TIN TỨC

Bóng tình mong manh trong “Ngày không bọt” của Minh Đan

Người đăng : vanchuong
Ngày đăng: 2021-10-25 06:05:49
mail facebook google pos stwis
1704 lượt xem

Đọc tập thơ “Ngày không bọt” của Minh Đan, tôi thật sự thấy thú vị trước cách thể hiện lạ cùng sự phản biện bất ngờ của nữ tác giả.

Tập thơ gồm 42 bài, nội dung tập trung vào chủ đề tình yêu. Qua đó, tác giả đã ít nhiều tạo được một chân dung thơ riêng biệt.
 

Trong tập thơ, tình yêu có khi được ví von một cách ngộ nghĩnh:

“Ngày trơ mắt bão môi xinh

sóng ánh mắt

cứ lình kình nhú gai”

              (Nhảy kim)

Hoặc có khi lại bộc trực đến quyết liệt:

Nắng

gọt giũa ngày đông

dệt đôi chiếu ấm

bóng non cao đổ

đêm ghì

đợi hình hài mới

vén thì”

(Vén thì)

 

Đó là sự dấn thân của tình yêu chăng? Tác giả tỏ rõ thái độ, tưởng như mơ hồ nhưng trong mạch sóng tình ấy là một sự quyết đoán:

“Ngậm gió

thở hơi em nhú trắng

sương…

thác bọt

ngày không bọt

cao nguyên áo bay

cạn chén!”

 (Ngày không bọt)

 

Và rồi tình yêu trong tâm hồn nữ sĩ lại lung linh hình ảnh cụ thể nguyên sơ với một người con gái:

 

“thèm

có anh đánh thức

mắt chạm cành hồng bên gối

tin nhắn vỗ về Love you forever”

 (Hỏi giữa mùa trăng)

 

Chân thật, ngộ nghĩnh, thông minh và mạnh mẽ trong tình yêu, tác giả còn bộc lộ đây đó nỗi hoài nghi với chính tình yêu khi gặp sóng gió và đổ vỡ:

“Tình yêu cấy

rủi may”

(Khát)

 

Ngay cả trong mơ, tình yêu cũng có nhiều nét buồn:

“Cộng trừ đong đếm đắm say

cửa lòng ban phát chuỗi ngày phù du”

 

Và nỗi đau được khắc họa đến lạ lùng:

“Ngờ đâu tình lỡ đa mang

lời sám hối rượt lang thang ngọn buồn”

 

Rồi nữa:

“Rưng rưng lá rụng đọa đày

giấc mơ lõm tìm biếc ngày hư vô”

 (Đêm lạ)

 

Qua nỗi đau, tác giả ví mình như một cánh mỏng của đóa tường vi yếu ớt sau cơn mưa gió bão bùng:

“Niềm tin quá đỗi

ngù ngờ

giọt tan giọt đọng

ngẩn ngơ chỉ mình”

(Tường vi cánh mỏng)

 

Và từ cái ước muốn “xé toạc rủi may” cùng với sự “không thỏa hiệp với mùa đông” ấy, tác giả vẫn không thôi hướng tới:

“Tri ân ngọn cỏ lông chông

giũ sạch bụi trần

cuộn tròn đau thương theo gió

tiếng cười nở trên môi

Anh trôi về em”

(Tri ân)

 

Cho dù đó là một tình yêu đã đi xa:

“Yêu mòn mỏi

nhớ quắt quay

lẽ nào như gió trăng

ngày cuối năm”

(Tường vi cánh mỏng)

 

Đọc "Ngày không bọt", tôi thấy những con chữ của Minh Đan gợi và lạ. Những con chữ như: "vén thì", "ngậm gió", "lơi bơi"… đã tạo ra những nét riêng ẩn chứa sự biểu cảm của nữ thi sĩ.

 

Minh Đan đã viết thay lời tựa cho tập thơ, rằng:

"Trời ban em sương khói

 phận đàn bà khắc khoải

 trái nhu nhú đòi rụng".

 

Đọc thơ Minh Đan, thấy tình yêu đến với nữ thi sĩ thật mong manh. Nó như ngọn lửa bừng cháy mãnh liệt, rồi ra đi một cách đầy nuối tiếc. Sự thật phũ phàng ấy cho dù cay đắng nhưng Minh Đan vẫn thể hiện một tình cảm trân trọng quá khứ.

 

Bài thơ gọn ghẽ, câu thơ có nội lực, truyền cảm. Giọng thơ trẻ trung, hiện đại. Đó là ấn tượng của người đọc về tập thơ tình của nữ tác giả Minh Đan.

 

VƯƠNG TÂM

(Nguồn: Báo Công an Nhân dân)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm
Nguyễn Ngọc Hạnh - Hồn thơ reo mãi phía làng
Bài viết của Hoàng Thụy Anh và phóng sự ảnh của Nguyên Hùng
Xem thêm
‘Bút chiến’ thời Tự Lực Văn Đoàn
Trước khi được giải Lý luận phê bình của Hội Nhà văn năm nay thì “Tự chủ văn chương và sứ mệnh tự do” đã được chú ý trong cộng đồng đọc. “Câu chuyện cũ nhưng cách tiếp cận mới, khảo tả công phu, chưa kể những dẫn chứng “đấu đá” hậu trường văn chương, đọc rất vui”, độc giả bình luận.
Xem thêm
Khối đa diện “Mộng đế vương”
Nhà văn Nguyễn Trường chọn xứ đạo ở Cồn Phụng của ông Nguyễn Thành Nam, đạo vừa vừa, gọi là Đạo Dừa
Xem thêm
Hồn quê trong một sắc thơ miệt vườn
Nhà thơ Kiên Giang (1929-2014) - đúng ra năm sinh: 1927 - tên thật Trương Khương Trinh (bút danh khác: Hà Huy Hà, Ngân Hà, Trinh Ngọc, Cửu Long Giang…, gốc người làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay là Kiên Giang).
Xem thêm