TIN TỨC

Mặn nồng một chút tình thơ với nhà giáo Phạm Như Vân

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-09-17 17:55:04
mail facebook google pos stwis
1164 lượt xem

BÌNH BÀI THƠ “YÊU ĐẾN VÔ CÙNG” CỦA PHẠM NHƯ VÂN


Rời chiến trường / Thầy về hậu phương/ với những vết thương đau nhức trên mình/ và một bên chân đứt lìa gửi lại/ về quê hương/ mang theo bao nhớ nhung đồng đội/ kỷ niệm một thời bom dội, đạn rơi/ về nơi đã từng đứng trên bục giảng/ sang sảng dạy lại bài “Đại cáo bình ngô”

Khổ đầu bài thơ đã cho ta một chân dung nhà giáo, là chiến sĩ, là thương binh sau những ngày khói lửa, thày đã phải gửi lại đất nước một phần xương thịt của mình cho tổ quốc được hòa bình. Nhưng người lính là thày giáo, khi về với học sinh, thày / mang theo bao nhớ nhung đồng đội/ kỷ niệm một thời bom dội, đạn rơi. Người thầy khi đất nước lâm nguy ông là chiến sĩ. Là con Người viết hoa bởi ông sống ân tình với đồng đội với anh em.

Khi  / về nơi đã từng đứng trên bục giảng/ sang sảng dạy lại bài “Đại cáo bình ngô”. Bài Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428, là lời tuyên ngôn độc lập hùng hồn của dân tộc ta với quân giặc Minh, người VN già trẻ gái trai hầu như ai cũng thuộc và ghi nhớ bài tuyên ngôn trên. Người thày giáo thương binh giảng “Đại cáo bình ngô” sau nhưng năm chiến trận trở về: Lời thày rất sâu và sống động/ như mặn nồng xương máu của con tim/ bọn trẻ lặng im lắng nghe lời phân tích/ hình dung giữa chiến trường ác liệt/ có người lính trẻ đã hy sinh/ có tuổi thanh xuân và một bên chân/ máu xương thày giờ xanh mát cỏ cây/cho các em những ngày hạnh phúc/ độc lập tự do- tình yêu tổ quốc/ bom đạn kẻ thù chẳng có nghĩa gì đâu!

Đây là khổ thơ chính của bài thơ, hình tượng thày giáo thương binh giảng bài về độc lập tự do, tình yêu tổ quốc thấm đẫm tính nhân văn. Lời giảng của thày thấm từng mạch máu trong mỗi nhịp đập con tim của các em, lời của thầy chân thật mà giản dị. Vâng đây chỗ thắt của bài thơ mà tác giả mượn hình tượng thày giáo thương binh để nói với thế hệ trẻ về tình yêu tổ quốc. Tôi ngưỡng mộ khổ thơ này bởi tác giả dùng hình tượng cụ thể nói lên điều lớn lao với các em, không bị khô cứng. Có lẽ văn học dẫn dắt chúng ta đi vào thế giới tinh thần một cách tự nhiên sẽ mang lại kết quả lớn lao như những câu thơ dưới đây mà Phạm Như Vân đã viết ra

Thời gian như ngừng lại rất lâu/ nhiều mái đầu ngẩng lên nhìn về phía bảng đen/ nhiều cặp mắt rưng rưng/ tưởng như có bàn tay đang nhiệt tình vẫy gọi/ có con đường mở hướng tới tương lai. Một bài thơ Bình Ngô Dại Cáo thày giáo thương binh giảng trên lớp ở thế kỷ 15, nhưng bằng cuộc đời thực của thày giáo thương binh, bằng lời giảng đi cùng thực tế sâu sắc đã mở ra những chân trời mới cho các em ở thế kỷ 21; điều này trong lý luân văn học gọi là tính thẩm mỹ trong văn chương đã vươn xa, vươn rộng trong tâm thức người thưởng thức

Đoạn kết của bài thơ:  YÊU ĐẾN VÔ CÙNG, tác giả nhắc lại tít bài thơ. Sau là một câu thơ cắt ra ba nhịp: thày của Hôm qua/ Hôm nay/ và của cả Ngày mai. Chỉ một câu thơ cho ta hai vế vế thực tế, mỗi chúng ta có trong tâm tưởng về thày giáo: thày của Hôm qua/ Hôm nay/ và của cả Ngày mai, thày mãi mãi là người ta kính trọng, yêu thương như câu nói mà ông cha ta luôn nhắc: Tôn sư trọng đạo nghĩa là noi theo thầy mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước. Những điều trên còn mãi trong ý thức người Việt Nam

Vế thứ hai cho thấy thầy là người gương mẫu cho mỗi học sinh chúng ta noi theo dù: thày của Hôm qua/ Hôm nay/ và của cả Ngày mai. Câu thơ này nối lại chỉ vẻn vẹn 11 chữ, nhưng đa tầng đa nghĩa thì rất nhiều, thời gian không cho phép, tôi chỉ nói tới hai vế của một câu thơ, để thấy tính đa tầng của văn chương là một điều thú vị mà chúng ta luôn mổ xẻ để tiếp cận hoàn hảo hơn. Xin cảm ơn tác giả có bài thơ mà tôi thích, xin cảm ơn bạn yêu thơ đã lắng nghe những lời tâm huyết của tôi về thơ của Phạm Như Vân.

TRẦN THỊ THẮNG
 


Nhà thơ Phạm Như Vân (thứ 3 từ trái) bên bạn bè, đồng nghiệp trong một buổi giới thiệu thơ.



THI CA ĐIỂM HẸN
NHÀ GIÁO PHẠM NHƯ VÂN "MẶN NỒNG MỘT CHÚT TÌNH THƠ" Ở TUỔI 83


MẶN NỒNG MỘT CHÚT TÌNH THƠ

Như hoa nở giữa mảnh vườn thật thà, mơ mộng

Như mây bay khát trời cao, gió lộng

Như tâm hồn nồng thắm vị yêu thương

Những phút gần xa lưu luyến vấn vương

Những tê tái giữa đường chân vấp ngã

Vết thương lòng đã nhiều khi hóa đá

Tim lại nảy mầm, nên lại hát tình ca

Yêu mãi cuộc đời, yêu biết bao người... và yêu cả thơ Ta

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm