TIN TỨC
  • Truyện
  • Chiếc bánh tét tự gói ngày thơ

Chiếc bánh tét tự gói ngày thơ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
886 lượt xem

 

Hồ Xuân Đà

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Ngày còn bé, khi đó đang là một học sinh tiểu học, tôi mong Tết đến lắm. Mà chắc chẳng riêng gì tôi, trẻ nít ai chẳng mong những ngày được diện quần áo mới, được khoanh tay chúc Tết rồi nhận những bao lì xì màu đỏ tươi roi rói, vui nhất vẫn là việc cùng mẹ phụ làm các loại bánh mứt. Những việc làm nho nhỏ, thân thương, xúm xít cùng nhau ấy, đã tạo nên những cái Tết đầm ấm ghi hoài ký ức cho tới mãi bây giờ, thương yêu đến xao lòng mỗi khi tiết trời báo hiệu những ngày sắp được trở về quây quần bên nhau.

Trong tâm hồn, trong ký ức của những con người đã lớn hiện nay của tôi là công sức của ba mẹ, là những người luôn chịu khó để làm nên những cái Tết, để tôi biết Tết là thời gian quý giá đến chừng nào. Tôi biết ơn điều đó, không thể chỉ biểu hiện bằng lời nói, bằng câu chữ, tôi muốn giữ gìn điều đó, giữ gìn những điều ba mẹ thường làm trong những ngày giáp Tết, trong tháng cuối cùng của năm. Đó là bây giờ, dù cuộc sống bon chen, dù cuộc sống mệt mỏi, dù chỉ muốn đơn giản cho cái Tết đi qua, thì tôi cũng tìm cách nào đó để tạo nên những dư vị từ căn bếp, từ bình hoa trên bàn, từ tách trà buổi sáng, từ những món bánh quê hương được học hỏi để cùng con vào bếp, cùng con mang những mùi hương ấm nồng của gừng, của dừa, của đậu nưng nức ngát thơm trong căn nhà quanh năm bận rộn với bao việc của cuộc sống.


Ảnh minh họa (Internet).

Tôi nhớ rất rõ, nhà tôi có bảy anh chị em, mẹ sinh “ba năm một cặp”, nên các con chỉ cách nhau chưa đầy hai tuổi, độ lớn cứ nối tiếp nhau. Tết là những ngày mà con nít được ăn ngon, được mặt đẹp, được chọn từng cái bánh cái kẹo bỏ vào cái túi xách nho nhỏ mới toanh đeo tung tăng đi khắp xóm rồi khoe với bạn bè rằng “nhà mình có làm bánh in, bánh thuẫn, kẹo dẻo, kẹo me, ngon ơi là ngon”. Cái sự khoe ấy là niềm tự hào của một gia đình có cái tết no đủ, sung sướng. Những ngày tiết trời âm ấm, có những tia nắng lung linh, đi kèm vài cơn gió se se lạnh, tung tẩy, nhảy chân sáo khắp nhà, vào bàn tiếp khách của ba mẹ mà ve vuốt từng cánh hoa mai vàng lóng lánh, khen nức nở, khiến ba ngồi uống trà phải nhắc nhở: “Cẩn thận chứ, coi chừng hỏng hết các nụ hoa”. Cành hoa mai, nhạc xuân, ấm trà, khay bánh mứt, hạt dưa, là một bức tranh nồng hương vị của thời khắc tiết trời giao hòa. Người lớn, trẻ nhỏ tập trung nơi phòng khách trong bộ cánh đẹp nhất, mới nhất, lộng lẫy nhất. Sau lời chúc mừng năm mới dành cho nhau, cả nhà tôi bắt đầu đi viếng mộ ông bà, tổ tiên. Tại đây, những nén hương trầm thiêng liêng giữa không trung, trong linh địa của những người đã ra đi, quây quần về với con cháu. Sắc hoa vàng nở rộ, người người trầm lắng hướng về nguồn cội đi cùng ước vọng cho một mùa xuân may mắn bình an, chắc chắn rằng tết là những ngày con cháu tề tựu, sum vầy để thắt chặt yêu thương.

Tôi nhớ lắm, nhớ Tết của tuổi thơ, nhớ tết của quê nhà, nhớ tết của ba, của mẹ, nhớ rõ giai điệu bài hát đêm giao thừa ba mở những bản nhạc xuân, qua những mùa xuân xa xưa bao thế hệ còn mãi, để qua đó tôi đã biết rất nhiều bài hát hay của mùa xuân, ngày tết đi cùng với năm tháng.

Mỗi năm Tết đến xuân về, tôi nhớ ba, nỗi nhớ những việc ba làm, những gì ba chuẩn bị, những gì ba thường làm trong những ngày ấy, để thấy xuân ý vị, thiết tha làm sao. Bộ lư đồng bóng sạch, phòng khách rực rỡ sắc hoa, nhà cửa sạch sẽ tinh tươm từ trong nhà ra ngoài ngõ, lời ba dặn, phải nói những lời hay ý đẹp, không giận dỗi cãi nhau trong ba ngày tết để cả năm niềm vui, may mắn gõ cửa nhà. Những gì ba làm cho tuổi thơ tôi, các anh em tôi ghi nhớ mãi, nó đi sâu vào trong tiềm thức, trong phong cách sống, nên dù bây giờ không còn ba nữa, anh em chúng tôi luôn sum họp cùng nhau trong những ngày tết đến, cùng nhau hát ca, cùng nhau ăn chè đậu đỏ, cùng nhau mở tiệc trong ngày mồng một bên mẹ, nói cho nhau nghe rất nhiều điều, một năm bận rộn công việc, cơm áo, chỉ còn có những ngày tết là sum họp hát ca vang cùng nhau, nói rằng mùa xuân đã về.

Mùa xuân, ngày Tết, là những ngày đoàn viên sum họp, yêu thương gắn kết, sẻ chia, rồi nở rộ nụ cười trên môi. Nhớ lắm ngày Tết, nhớ lắm không khí đêm giao thừa, nhớ vị trà gừng ấm nóng, kẹo hạt sen thơm phức, và cảnh cả nhà tập trung gói bánh, ba gói, mẹ cột dây, con ngồi tập tành làm theo những đòn bánh tét nho nhỏ.

Đêm ba mươi, nồi bánh tét ngun ngút khói trên ánh lửa bập bùng, mẹ choàng thêm khăn ấm canh nước đã cạn chưa, ba đun thêm củi, con giật mình thức dậy, dụi mắt hỏi: “Ba ơi, cái bánh hồi chiều con gói đã chín chưa”. Ngày mai, khi thức dậy, diện bộ quần áo màu sắc tươi xinh nhất, vẫn không quên chiếc bánh, mà tôi đã tự học gói, xuống gian bếp tìm cho bằng được, rồi mỉm cười đem cất chiếc bánh đầu tiên của cuộc đời để dành ngắm nghía suốt cả ba ngày Tết.

H.X.Đ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bài điếu văn của lão Tân - Truyện ngắn Kim Uyên
Lão Tân thấy nhà đám náo động thì đứng dậy thất thểu ra về. Vừa đi lão vừa suy nghĩ căng thẳng lắm, lão chưa biết viết thế nào để hoàn thành bài điếu văn về ông chủ tịch cho em trai đọc vào lúc di quan sáng mai.
Xem thêm
Chạm mặt voi rừng - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Những cơn gió trong rừng già bao giờ cũng khác với cơn gió bình thường. Trước khi đưa bàn tay mát rượi mơn man lên làn da, mái tóc chúng ta, gió thể hiện vũ khúc của mình bằng tiếng reo ầm ĩ như có hằng trăm, hằng ngàn con nai cùng chạy, làm các cành cây nghiêng ngã, xô đập vào nhau rầm rầm.
Xem thêm
Hai người mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Truyện hay về người mẹ Việt Nam
Xem thêm
Bắt cá trên cao nguyên - Truyện ngắn của Hồng Chiến
H’Lê làm lớp trưởng lớp 9A1, người dân tộc Êđê có nước da bánh mật, mặt trái xoan, tóc xoăn tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp huyền bí. H’Lê học cùng lớp nhưng hơn Thanh một tuổi, người rắn chắc, khỏe mạnh ra dáng một thiếu nữ. Còn Thanh sinh ra, lớn lên ở ngoại ô thành phố, quanh năm nghe tiếng gầm của sóng biển.
Xem thêm
Bản năng kép - Truyện ngắn Phùng Phương Quý
Ta nắm tay đấm vào đầu để nhớ lại. Đuổi ngay cái dự án khu công nghiệp ra khỏi bộ nhớ. Mười phần trăm là cái gì. Mười lăm phần trăm cũng chả là cái gì. Lại hai mươi à? Cút xéo ngay cái phần trăm hoa hồng của chúng mày. Tao đếch cần! Tao thích bia hơi, thích tăng gô...
Xem thêm
Fukushima: Thảm họa vẫn còn tiếp diễn
Ba đang ngồi đọc lại những trang viết về cuộc trò chuyện của cha con mình từ bấy đến nay. Và ngẫm ngợi lại những gì đã xảy ra trong chuyến Đông Du định mệnh.
Xem thêm
Bóng chim tăm cá – Truyện ngắn Phùng Phương Qúy
Con đò cố lách qua đám lục bình rin rít, cố nhoi lên từng thước. Khói dầu máy phun mù mịt phía sau, khét lẹt. Hai Loan ngồi bên bao mì mót, lấm láp mủ, đất. Mái tóc rối bù, cần cổ vươn về cuối sông, sắp dài thành cổ cò. Vậy mà chiếc xuồng cũ của chồng không thấy xuất hiện.
Xem thêm
Người viết sử | Truyện ngắn của Nguyễn Trường
Nguồn: Văn nghệ số 35+36 (ngày 2/9/2023)
Xem thêm
Mộ tổ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Sông Hương tổ chức năm 1994.
Xem thêm
Chè chốt Truyện ngắn của Lê Na  
Lần đầu tôi gặp em, một ngày chớm đông. Em mặc chiếc áo len cộc tay màu hoa mười giờ. Màu hoa ấm áp làm sao. Tôi như được trời cho duyên cớ ấy. Thỉnh thoảng hai cái xe đạp ngược chiều lại chạm nhau. Có lẽ chẳng bao giờ em để ý đến tôi, còn tôi thì ngóng đợi đến mỏi mòn. Dẫu chỉ lướt qua nhau, tôi vẫn bị hút hồn bởi đôi mắt ấy. Đôi mắt ngơ ngác, lung linh như được vẽ bằng sương mai. Màu áo len hắt ánh hồng lên má. Đâu có son phấn gì, một cô gái đậm chất quê. Bầu má mịn màng, non tơ. Tôi đã vô cớ nhớ em, một người dưng, giữa ngàn vạn người tôi gặp.
Xem thêm
Tình yêu cao thượng | Truyện ngắn của Nguyễn Thanh
Nguyễn Thanh, nguyên Tổng thơ ký Hội Văn nghệ Giải phóng TP. Cần Thơ
Xem thêm
Chờ đợi hóa thân | Truyện ngắn Đặng Chương Ngạn
Tác phẩm đăng Nhà văn & cuộc sống số 14
Xem thêm
Tu hú gọi bầy | Truyện ngắn Lệ Hồng
Truyện đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 86 (ngày 10/8/23)
Xem thêm
Tâm “điếu văn” – Truyện ngắn Phùng Chí Cường
Sinh – Lão – Bệnh – Tử là quy luật của một đời người. Sinh thì có hạn nhưng tử thì bất kỳ không ai có thể định trước được. Có những người vừa mới cách đây không lâu vẫn còn cười phơ phớ, thế mà đùng cái lăn ra chết bất đắc kỳ tử.
Xem thêm
Thẻ nhà văn | Bích Ngân
Truyện đăng Tuổi Trẻ Cười
Xem thêm
Chó robot | Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện đăng Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Gấu Ngựa - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Những chú Voọc có chiếc đuôi dài hơn thân mình, trắng muốt đưa hai tay bám lấy cành cây như người đánh đu, cất tiếng hú vang động cả bầu trời. Loài Voọc ở đây lạ lắm: mặt có lông màu trắng; đầu, lưng và tứ chi lông đen thui; vùng bụng lại có lông màu bạch kim. Chúng sống thành từng đàn năm bảy chục con, mỗi sáng sớm kéo nhau đi ăn, hoặc chiều về lại hò hét, gọi nhau inh ỏi. Chúng thích ăn lá cây khác với họ nhà khỉ chỉ thích ăn quả. Có lẽ bầy Voọc chưa bao giờ gặp người nên thấy H’Chi đi một mình chúng nhìn chằm chằm rồi đua nhau đuổi theo, quăng mình từ cành này sang cành khác như người làm xiếc.
Xem thêm
Thị trấn biết cười – Truyện ngắn của Tống Phước Bảo
Rừng nối đất. Cây nối gió. Mưa nối lạnh. Và cô đơn nối những con người chẳng biết cười gần với nhau.
Xem thêm
Cây mẫu đơn hoa đỏ – Truyện ngắn của Hồ Loan
Cơn ho sặc sụa của ông khiến bà bừng tỉnh. Cơn ho như thể lấy cả buồng phổi của ông ra ngoài. Đưa tay dụi vội hai mắt, bà lập cập tiến ngay lại, một tay vỗ lưng, một tay vuốt ngực cho ông:
Xem thêm