TIN TỨC

Thuở đạn bom ấy dễ thở hơn bây giờ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-25 21:59:41
mail facebook google pos stwis
1251 lượt xem

 CHỢT NHỚ VÀ KHÓ QUÊN

TÔ HOÀNG

Thuở chiến tranh, hàm Đại tá hai vạch, bốn sao là oách xà lách lắm. Phải đảm trách Tư lệnh phó, Phó Chính ủy, Tham mưu trưởng Mặt trận hoặc một hướng chiến dịch. Chứ không nhan nhản như bây giờ. Thượng tá, Trung tá thì được giao chức Chính ủy, Chủ nhiệm chính trị, Trung đoàn trưởng Sư đoàn hoặc Trung đoàn.

Các vị cấp “côi” (trên) ấy thường có 1 chú lính công vụ phục vụ. Công việc của chiến sỹ công vụ là gì? Giải thích đâm dông dài. Vắn gọn na ná như Osin bây giờ. Lo ba bữa cho thủ trưởng. Lo việc tắm giặt, phơi gấp quần áo; đèo balo giúp thủ trưởng trong các đợt “đi tiền phương”.

Các thủ trưởng thường thích chọn công vụ trong đám lính là người Tày, người Mèo, người Nùng… ngoài Bắc. Lý do ư? Leo dốc, mang vác không ai bằng. Không sốt rét. Rất thực thà. Không biết ăn vụng. Càng không hóng hớt rồi đưa chuyện. Và dĩ nhiên phải là đảng viên.

Mối quan hệ giũa thủ trưởng và lính công vụ đảng viên, người Tày, người Nùng… này rất nhiều chuyện hay. Xin kể lại đôi chuyện.
 

CHUYỆN THỨ NHẤT

Mùa mưa, trở về “cứ”, những đêm mưa rơi tầm tã ngoài rừng, ngồi bên đống lửa, thủ trưởng, cùng công vụ và đám chiến sỹ thích nhất là trò xúm nhau chơi bài “Tiến lên”. Xoong, chảo nhiều lọ nghệ (nhọ nồi) bày sẵn ra. Anh nào thua là bị vẽ râu nhọ nồi lên mặt. Còn nhớ Tư lệnh hướng Đông chiến dịch năm ấy là Đại tá Tư Bốn, nổi tiếng vì thói quen đi “địa hình” với cánh trinh sát bao giờ cũng đòi bò cùng anh em vào tận hàng rào cuối mới yên tâm lên sa bàn tác chiến. Tư lệnh còn nổi tiếng vì có cả một “thung lũng” chuyện tiếu lâm rất lính, rất là “trần văn truồng”. Công vụ của Tư lệnh là chú lính Tày Vùa A Phử.

Tối ấy chơi bài, Vùa A Phử ngồi bên Tư lệnh và đi cùng “cặp“. Đã 4, 5 lần Tư lệnh thua và Vùa A Phử cùng chịu quẹt nhọ nồi bôi râu lên mặt với Tư lệnh. Đến ván khác, “‘cặp” Tư lệnh và chiến sỹ công vụ thua tiếp. Vùa A Phử hồn nhiên, chỉ tay vào mặt Tư lệnh hét to: “Chơi gì mà ngu thế!“. Anh em chúng tôi xanh mắt nhìn nhau. Tư lệnh Tư Bốn bình thản cười lớn: “Không sao cả! Ngồi vào chiếu bài quân tướng phải bình đẳng như nhau mới được! Chơi tiếp! Chơi tiếp!”

Vào một đêm, Tư lệnh tiếp khách từ trên Mặt trận Bộ xuống bàn bạc, quán triệt gì đến tận lúc gà rừng te te gáy sáng vẫn chưa xong. Cuộc họp sắp tan, Đại tá Tư Bốn vẫy tay gọi công vụ Vùa A Phử tới gần thì thầm: “Này có món gì ngon ngon ta chiêu đãi cấp trên không? Ví như bánh cuốn nóng chẳng hạn?”.

Đó là nghe Vừa A Phử kể lại.

Tưởng mọi chuyện bỏ đó. Đến cuộc họp chi bộ cuối tháng, Vùa A Phử không quên :

-… Đồng chí Tư Bốn là quan liêu lắm, dốt nhiều đấy! Đêm gần 2 giờ sáng rồi còn bảo mình làm bánh cuốn chiêu đãi các thủ trưởng cấp trên. Muốn có bánh cuốn ăn, phải ngâm gạo từ trưa hôm trước, phải xay gạo thành bột… Đồng chí Tư lệnh phải học tập thực tế thêm nhiều đấy!

Lại một dịp chúng tôi nhìn nhau xanh mắt mèo.

Tư lệnh Tư Bốn bình thản, xoa râu cười, tiếng cười quen thuộc:  

- Tôi xin tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí Vùa A Phử. Có phải cứ là Tư lệnh thì việc gì cũng thông tỏ đâu. Bao giờ hòa bình, thống nhất tôi xin hứa sẽ học thêm nghề làm bánh cuốn! 
 

CHUYỆN THỨ HAI

Không biết ai đó, từ dưới đồng bằng gửi lên biếu Đại tá, Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận tên Khung một con chó bự, đúng nòi bec-gie Úc hay Tân Tây Lan gì đó. Dĩ nhiên là Chủ nhiệm Khung rất cưng con chó. Lính công vụ của Chủ nhiệm Khung tên Xín Tờ, dân Sán Chỉ. Dĩ nhiên con bẹc-giê phải ăn cơm. Xin Tờ còn bận rộn, vất vả hơn mỗi khi nghe đơn vị nào săn được chú nai, chú hoẵng là phải vác gùi leo núi cả ngày trời để xin phèo phổi về chế biến thành đồ ăn để “‘bồi dưỡng” chú béc- giê.

Họp chi bộ cuối tháng. Xin Tờ giơ thẳng tay phát biểu:

- Xin hỏi Chủ nhiệm Khung một câu, được không? Mặt trận chúng ta đang thực hiện chế độ ăn mỗi ngày 1 lượng gạo, còn độn sắn, độn thêm rau búng báng, rau tàu bay cho no bụng. Để đỡ phải ăn gạo của hậu phương miền Bắc. Xin hỏi, sao Chủ nhiệm Khung được phép cho con chó ăn toàn cơm gạo trắng. Mà ăn thật no! Tôi nhìn con chó ăn mà thèm cơm trắng quá! Yêu cầu Thủ trưởng phải đuổi ngay con chó này ra rừng cho hổ nó ăn thịt.

Mới nghe đến đó, Chủ nhiệm Khung đứng lên, nghiêm sắc mặt:

- Tôi sẽ sửa chữa khuyết điểm đồng chí Xin Tờ vừa nêu. Nhưng tôi cũng phê phán đồng chí Xin Tờ hay để ý tới cái lặt vặt, tiểu tiết mà không biết tới cái đại cục. Vậy là thiếu thục tế. Tôi đề nghị, ngay sau buổi họp này, đồng chí Xin Tờ sang ban Quân lực nhận quyết định về đơn vị chiến đấu!

Cũng vừa nghe tới đó Xin Tờ đứng thẳng dậy, mặt đỏ tía, nhìn trừng trừng Chủ nhiệm Khung, quát to:

- Xin tuân lệnh Thủ trưởng. Đừng nghĩ thằng này sợ chết nhé! Cái gan người Sán Chỉ chúng tao không nhỏ đâu!

Cánh báo chí chúng tôi ngầm theo dõi những ngày tiếp sau của Xin Tờ. Trong một trân đánh lên cứ điểm vỏ cứng trên các đỉnh Ngọc Rinh Rua, Ngọc Bay, Ngọc Tinh Tong… ngay đầu mùa khô năm ấy, anh chiến sỹ Sán Chỉ là người liên tiếp đánh bộc phá, mở tung 4 lớp hàng rào cho xung kích tiến vào trung tâm. Khi trực thăng Sài Gòn hạ cánh thả quân tiếp viện, Xin Tờ còn dùng B.41 bắn cháy 1 chiếc. Anh được tặng Huân chương chiến công hạng nhì.

Chuyện này, đương nhiên chúng tôi không kể với Chủ nhiệm Khung làm gì!

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm