TIN TỨC
  • Truyện
  • Chuyện tình thợ mỏ | Lữ Khách

Chuyện tình thợ mỏ | Lữ Khách

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1043 lượt xem

 CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

LỮ KHÁCH

Người xưa có câu “Trời có gió mây bất trắc, người có họa phước khó lường”. Một ngày xuân đẹp trời, đối với tôi lại là ngày u ám. Sau khi nghỉ trưa, tôi cảm thấy bước đi choáng váng, ngồi ghế nghỉ một lát, mọi việc có vẻ như trở lại bình thường, nhưng khi muốn nói, thì như là “há miệng mắc quai” theo nghĩa đen, bập bẹ như em bé tập nói. Vợ đã đưa ngay tôi đến cấp cứu tại bệnh viện vùng mỏ.

Tranh: Internet.

Chẳng mất nhiều thời gian, bác sỹ chẩn đoán ngay tôi mắc chứng “rối loạn ngôn ngữ Broca”, buộc phải nằm viện. Tôi chẳng dư dả ở phòng đơn, đành phải ở phòng đại trà ngót nghét 20 người.

Tôi không bị rối loạn tri giác cũng như vận động, chỉ điều là muốn nói mà nói không ra; bút đàm cũng không xong, vì viết ra toàn hình vòng cung vô nghĩa. Tôi bỗng dưng hụt hẫng như chiếc điện thoại đến kỳ không thanh toán cước bị cúp 1 chiều, đành phải ngoảnh mặt với thế giới huyên náo, bàng quan nhìn thế sự nhiễu nhương.

Trong phòng bệnh, bác sỹ thăm khám bệnh nhân theo tua, đội ngũ y tá mới là người gần gũi bệnh nhân nhất. Y tá đa số là nữ, mặc đồng phục màu hồng, làm việc thoăn thoắt, trông thật bắt mắt, như một đàn tiên nữ.

Trong các “tiên nữ”, tôi để ý đến cô Vân, không chỉ vì cô xinh đẹp hơn cả, còn vì tôi đã thấy cô cặm cụi bón cháo cho một ông già bị liệt nửa người thiếu người chăm sóc, đúng là hình ảnh “Lương y như từ mẫu”.

Bác Tư nằm cạnh giường tôi chỉ bị tai biến nhẹ, nên hôm nay được xuất viện. Bác là công nhân vùng mỏ. Do ngoại hình lực lưỡng, nên sau khi về hưu, bác dễ dàng kiếm được chân hợp đồng bảo vệ cho một khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài.

Bác dậy từ sớm, ăn mặc trau chuốt như thủ trưởng đi dự hội nghị, lần lượt từ giã mọi người trong khi chờ cậu con trai tên Đại làm thủ tục xuất viện. Sự hồ hởi của bác phá vỡ bầu không khí yên lặng vốn có của phòng bệnh buổi bình minh. Cô Vân hơi nhíu mày, nhưng rồi cô cũng tỏ ra khoan dung - dù sao, có thêm người thoát khỏi quỷ môn quan cô cũng cảm thấy vui.

Làm xong thủ tục, anh Đại thấy bố đã ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc bóng mượt, anh nói đùa: “Trông bố cứ như diễn viện điện ảnh”, ngưng một lát anh nói tiếp, “giống Panchelei trong phim Sông Đông êm đềm”. Hồi đó ở miền Bắc, ai cũng biết Panchelei là nhân vật chân thọt trong phim, nên ai cũng cười ồ lên. Bác Tư tuy được xuất viện, nhưng vẫn để lại di chứng chân đi cà nhắc, lệch về một bên.

Cô Vân vừa cho bệnh nhân uống thuốc xong, nhìn về phía phát ra tiếng cười, đôi mắt lấp lánh liếc xéo anh chàng đầy vẻ hài hước này.

Đại giúp bố thu dọn hành lý. Anh còn rất trẻ, kế thừa từ cha một thân hình vạm vỡ, cộng thêm cách ăn nói lịch thiệp và cử chỉ phóng khoáng đã gây được thiện cảm cho mọi người.

Tất cả hành lý anh dồn cả vào 2 túi xách căng phồng, còn lại mấy đồ lặt vặt anh cho cả vào 1 túi lưới lớn. Anh phải mang 2 túi xách bự, dìu bác ra xe co-măng-ca đi nhờ của cơ quan, lại bận từ biệt mọi người, anh đã bỏ quên túi lưới.

Bác Tư nằm viện đã lâu, trong phòng bệnh đa số là người quen, dù túi lưới có bỏ quên cũng chẳng thể mất được, nhưng cô Vân đã cẩn thận cất túi lưới vào phòng mình. Không ai đặt nghi vấn câu hỏi nho nhỏ đó, ngay cả nhà hiền triết Byzantine nếu biết được cũng sẽ chê chi tiết này vụn vặt.

Tại sao mình lại đưa túi lưới về đây nhỉ? Đứng trước phòng làm việc, cô Vân hơi sững sờ. Cô nhớ lại sự việc xẩy ra trong giây lát trước. Chẳng lẽ câu nói đùa của anh chàng đã đụng đến điều gì khó nói tận đáy lòng cô? Cô bỗng dưng khao khát muốn nói chuyện với người đàn ông lạ đó, muốn làm quen, muốn kết bạn, muốn... với anh. Thật kỳ quái, một người mà cô chưa hề quen biết, chưa nhìn rõ mặt, chẳng lẽ cô lại động lòng? Có thể người đời cho cô là lẳng lơ, nhưng mặc kệ họ, miễn sao trái tim cô trong sáng...

Chỉ do dự trong giây lát, cô Vân nhanh chân bước ngay lên phòng nghỉ của mình ở trên lầu. Như có ai xui khiến, cô lấy từng món đồ trong túi lưới ra, để mỗi nơi một thứ. Thực ra, trong lòng cô có sự tính toán chi ly: Khi anh chàng quay về lấy đồ sẽ không thể nào xách túi lưới đi ngay, cô sẽ tận dụng cơ hội nói dăm ba câu chuyện với anh. Anh sẽ thắc mắc tại sao cô lại đụng vào vật dụng cá nhân của mình, thì cũng đành phó thác cho thần Venus vậy - mong sao anh nhìn thấu trái tim cô.

Làm xong những việc theo cô là nên làm, cô trống ngực đập thình thình, trở về phòng trực ban, lôi chiếc ghế ngồi án ngữ ngay lối ra vào, giở tờ báo ra đọc bâng quơ như không có chuyện gì xẩy ra.

Chẳng bao lâu, anh Đại đi xe đạp quay về lấy đồ. Anh không công tác ở thành phố này, chỉ tranh thủ nghỉ được vài ngày chăm sóc bố. Anh phải nhanh chóng làm xong mọi công việc để trở về đơn vị.

Đại gửi xe ở sân bệnh viện, rồi bước thẳng lên phòng trực ban, dáng đi mạnh mẽ và nhanh nhẹn. Cô Vân đang mải đọc báo, dường như không hay biết gì anh đã tới.

Đại đang định chào hòi thì Vân đã lên tiếng trước:

- Anh đã tới rồi đấy à?

Lạ nhỉ, rõ ràng cô đã bị tờ báo che khuất cả khuôn mặt, sao lại nhìn thấy anh? Anh đã nói rất lễ độ:

- Cảm phiền cô...

- Chẳng sao đâu, để em lấy cho anh.

Cô xếp lại tờ báo, vào phòng trực, rồi lại quay ra, như bỗng nhớ ra điều gì đó:

- Ờ, quên mất! Em đã cất cái túi lưới trong phòng nghỉ của em, anh hãy theo em.

Không đợi anh trả lời, cô đã thoăn thoắt lên lầu. Anh đành phải lê gót từng bước theo sau. Bất chợt anh nẩy sinh thắc mắc: Sao cô không để túi lưới ở phòng trực, chẳng lẽ bệnh viện có quy định khác à? Anh đâu có hiểu nỗi tâm tư mông lung của thiếu nữ.

Vân mở cửa phòng, đon đả mời anh vào, xếp đồ vào túi lưới một cách chậm rãi. Trên bàn có sẵn 2 cái ly, trà cũng đã pha sẵn, rõ ràng có sự chuẩn bị đón khách. Tại sao lại sắp xếp công phu như vậy? Đầu óc anh rối như tơ vò.

- Sao lại để anh ngồi suông như vậy, mời anh dùng trà đi. Cô rót trà một cách điệu nghệ, rồi nhin đi chỗ khác, hỏi bâng quơ:

- Anh không bận chứ?

- Dạ... - Anh tỏ ra hơi lúng túng, chẳng biết trả lời sao cho thích hợp.

Vân mặt hơi đỏ, mời anh uống trà một lần nữa để lấp thời gian trống.

Đại nâng ly trà một cách bị động, không khí ấm cúng nhưng kém phần tự nhiên. Anh ý thức được, mình đã lâm vào cảnh khó xử, bỏ đi ngay thì thô bạo quá, ngồi nán lại thì chẳng biết nói gì... Cuộc sống thường đánh đố chúng ta như vậy đó. Một cuộc đối thoại “người nói cố ý, người nghe vô tình” đã diễn ra.

- Anh công tác ở đâu?

- Mỏ than.

- Mỏ than ư?

- Đúng vậy.

- Có xa không?

- Cách đây 100km.

- Làm kỹ thuật hay hành chánh?

- Đào than ở vỉa lò.

- Em không tin.

- Tại sao?

- Anh chẳng giống công nhân chút nào.

- Vậy công nhân phải như thế nào?

- Em cũng chẳng nói rõ được... nhưng đằng nào anh cũng không giống.

- Trong mắt mọi người, công nhân là một đám người lực lưỡng và thô kệch. Nhất là công nhân mỏ than, chẳng khác nào mọi rợ chưa khai hóa, chỉ biết nốc rượu, chửi thề, ẩu đả, có phải thế không?

- Đâu có, đâu có. Em đâu có nghĩ vậy, chẳng qua là em thấy anh không giống công nhân, càng không giống công nhân mỏ than.

- Như vây là cô chưa thực sự hiểu biết công nhân.

- Có thể anh nói đúng.

- Tôi vốn là công nhân dưới hầm lò thứ thiệt.

- Nghe đâu ở mỏ than trai nhiều gái ít?

- Đúng vậy.

- Như vậy, công nhân mỏ than lập gia đình rất khó khăn, phải không anh?

- Đúng vậy.

- Nhiều phụ nữ bây giờ nhìn đời với cặp mắt trần tục, cho rằng phải kiếm bằng được chàng sinh viên hay đàn ông có vị trí cao ngoài xã hội mới có hạnh phúc. Theo em, một gia đình có viên mãn hay không, không phụ thuộc vào nghề nghiệp hay địa vị xã hội đôi bên. Dĩ nhiên, đây là vấn đề phức tạp, cũng như cụ Tolstoi từng nói, mỗi gia đình hạnh phúc đều giống nhau...

- Những gia đình bất hạnh đều có nỗi bất hạnh riêng của mình...

- Anh đã đọc qua cuốn Anna Karenina rồi à? Công nhân các anh cũng xem sách văn học ư?

- Tại sao cô lại cho rằng công nhân chúng tôi không chịu đọc sách? Những người cùng trang lứa với tôi, họ đọc sách không kém gì thanh niên thành thị. Tuy phần lớn thời gian họ sống dưới hầm, nhưng thế giới nội tâm họ không hề nhỏ hẹp. Tôi dám nói chắc rằng, trong thế giới mà người ngoài cuộc ít biết tới, có nhiều người cực kỳ ưu tú... Tôi không thể giải thích tường tận với cô được.

- Anh thích nhân vật nào trong truyện Anna Karenina?

- So với các nhân vật khác, tôi thích Levin.

- Em lại thích Kitty hơn... Anh hãy ngồi thẳng người lên đi, ngồi nép mình như vậy sẽ không thoải mái.

- Xin lỗi, sống lưng tôi bị đau.

- Sao cơ chứ?

- Cách đây không lâu, tôi bị té dưới hầm lò.

- Ừ nhỉ, dưới hầm lò nguy hiểm lắm, phải không?

- Rất nguy hiểm, thường xẩy ra tai nạn lao động, đôi khi chết người.

- Vậy anh không muốn điều động công tác khác à?

- Không. Tuy công việc nguy hiểm, đôi lúc còn đặt lên đầu lưỡi hái tử thần, nhưng tôi đã quen; quan trọng hơn, tôi thích công việc của mình.

- ... Em không đoán nhầm đâu, anh không phải là một người tầm thường.

- Cám ơn cô, thực ra tôi là người rất bình thường.

- Em không nhìn bởi con mặt trần tục, cho rằng anh phải là nhân vật anh hùng hoặc gương mẫu.

- Tôi cũng hiểu điều đó.

- Xin phép cho em nói đùa, công nhân mỏ than được như anh đâu có lo không lập nổi gia đình... sẽ có người...

- Đúng vậy, tôi hiện giờ rất hạnh phúc. Bạn gái tôi tuy xuất thân gia đình cán bộ, bản thân tuy cũng làm tại mỏ, nhưng làm việc trên mặt đất. Cô ấy đã gửi gắm hết tình yêu cho tôi.

Cô Vân ngây ra một lúc, rồi đứng phắt dậy, nhanh chóng thu gom đồ vào túi lưới mà lúc nãy đang dở dang.

Anh cũng đứng dậy, chiếu ánh mắt sâu lắng lên tấm hình màu lớn treo trên tường. Cảnh sắc tấm hình đơn nhất chỉ có trời và biển mênh mông xanh biếc. Biển và trời quyện vào nhau thành màu trắng xóa như ly rượu đầy đang bị nốc cạn...

Cô nhanh chóng thu gom xong túi lưới, suy nghĩ một lát, rồi lục tìm trong ngăn kéo của mình. Cô lấy ra một hộp giấy nhỏ, nhét vào túi lưới, rồi giao tất cả cho anh một cách trân trọng.

Anh liếc qua hộp giấy, hỏi:

- Đây là gì?

- Là thuốc hoàn tán đặc trị trật khớp đau lưng, anh sử dụng nhất định công hiệu.

- Hết sức cám ơn cô.

- Đừng khách sáo... Để em tiễn anh.

Cô hết sức vui vẻ, anh cũng không từ chối.

Hai người sóng vai cùng nhau xuống cầu thang, qua hành lang, qua sân bệnh viện, chờ Đại lấy xe, rồi 2 người từ giã nhau như đã quen nhau từ lâu. Sau đó họ ngoảnh mặt, đường ai nấy đi...

Tôi đưa mắt nhìn theo 2 bóng người quen thuộc. Có thể, họ chưa cả biết tên nhau...

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thằng Bờm có cái nhà cao… – Truyện ngắn Chinh Văn
 Gọi lão bằng thằng, cả làng này ai mà dám thế? Chỉ trừ duy nhất một người: Ông già vợ lão: Ông Tám Trọng, ngoài ra gặp lão ai cũng chào “ông năm”, “chú năm” dù đằng sau tiếng chào không có vẻ gì kính cẩn.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường: Chú dế rong chơi
Sau khi rời xa cõi tạm để lại rất nhiều tiếc nuối cho người yêu thích văn chương, mới đây NXB Trẻ đã cho ra mắt 3 tập sách gồm những bút ký, nhàn đàm, thơ ca đặc sắc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường như một cơ hội để nhớ đến ông.
Xem thêm
Ngủ giữa trùng sơn – Truyện ngắn của Lê Vũ Trường Giang
Tôi đã bị mê hoặc ngay phút đầu khi thấy lăng Gia Long. Những câu chuyện bí ẩn liên quan đến nơi an táng thật sự của nhà vua, những bí mật trong chốn cung đình đã hấp dẫn, thôi thúc tôi ngồi vào bàn và viết trong gần một tháng trời. Khi ngừng bút, tôi chợt có ước ao được một đêm ngắm trăng thưởng rượu cùng bạn hiền trên Thiên Thọ, bên cung khuyết, bên lăng tẩm im lìm giữa trập trùng núi non, mênh mang sông nước.
Xem thêm
Nhẫn – Truyện ngắn của Lệ Hằng
Tiệc cưới sẽ bắt đầu vào lúc sáu giờ.Tôi còn hơn một tiếng rưỡi đồng hồ để tháo chiếc nhẫn này ra. Nó đã thít lại vào ngón tay tôi lúc nào mà tôi chẳng hay, cho đến khi tôi thấy mình cần tháo nó. Tôi ước gì, ước gì, ước gì… mình đã thấy cần tháo nó ra sớm hơn chứ không phải lúc này. Thời gian thì vẫn cứ đang trôi đi trong khi tôi ngồi đây tháo nhẫn. Tôi xoay, và đẩy, và níu, và giật, ngón tay đã đỏ rưng rức nhưng tôi vẫn mắc kẹt trong chiếc nhẫn của mình. Vô dụng. Không thể kéo nó ra được. Càng kéo ra càng thít vào thì phải. Chết tiệt, nó ôm lấy ngón tay tôi như một lời nguyền.
Xem thêm
Viên đạn ngọt – Truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga
Tùy lặng yên. Trước mắt anh cảnh và người tưởng chừng như thân quen giờ đều trở nên xa lạ. Anh vẫn thường gặp trong giấc mơ của anh dòng sông Gấm trong đêm mùa đông sâu hun hút. Đồng đội anh phải níu vào chiếc dây thừng dài nối hai bên bờ để bơi qua sông trong cái rét tê người, càng không thể quên được khe Ve khi cả tiểu đội chỉ còn lại hai đứa cùng nhau chụm đầu ăn bữa cháo cuối cùng cạnh con khe nồng nặc mùi thuốc hóa học.
Xem thêm
Bí mật của H’Loan – Truyện ngắn của Hồng Chiến
Giờ kiểm tra toán, học trò lặng im chăm chú vào bài vở của mình. Cô giáo H’Xíu ngồi quan sát học sinh làm bài lòng vui vui. Cuối tháng tư rồi, chẳng còn mấy tuần nữa năm học sẽ kết thúc, lớp 3A của cô được nghỉ hè trước khi bước vào năm học mới và chắc chắn có thêm tấm giấy khen treo lên tường lớp học ghi nhận công lao của cô và trò sau một năm phấn đấu. Những gương mặt thơ ngây, thông minh và dễ thương ngày hai buổi đến trường đã trở thành niềm vui, niềm tự hào của chính cô – người mẹ thứ hai của các em.
Xem thêm
Chảy đi sông ơi – Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tất cả những quang cảnh ấy và cảm giác ấy đều thật tuyệt vời. Tuyệt vời hơn nữa còn là truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen ở khúc sông này. Những người đánh cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó. Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm. Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt nước. Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng cao vút, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá.
Xem thêm
Con mèo của Foujta – Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà danh họa Foujita, người con của đất nước Phù Tang, những nhà chơi tranh, mua bán tranh trên thế giới đã nháo nhào chạy săn lùng tranh của Foujita. Dò theo bước đường phiêu lưu của ông, giới sành tranh biết rằng ở Việt Nam đang còn vài bức của ông. Từ Mỹ, từ Pháp, từ Úc, từ Canada… bằng thư hoặc bằng điện, họ gửi về những nhà mua bán tranh ở Việt Nam, bằng mọi giá phải tìm mua cho được tranh của Foujita, đặc biệt là tranh con mèo. Trên thế giới, họa sĩ nào cũng có một nét độc đáo, mang theo dấu ấn tài nghệ của mình. Nét độc đáo của Foujita là nét vẽ con mèo.
Xem thêm
Vợ chồng nhà Phó Nhọt – Truyện ngắn của Vũ Hùng
Tui dám khinh các ông nhân viên hành chánh cấp xã dưới chế độ cũ bởi không biết học hành, chữ nghĩa thế nào mà tên tuổi của công dân cứ làm sai be bét, dở khóc dở cười. Không phải chỉ mỗi thầy Dài đâu nghen mà cả thằng bạn thân của tui ở làng Tây Trù cũng chung số phận như vậy!
Xem thêm
Nụ hôn màu lửa – Truyện ngắn của Lại Văn Long
Thành phố thay đổi đến ngỡ ngàng. Những con đường trung tâm ngày thường đông nghịt, đêm lấp lánh muôn màu ánh sáng từ dòng xe cộ bất tận, giờ thênh thang, trống trải. Những tòa nhà bị giăng dây như những gã khổng lồ bị xiềng chân bức bí; những giao lộ lù lù barie, lều dã chiến được kiểm soát bởi công an, quân đội, dân phòng…
Xem thêm
Pháo hoa cổ trấn – Truyện ngắn Tống Phước Bảo
Cô cúp điện thoại và nghe lòng mình trống rỗng một cách lạ kỳ! Đêm đó trong giấc mơ với xứ mây này. Cô mơ về một ngày hội trấn cổ với bập bùng lửa thiêng, trai gái đủ mọi sắc tộc từ những bản làng kéo về. Muông chim tụ hội ríu rít vang động thinh không. Mùa gió thổi tung những lời khấn cầu của dân bản. Gió thổi những cánh hoa đỏ bay phấp phới trên không trung rồi rơi xuống đất. Cô nhặt những cánh hoa hình trái tim lên. Những cánh hoa chợt tan vào tay cô.
Xem thêm
Ông Trời | Truyện ngắn của Đặng Chương Ngạn
Nguồn: Viết & Đọc chuyên đề Mùa Thu 2023.
Xem thêm
Bức nude thứ chín – Truyện ngắn của Tống Ngọc Hân
Cả hai đứa quỳ xuống! Hai kẻ tội đồ không mảnh vải che thân mặt tái mét không còn một giọt máu sụm gối xuống nền đá hoa lạnh băng.
Xem thêm
Kí ức của mèo đen – Truyện ngắn của Nguyễn Đăng Khương
Nơi tôi sống là nhà kho hẹp sau dãy nhà lớn chứa nhiều sách báo cũ của thế kỷ trước mà chủ nhân của tôi vì bận việc công chức nên ít có thời gian để mắt tới. Tôi thường vuốt râu cười khì “chủ nhà ta là nhà thơ ba xu”.
Xem thêm
Tiếng mõ trong ngõ cụt - Truyện ngắn Kim Uyên
Trước đây, vợ lão Nam thường tụng kinh gõ mõ hai lần trong tháng, vào sáng mồng một và ngày rằm. Đầu năm nay nhân ngày rằm tháng giêng mụ mời một thầy chùa về làm lễ lớn, sau ngày đó mụ Nhung chăm tụng kinh hơn. Việc này khiến mọi người trong khu ngõ cụt không hài lòng, đặc biệt là các nhà liền kề với nhà lão Nam vì tiếng gõ công cốc nổi lên lúc năm giờ sáng.
Xem thêm
Bài điếu văn của lão Tân - Truyện ngắn Kim Uyên
Lão Tân thấy nhà đám náo động thì đứng dậy thất thểu ra về. Vừa đi lão vừa suy nghĩ căng thẳng lắm, lão chưa biết viết thế nào để hoàn thành bài điếu văn về ông chủ tịch cho em trai đọc vào lúc di quan sáng mai.
Xem thêm
Chạm mặt voi rừng - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Những cơn gió trong rừng già bao giờ cũng khác với cơn gió bình thường. Trước khi đưa bàn tay mát rượi mơn man lên làn da, mái tóc chúng ta, gió thể hiện vũ khúc của mình bằng tiếng reo ầm ĩ như có hằng trăm, hằng ngàn con nai cùng chạy, làm các cành cây nghiêng ngã, xô đập vào nhau rầm rầm.
Xem thêm
Hai người mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Truyện hay về người mẹ Việt Nam
Xem thêm
Bắt cá trên cao nguyên - Truyện ngắn của Hồng Chiến
H’Lê làm lớp trưởng lớp 9A1, người dân tộc Êđê có nước da bánh mật, mặt trái xoan, tóc xoăn tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp huyền bí. H’Lê học cùng lớp nhưng hơn Thanh một tuổi, người rắn chắc, khỏe mạnh ra dáng một thiếu nữ. Còn Thanh sinh ra, lớn lên ở ngoại ô thành phố, quanh năm nghe tiếng gầm của sóng biển.
Xem thêm
Bản năng kép - Truyện ngắn Phùng Phương Quý
Ta nắm tay đấm vào đầu để nhớ lại. Đuổi ngay cái dự án khu công nghiệp ra khỏi bộ nhớ. Mười phần trăm là cái gì. Mười lăm phần trăm cũng chả là cái gì. Lại hai mươi à? Cút xéo ngay cái phần trăm hoa hồng của chúng mày. Tao đếch cần! Tao thích bia hơi, thích tăng gô...
Xem thêm