TIN TỨC

Chơi chữ Việt Nam nhìn từ bài hát See tình

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1451 lượt xem

Dạo này tôi đi Grap hoặc là đi taxi, miễn là tài xế biết tôi là người Trung Quốc sẽ hỏi một câu “ Ủa, em là người Trung Quốc hả? Thế em có biết ca sĩ Chi Pu không? Chị ấy đang tham gia chương trình bên Trung Quốc đấy.”

Tác giả trẻ Hà Tuyết Giảo

Ca sĩ Chi Pu đang tham gia chương trình "Tỷ tỷ rẽ sóng đạp gió"ở Trung Quốc. Chị cùng với 3 ca sĩ Trung Quốc trình bày bài hát “See tình” được nhiều khám giả và cư dân mạng Trung Quốc yêu thích. Bên Trung Quốc đang nổi lên một cơn sốt về bài hát “ See tình”, bài hát này đang xâm chiếm hết TikTok bên Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới. Thậm chí chị gái tôi đang sinh sống và làm việc tại Đức cũng nói với tôi “Lời bài hát này đơn giản với điệu nhảy không quá khó, dễ khiến người nghe hứng khởi.”

Chị gái tôi mê bài hát này cực. Chị hỏi “ Nhưng chị không hiểu sao tên bài hát là “ See tình” mà dịch sang tiếng Trung là “叮叮当当” (từ tượng thanh mang nghĩa tình tình tang tang) hả? Tôi cảm thấy câu hỏi của chị gái tôi rất hay. Một người hoàn toàn không biết tiếng Việt mà đặt ra một câu hỏi khá đặt biệt.

Chắc mọi người cũng biết từ tượng thanh không có ý nghĩa về chuyển đạt ý nghĩa mà chỉ mang ý nghĩa miêu tả một hiện tượng thôi. Nhưng tên “ See tình” là chơi chữ “ Si tình” chứa nhiều ý nghĩa lạng mãn. Tôi cảm thấy đây là một nét chơi chữ cao cấp và lạng mãn nhất tôi từng được biết. Lấy câu chuyện “Trồng cây si” trong văn hóa truyền thống Việt Nam, như mọi người đã biết “ Si tình” có nghĩa là yêu ai đó say đắm. Chính như những lời bài hát “Tới đâu thì tới! Tới đâu thì tới! Em cũng chẳng biết tới đâu. Nếu yêu là khó, không yêu cũng khó. Em cũng chẳng biết thế nào” Lời bài hát giản dị mà truyền đạt một cô gái đang say đắm với anh.

Về tên chính thức “See tình” với một ý nghĩa dễ thương đó là yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên cũng như lời bài hát “ Uầy uầy uây uây. Sao mới gặp lần đầu mà đầu mình quay quay. Anh ơi anh à. Anh có bùa gì mà lại làm em yêu vậy.” Hơn nữa, thay vì viết "Si tình" theo đúng cách viết thuần Việt thì tác giả còn dùng cách đọc đồng âm để viết sang TA "see" nữa.

Nếu mọi người nghe kỹ sẽ nhận ra trong lời hát có dùng nhiều từ láy khiến cho bài hát dễ nghe, dễ bắt chước và dễ feel theo nhịp điệu. Cũng có biến thể của từ “tình” – tình tình tình tang tang tính – giống như từ ngữ luyến láy trong các bài hát dân ca truyền thống của Việt Nam”.

Cho nên tên “ See tình” được dịch sang tiếng Trung là “叮叮当当” đã mất đi sự lạng mãn và ý nghĩa thâm sâu của nét chơi chữ “Si tình”. “叮叮当当” là một từ tượng thanh miêu tả đang trong một trạng thái vui. Nếu như lấy tên này thì sẽ không thể nào chuyển đạt được những ý nghĩa mà ca sĩ muốn chuyển đạt tới người nghe. Tôi có biết một từ là “一见痴情” (say đắm ai từ cái nhìn đầu tiên), tôi cảm thấy từ này rất phù hợp với tên bài hát “ See tình”.

Cách chơi chữ trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, thông qua chơi chữ có thể chuyển biến được ý nghĩa một câu hoặc một từ ngữ trở nên đặt biệt, thú vị và ấn tượng hơn. Qua đây cũng cho chúng ta thấy được sự đa dạng của ngôn ngữ Việt Nam. Tôi cũng hy vọng tôi có thể “See tình” một người trong một ngày tương lại không xa.

Hà Tuyết Giảo

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm