TIN TỨC

Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
323 lượt xem

… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng "khoảng trống nơi tim được lấp đầy"... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!

Nhà văn Nguyễn Thanh Huyền

Khu nghỉ mát Hải Hòa rất đẹp, đẹp trong tâm hồn người dân cần mẫn nơi đây và mang màu sắc huyền diệu, mới lạ với khách du lịch, trải nghiệm thập phương. Khi đêm "kéo rèm hờ hững”, đêm toát vẻ đẹp quyến rũ, bí ẩn. Những ngôi sao biết cười, khoe ánh sáng lấp lánh trên môi người thiếu nữ cùng bạn tâm giao tản bộ. Những làn gió mát hôn giọt mồ hôi trên trán người bán hàng rong, người đứng quầy bán đồ ăn đêm. Tiếng cười nói, trao đổi, tiếng nhạc đùa giỡn trên những dải đèn led  lấp lánh, giọng hát trầm bổng, du dương nhấp nhô hòa quyện cùng những lớp sóng thao thức không ngủ với mái tóc bạc trắng làm tình với dải cát hiền hòa… Bàn chân tôi nhẹ nhàng trên cát mịn, cát tinh nghịch len lỏi bám vào kẽ chân. Cát như thợ lành nghề khéo léo nâng bước chân tôi. Tôi cúi người vốc cát, cát trơn qua khe tay  theo gió rơi thú vị. Tiến gần hơn với biển, tôi hoá thân thành nhà thiết kế tài năng  kiêm thợ xây thành thục táo bạo nhiều tham vọng, ý tưởng. Một lâu đài cát nhỏ xinh hiện hữu dưới ánh trăng chỗ tỏ, chỗ mờ, loang loáng ảo diệu, tôi tự huyễn cười đắc trí. Nụ cười tự mãn kênh kiệu của tôi chưa được bao lâu thì những cơn sóng trào lên xô đổ lâu đài, tác phẩm nhiều tâm sức của tôi trong tíc tắc đổ vỡ, tan như mây khói, bất giác tôi nhớ đến sử tích “Giã tràng xe cát biển đông” rồi cười hảo ý: “Ở đời, có những người quần quật làm đêm ngày, nhịn ăn nhịn mặc kiến thiết dựng xây, dành dụm từng đồng. từng cắc không dám chi tiêu nhưng chỉ bị một cơn bạo bệnh hay một biến cố thì bao nhiêu công sức, tiền của tích góp sẽ đổ sông, đổ biển trôi xa mất hút, biến mất vì thế trong đời sống đương đại trào lưu CHỮA LÀNH như một giải pháp cho sự cân bằng giữa “cống hiến và hưởng thụ” chăng?!.

Không sống lâu nhưng sẽ sống sâu, sống trọn vẹn với từng khoảng khắc trôi qua để gặp được phiên bản tốt nhất của chính mình. Ở cõi ta bà con người có thể buông bỏ dễ dàng nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng tình cảm là khó đoạn tuyệt nhất vì nếu dễ dàng buông bỏ thì tình cảm đó chưa chắc đã thật lòng, sâu sắc. Và sau tất cả khi buộc phải trải qua, nếm đủ gia vị của cuộc sống hà khắc không đơn giản chỉ là sinh tồn thì hãy giữ lại cho tâm mình bông hoa lương thiện trắng trong, ấm nóng, tìm thấy sự bình yên trong từng hơi thở của chính mình mới là đích đến đáng nhất. Để cách nhìn cuộc sống, hiểu về thuyết "luân hồi" của đạo Phật chỉ là sự "trùng sinh" rebit thuần khiết và  khẩu ngôn "CHỮA LÀNH" cách gọi "mĩ miều đằm thắm" với chiếc áo “tàng hình” nhiệm màu cho “biện hộ” tái sinh năng lượng tốt để cuộc sống hiện tại nhiều màu sắc, đáng yêu đáng trân trọng hơn khi mỗi cá thể người như những ngôi sao mang sứ mệnh luôn sáng trên bầu trời, dù mây có che lấp, mưa bão sấm chớp tưởng làm nhạt màu thì những ngôi sao kiên cường trên trời kia vẫn bám trụ, đính ghim mình vào bảng thiên mệnh thời gian để khi mây quang bão tạnh hay trời mắc màn đi ngủ thì những ngôi sao đó vẫn luôn ngạo nghễ hiên ngang sáng lấp lánh vi diệu. Con người cũng vậy, trong cuộc sống sẽ có những trở ngại, trướng ngại vật, những khó khăn làm cho tâm hồn, thể xác bầm dập, tổn thương te tua, đôi khi thê thảm tưởng chừng chết đi được nhưng hãy mang ý trí quật cường, sự ham sống, tham sống để cống hiến "vì mình vì những người thân yêu, những người yêu mình và mình yêu mà cần sống, cần phải sáng đẹp lung linh hết sức có thể. Tôi gọi những người can đảm cần mẫn "yêu mình, yêu người đó" là những ngôi sao thức. Những ngôi sao biết nói, biết đi, biết làm, biết hưởng thụ, đặc biệt là biết yêu thương. Dĩ nhiên, không ai tự nhiên trưởng thành. Không ai tự nhiên là “ngôi sao thức”. Trưởng thành phải đánh đổi rất đắt, trải qua những hà khắt mất mát tổn thương, những hoài nghi chính mình... Không ai cứ hồn nhiên mãi, cuộc sống sẽ dậy ta phải trải qua giông bão sóng gió rồi trầm lặng, chiêm nghiệm đời để sống chậm, tìm  bình yên, an yên. Được làm con người đã khó, sống chỉ "phần người" lại càng khó. Và đôi khi chưa kịp lớn đã phải trưởng thành, tuổi chưa "cao" hồn đã "lão". Xót xa, quằn quại mà tự hỏi "Nước mắt trong tim lấy gì lau, mưa bão trong lòng lấy gì che"... Đấy, cái khổ, cái đau, hà khắc cuộc sống là vậy đó, nên con người cần có những cuộc "cải cách" số mệnh, còn nếu không xắp đặt được số mệnh của chính mình thì cần "cải tạo, vun đắp, cắt tỉa" đôi lúc phải "đốt cháy giai đoạn" bởi thế CHỮA LÀNH như một liều thuốc hiệu nghiệm, đắt giá?!

CHỮA LÀNH để "xoá nhoà, giảm bớt"một giai đoạn đã qua của những sự việc hiện tượng "ập đến" xảy ra không như ý muốn làm thiệt hại, hao hụt, mất mát về tâm hồn, thể xác. "Chữa lành" đối với nhiều người chỉ là đánh dấu "mốc thời điểm, dịp thời gian" để giải trí, khám phá khung trời mới, địa danh mới, "khai quầt tài năng thẩm vị" ở các món ăn mới, những lĩnh vực trải nghiệm mới như "thiền, yoga, khoá tu ngắn hạn, tập làm ca sĩ..." nhằm mở mang kiến thức, bồi đắp hao hụt hay đơn giản chỉ là sự  thoả mãn nhu cầu cá nhân khi có cơ hội ngao du, khám phá.

CHỮA LÀNH cách nhìn đơn giản lúc xe dừng, xe không khởi động được nữa vì hết nhiên liệu, bình xăng được chuyển giai đoạn từ “rỗng” được đổ “đầy” để chủ phương tiện đi tiếp cuộc hành trình, xóa nhòa nỗi sợ “dắt bộ” xe trên những cung đường.

“Chữa lành” đôi khi chỉ là những “trào lưu”, những “trend”  biến thể của du lịch địa lý để chữa tinh thần. Người chữa lành  sẽ rời từ nơi “chán ở của mình đến nơi chán ở của người khác, tiêu cháy túi tiền của mình rồi những cuộc “vi hành, ngao du”  tái diễn sau nữa được lặp lại… vậy có còn là chữa lành không hay chỉ là “chữa những vết thương mãi chưa lành”?!

... Tôi không phải sống cuộc đời của họ, nên không thể hiểu họ trải qua những gì, có thể họ cười nói vậy thôi, bên trong mưa bão, trầy xước như nào chỉ mình họ biết nhưng chỉ cần hiểu “họ luôn cố gắng cho chính mình và những người xung quanh được tốt đẹp hơn” luôn cố gắng làm tròn công việc của mình, không ghim vào tim người thân, đồng nghiệp, bằng hữu, đồng loại những lời ác ý, những nhát dao sau lưng thế đã đủ thiện lương rồi. Và với những gì họ sống, trải qua mà luật đời dậy họ cùng với cái nhìn ấm nóng nhưng không kém phầm sắc sâu, cuộc sống thực tế nghiền ngẫm, trải nghiệm mà tôi biết, tôi gọi họ là những ngôi sao thức, những ngôi sao luôn cố gắng sáng nhất có thể, hữu ích nhất có thể với mình, với đời... Cuộc đời ngắn lắm đừng ôm muộn phiền hãy biến mỗi ngày trôi qua đều trở thành ngày đặc sắc đáng sống, sống như ngày mai là ngày tận thế… CHỮA LÀNH thật tốt phải không?!

…Ngày mai khi bình minh thức giấc tôi và đồng nghiệp trong đoàn sẽ kết thúc chuyến du lịch để trở về với công việc, với những bổn phận, trách nhiệm hàng ngày của mỗi người rồi lại ngóng trông tới những lần du lịch thú vị khác, sẽ có cái nhìn mới mẻ hơn chăng về khái niệm "chữa lành, và những ngôi sao thức"... bất giác tôi cười chiêm nghiệm, đặt tay lên ngực trái thấy tim mình lúc rộn ràng, lúc lắng sâu khi tiếng nhạc hoan ca đang chắp cánh cho lời hát, những bài hát cũng mang sắc âm ý nhị dăn dậy về tình nghĩa anh em như tay với chân không thể tách rời “Nhớ lời cha mẹ dậy”, “Tình thương phu thê” và những bài hát ngỡ chỉ là giải trí mà gia diết đắm đuối “Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời” để “Có quên được đâu”…Phải rồi, mỗi nhạc phẩm, thi phẩm hay những áng văn đều mang nỗi lòng người nghệ sĩ đôi khi họ viết cho chính họ, viết cho người, viết cho đời nó được diễn giải bởi ngôn từ và chưng cất bởi lòng vị tha thiện lương ẩn tàng…

… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng "khoảng trống nơi tim được lấp đầy"... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 Hải Hòa, tháng 7 năm 2024

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        Nguyễn Thanh Huyền

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm