TIN TỨC

Lòng tri ân luôn là giá trị bất bất biến

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-07-23 16:33:03
mail facebook google pos stwis
837 lượt xem

BÍCH NGÂN

Cuối tháng 5 năm 2023, đoàn nhà văn Việt Nam đến với đất nước Palestine, lưu lại trong 9 ngày với một chương trình làm việc dày đặc và được nhà nước cũng như người dân Palestine coi là sự kiện đặc biệt và được tiếp đón đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên đoàn lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam đến với một đất nước Trung Đông trong khối Ả Rập vẫn còn ngun ngút oán thù và ngòi nổ chiến tranh vẫn còn âm ỉ mà hậu quả là thương vong và chết chóc vẫn đang diễn ra mỗi ngày.
 


Đoàn nhà văn Việt Nam tại trụ sở Hội Nhà văn Palestine.

Trong buổi tiếp đoàn nhà văn Việt Nam tại văn phòng chính phủ, Thủ tướng Mohamed Shtayyeh cầm tờ giấy trăng lên và nói: "Chúng tôi chưa bao giờ vẫy lá cờ trắng" rồi ông chỉ vào lá cờ của dân tộc mình:"Lá cờ của chúng tôi có bốn màu. Màu trắng nói lên thiện chí và khát vọng hòa bình. Màu đỏ là máu chúng tôi sẵn sẵn đổ máu vì độc lập tự do của dân tộc. Màu xanh là màu cây trái và sự sống phủ lên đất đai. Màu đen là bóng đêm nhấn chìm quân xâm lược...Và trên con đường đấu tranh giành độc lập tự do cho nhân dân Palestine, chúng tôi luôn lấy Việt Nam làm tấm gương soi sáng…"

Tấm gương soi sáng của Việt Nam, của một dân tộc trải dài lịch sử dựng nước và giữ nước chưa lúc nào khuất phục trước giặc ngoại xâm mà không chỉ Thủ tướng đương nhiệm và Tổng thống đương nhiệm, mà trước đây cố Tổng thống Yasser Arafat cũng đã từng coi cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của Việt Nam là hình ảnh mẫu mực cho dân tộc Palestine trên con đấu tranh giải phóng dân tộc đang gặp quá nhiều cam go. Một tấm gương được làm nên bằng ý chí tự cường, bằng tinh thần quật khởi, bằng khát vọng tự do, bằng lòng tự tôn dân tộc, bằng trái tim yêu nước thương nòi và được đổi lấy bằng máu và nước mắt.

Cờ Tổ quốc Việt Nam chỉ có hai màu. Màu vàng của ngôi sao sáng soi và màu đỏ của máu. Máu tổ tiên, máu cha ông, máu của bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu sinh sinh sống chết cho dải đất hình chữ S thiêng linh và trọn vẹn.

Chiến tranh đã qua, máu đã ngừng chảy trên mặt đất gấm vóc Việt Nam nhưng nỗi đau của người mẹ người cha mất con, người vợ mất chồng, người chồng mất vợ, người anh, người chị mất em, người yêu vĩnh viễn mất người yêu, người bạn mãi mất đi tình tri kỷ…vẫn là những vết thương săm hoắm nơi trái tim và hằn sâu nơi tâm khảm.

Và dường như chiến tranh càng lùi xa thì con người hay dễ lãng quên. Quên những năm tháng gian lao hào hùng, quên cái giá phải trả cho độc lập tự do và quên đi sự tri ơn đối với những con người đã hy sinh sinh mệnh hay hy sinh một phần thân thể cho Tổ quốc. Có lẽ sự lãng quên và sự vô ơn của không ít người mà cơ thể đất nước đã phải gồng gánh biết bao nỗi đau mất - còn, đã phải chịu những cơn giằng xé đau đớn để phải cắt đi những khối u bởi lòng tham của không ít người, trong đó có cả những người được trui rèn từ lửa đạn bởi những cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, những cuộc chiến thần thánh của dân tộc.

Hoạt động tích cực và hiệu quả của Hội hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ TP.HCM sau ba năm ra đời đã tạo nên một bước ngoặc minh chứng hùng hồn rằng, lòng tri ơn luôn là giá trị cao đẹp nhất, thứ giá trị bất biến trong dòng đời vạn biến.

Những con số thống kê về những việc làm góp phần cho nghĩa cử “đền ơn đáp nghĩa” của Hội hỗ trợ Gia đình liệt sĩ TP.HCM mà những người giữ vị trí then chốt và thành viên Ban chấp hành đều là những người lính được sống sót từ các mặt trận khói lửa trở về, cũng chỉ nói lên được phần nào.

Việc làm lớn hơn, ý nghĩa hơn, lan tỏa hơn là bằng những việc làm từ trái tim, từ tinh thần đồng chí, đồng bào, những người được sống và sống cả phần đời của những đồng đội đồng bào không còn được sống đã góp phần khơi thông, khơi rộng dòng chảy nghĩa tình trong đời sống tinh thần xã hội đối với những người có công với đất nước.

Riêng đối với những người cầm bút, viết về những con người tận hiến cuộc đời, phần đời cho Tổ quốc, còn là mệnh lệch của trái tim. Đây cũng là một phần nội dung, phần chính yếu của những cam kết cũng từ trái tim mà Hội nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Palestine đã “ký kết” trong chuyến công tác mang ý nghĩa lịch sử mà đoàn nhà văn Việt Nam đã được gặp gỡ, tiếp xúc từ người dân, đồng nghiệp nhà báo nhà văn nhà phê bình văn học, các nhân sĩ trí thức, nhiều vị bộ trưởng, đến các vị lãnh đạo cấp cao nhất của nhà nước Palestine.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm