụy với những chuyến đò đưa tuổi trẻ qua sông. Tuy nhiên, hoài cảm của chị không rập khuôn những bâng khuâng xa vắng mà đau đáu đến “thắt lòng”:

Thắt lòng

Thương tiếng ve ngân

Xao xác chiều hè cuối hạ

Thương cây bàng

Xoè ô đứng đợi

Thương phượng gầy

Thắp lửa

Những mùa thi.

(Thương)

Thời gian cũng chạm nhẹ vào thơ TKL, để giờ đây chúng ta có được những vần thơ “đêm Nguyên Tiêu” mà thưởng lãm:

Đêm Nguyên Tiêu hạt xuân rơi nhẹ
“Chạm "Tinh sương", nỗi nhớ xanh mùa
Ô cửa nhỏ, gió lùa thật khẽ
Phút tự tình, trăng thắp lửa thiêng

(Tình thơ)

Hoặc nhà thơ đưa chúng ta vào khoảnh khắc bổi hổi của khúc giao mùa tháng tư lặng lẽ: 

Tháng tư ơi, vần thơ trở giấc

Bỗng bồi hồi ký ức xanh xưa

Vườn ai trắng nồng nàn hương bưởi

Cải ven sông, ai đón đưa người

(Lọc khúc giao mùa)

Nhà thơ TKL yêu thiên nhiên, yêu những vùng đất vùng trời tổ quốc dấu yêu nên trong thơ chị không thiếu những nét cọ ngôn từ tô thắm quê hương. Đẹp quá những câu thơ TKL dệt gấm thêu hoa cho bầu trời thu Hà Nội:

Thu Hà Nội như em

Chiều rong chơi phố cổ

Mắt lá vàng thơm gió

Khói phủ hồ Tây sương

(Thu Hà Nội như em)

Và giờ đây, qua bao trăn trở, tôi nhận ra niềm hân hoan hạnh phúc trong mỗi câu chữ tràn trề niềm tin và hy vọng. Tôi tin rằng, KHÁT VỌNG XANH  mà TKL gieo vào thơ đã gặt hái được “mùa em xanh” như lời nàng bộc bạch:

Ngày trổ nhánh, hoa cười đón nắng

Mùa em xanh, mười ngón thiên thần

Dòng suối nhỏ quấn mềm cuội trắng

Dịu dàng em - thương cả những phân vân …

(Nụ hồng cổ tích)

Còn nhiều nữa bao nhiêu mật ngôn mật ngữ tiềm ẩn trong thi tập KHÁT VỌNG XANH. Mời bạn cùng tôi khám phá khu vườn thơ đầy hương sắc của chị. Sức sáng tạo của TKL còn sung mãn, tôi tin rằng nay mai sẽ đón nhận tập thơ tiếp theo với những sắc màu mới mẻ hơn nữa.

Những ngày giáp tết, chúc nhà thơ - nhà giáo vui khỏe để tiếp tục sáng tác. Sự nghiệp văn chương của chị còn cả một hành trình dài, đồng hành cùng bao bạn thơ khắp mọi miền đất nước.

Bà Rịa, ngày 5/1/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm