TIN TỨC

Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-09-01 07:51:40
mail facebook google pos stwis
374 lượt xem

HOA NGỌC DUNG

(Đọc bài thơ “Đêm lộc vừng” của Hoàng Thạch)
 

Hoàng Thạch là hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Bút lực của ông thật khỏe!  Nhiều tập thơ, nhiều bài thơ đã đọng lại trong lòng độc giả với những ấn tượng tốt đẹp, lắng đọng theo thời gian!

Tâp thơ Phượng Hồng của CLB Thơ Ca Hội Cựu giáo chức Quận Gò Vấp TP. Hồ Chí Minh có đăng bài “Đêm lộc vừng” của ông, tôi thực sự tâm đắc và muốn chia sẻ cùng các bạn.

Từ ngàn xưa cho tới muôn thuở về sau, tình nghĩa vợ chồng là mối tình khăng khít, cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất trong tất cả các mối quan hệ mật thiết khác của con người với con người!?...

Thật vậy, dù sống trọn đời với nhau, tất cả các cặp vợ chồng không thể tránh khỏi những “va chạm”. Đó cũng là lẽ đương nhiên của quy luật làm người…

Nhưng khi “nửa kia” vắng nhà. Bất luận là lý do gì… vẫn luôn gieo vào lòng sự trống vắng, nhớ nhung cho người ở lại!...   

“Ánh đèn vàng mấy hôm vắng em

nhạt nhòa lơ đãng”

Sự đơn côi cảm giác mọi thứ đều trở nên vô nghĩa. Ánh đèn vàng đẹp vậy mà giờ cũng trở nên vô thức, “nhạt nhòa”… Đến gió thổi cũng không còn cảm thấy mát mẻ, làm dịu tâm hồn mà càng thổi như càng “gieo vị đắng” vào lòng!…

“Đêm se lạnh gió gieo vị đắng

 Một màu vàng đơn côi

 Con đường về nhà lẻ loi

 Nửa mùa mưa đi qua phố cũ”.

Khổ thơ gieo vào lòng ta sự hụt hẫng, cảm giác thiếu điều gì đó lớn lao thiêng liêng mà khó nói thành lờì!...

Cụ Nguyễn Du từng thán rằng:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

 Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Thật chẳng sai một chút nào!...

Sinh hoạt bị đảo lộn vì thiếu vắng bàn tay em! Con đường trước cửa nhà thân thuộc đến vậy cũng cảm giác “lẻ loi”. Mọi vật đều trở nên thiếu vắng hơi người, hoa lá như nhớ, như mong khát khao có bàn tay ai đó từng tươi tắm, chăm sóc cho cây.  Thói quen ấy đã trở thành ước lệ thường ngày. Bởi vậy:  

“Giàn hoa trước nhà trằn trọc không ngủ

Chờ em”.

Cũng là lẽ thường tình!...

Dù là cách diễn đạt theo lối văn chương ước lệ, thổi hồn cho cây cỏ cũng có cảm xúc. Điều đó cũng không làm ta ngạc nhiên. Mà ta lại cảm nhận về sự siêu đẳng về phương pháp nhân cách hóa của tác giả, khiến cỏ cây cũng mang nặng hồn người!... Qua thơ ông ta mới hiểu thế nào là nỗi buồn, thế nào là lòng nhung nhớ!... Cảnh vật sao phũ phàng đến vậy? chẳng chịu sẻ chia, mà càng làm cho nỗi buồn như thể tăng hơn:

“Em ra đi, cơn mưa dày thêm

 Lạnh cửa sau, cửa trước

 Con phố nhỏ khuya về đẫm ướt

 Bóng em xa rồi. Lặng im”.

Đây là sự tỷ dụ so sánh đến siêu phàm. Mọi cảnh vật, mọi hoạt động tự nhiên cũng trở thành lạc điệụ, khi em chẳng ở nhà. Tác giả tài tình khơi gợi những hiện tượng của thiên nhiên có thật, trước những diễn biến có thật như gió, như mưa đặt đúng hoàn cảnh, đúng vị trí để làm tăng thêm nỗi hiu quạnh, cô đơn buồn nhớ của thi nhân khi xa cách người thương!

Em đi rồi mọi sinh hoạt vẫn tiến triển theo trình tự băt buộc thường ngày theo sự vận hành tự nhiên không thể khác:

“Đèn vàng chiếu nửa hiên

Hoa lộc vừng rơi đầy trước ngõ

Sân nhà mình biến thành màu đỏ

Hương nồng nàn bay bay”.

Chỉ có điều thiếu bóng em nên cảm giác: “Những bước chân như tỉnh, như say” và dù rằng “Trời đã gom mùi hoa vào gió”. Vẫn cảm giác như “xào xạc khuya vun thêm nỗi nhớ”, để “Đêm lộc vừng… bơ vơ”.

“Đêm lộc vừng” Hoàng Thạch viết khi vợ ông vắng nhà. Bài thơ diễn tả tâm trạng buồn nhớ, sự hiu quạnh của người chồng khi thiếu bóng dáng của người vợ yêu thương! Bài thơ tình đầy ắp tính lãng mạn nhưng cũng tràn đầy tính nhân văn cao đẹp. Đây là sự khẳng định tầm quan trọng của tình nghĩa vợ chồng, sự gắn bó không thể tách rời khi hai tâm hồn đồng điệu cùng hòa nhịp với tần số dao động của hai trái tim đã nguyện ước thề bồi!

Qua thơ ông và bức tranh mà ông phác họa, đã phần nào cắt nghĩa cho tôi những thắc mắc mà đã từ rất lâu vẫn nằm trọn trong lòng. Rằng tại sao các nhà thơ lại có được những bài thơ, những câu thơ hay đến mê hoặc hồn người?!

 Ngoài cảm xúc, thì yếu tố không kém quan trọng là hoàn cảnh, là không gian, thời gian và điều nữa là đúng thời điểm, đúng vị trí phải không các ban?

Khi xa nhau nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã từng có những khổ thơ khiến người đọc thổn thức, bâng khuâng, trằn trọc đến khó ngủ:

 “Cái rét đầu mùa anh rét xa em

 Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa

 Nứa đắp cho em ở vùng sóng bể

 Nửa dắp cho mình ở phía không em”.

 

“Đêm lộc vừng” của thi sĩ Hoàng Thạch, để lại trong lòng người đọc nỗi bồi hồi, xao xuyến, trước tâm sự của người chồng khi xa vợ. Bộc lộ nội tâm không hề giấu diếm, với nỗi cô đơn lấn át tâm hồn. 

Ai đó đã từng nói:

“Có em nên mới là anh

Có anh nên mới hai mình giàu thêm

Thêm mình rồi lại thêm em

Mình thêm em nữa cho nên thật mình”

Có phải như vậy không các bạn?

  26/8/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm