TIN TỨC

Đọc bài thơ “Hỏi sông” của nhà thơ Nguyễn Vĩnh Bảo

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-14 21:23:53
mail facebook google pos stwis
407 lượt xem

TRẦN KIM DUNG

Mở tập thơ Sao Khuê 7 dầy dặn gần 300 trang với hơn 170 bài thơ, nhạc chọn lọc của 35 tác giả tôi đã bị cuốn hút từ đầu nhưng để viết một bài là một việc rất khó.

Vì vậy trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi xin phép được trình bày ít dòng suy nghĩ của tôi về một bài thơ của Nhà thơ Nguyễn Vĩnh Bảo là 1 trong 5 bài được chọn đăng trong tập này, đó là bài HỎI SÔNG.

Tôi được biết đến Nhà thơ Nguyễn Vĩnh Bảo và đọc thơ của anh đã khá lâu do một người thân giới thiệu nhưng chưa có dịp gặp mặt. Mãi đến khi về Sao Khuê tôi và Nguyễn Vĩnh Bảo mới gặp nhau và hai chị em đồng hương đã dành cho nhau những tình cảm rất quý mến.

Huyện Vĩnh Bảo quê hương anh là một vùng đất địa linh nhân kiệt, quê của quan Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm danh tiếng, một vùng đất hiếu học, là nơi có nhiều hoa thơm trái ngọt, là một trong những vùng trọng điểm lúa với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, đặc biệt có những ruộng thuốc lào hương thơm cay nồng, ngan ngát.

Ở nơi quê hương yêu dấu ấy có một dòng sông hiền hòa chảy qua, quanh năm đem lại biết bao màu mỡ bồi đắp cho đồng ruộng. Đó là dòng Sông Chanh êm ả thân thương, đã để lại trong anh bao kỷ niệm ngọt ngào và  hình ảnh của những người yêu dấu:

Mẹ ngồi giặt chiếc áo nâu
mồ hôi mặn xuống một đầu con sông”

Và                                 

“Nước lên nước xuống sớm hôm
nhớ cha đặt đó đặt đơm bao mùa...”

(Trước sông quê)

Hình ảnh dòng sông yêu thương đó đã thấm sâu trong tình cảm của Nguyễn Vĩnh Bảo, cho nên dù đi bốn phương trời, anh  vẫn mang sông đi theo và hễ có dịp là anh lại về với sông quê:
“Con về nương tựa sông Chanh
Như nương tựa những ngọn ngành yêu thương”

(Con về nương tựa sông Chanh)

Sông trong thơ anh đã trở thành một đề tài cháy bỏng. Những bài thơ anh viết về sông khá nhiều. Tính đến nay anh cho ra đời được 6 tác phẩm thì 3 tác phẩm có tựa là “Sông” là  “Sóng”, đó là: Ngẫu hứng sông quê (2016), Thả vào đêm sóng (2020), Hai phía một đời sông (2021).

Tôi đã được đọc trong lời bình của Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh viết về thơ Nguyễn Vĩnh Bảo có đoạn rất ấn tượng: “Sông Chanh nhỏ bé trong thơ Nguyễn Vĩnh Bảo cũng đủ sức rung, sức ngân cho ta cảm tình thương mến. Nó không có tên trên bản đồ địa lý Việt Nam, nhưng giờ đây Nguyễn Vĩnh Bảo đã ghi tên sông Chanh trên “Bản đồ thi ca”…

Ôi, con sông quê đối với anh mới gần gũi và thân thương làm sao ! Sông đối với anh như người bạn tâm tình, chia sẻ niềm thương nỗi nhớ. Ta hãy đọc xem trong bài thơ này anh có gì trăn trở mà lại phải đem ra HỎI SÔNG vậy?

Vâng,  chắc anh muốn mượn hình ảnh ẩn dụ của dòng sông để nói về hình ảnh con người chăng?

Ta hãy lắng nghe hai câu đầu của bài thơ:
“Những dòng sông đánh mất mình trên biển
Có khi nao ngoảnh mặt giữa chừng”

Sông hòa vào biển lớn là quy luật muôn đời của tự nhiên thật mênh mang, thật đẹp đẽ.
Chả thế mà đã có một nhà thơ từng ao ước:
Ước gì ta được là sông
Để ra  đến biển là không còn mình ”

(Lâm Thị Mỹ Dạ)

Vì vậy, việc “đánh mất mình trên biển” chắc chắn không phải là chuyện của sông mà là chuyện của con người. Tác giả đã mượn hình ảnh dòng sông để chia sẻ về chuyện của con người.

Ở đây có lẽ tác giả muốn nhắc đến một số người xuất thân ban đầu từ cuộc sống chân chất, được gia đình quê hương nuôi dưỡng cho ăn học, hoặc có một điều kiện nào đó,họ được thả vào môi trường rộng lớn tại các thành phố lớn hoặc ra nước ngoài. Trong số đó có những người giầu có, thành đạt, có địa vị quyền chức cao sang, hoặc có cả những người điều kiện kinh tế địa vị rất bình thường, nhưng khi chuyển sang một môi trường mới thì có những người thay đổi hẳn bản chất. Đồng tiền có thể làm cho họ lóa mắt và họ bất chấp cả danh dự, làm mọi việc xấu xa, thậm chí phạm pháp, đánh mất cả nhân phẩm đạo đức để có nhiều tiền. Họ đã trở thành một con người khác hẳn không còn giữ được những điều tốt đẹp như trước kia nữa. Họ có thể làm những việc trái với đạo đức lương tâm, họ làm ngược lại những điều tốt đẹp mà trước đây họ từng có, mà nguồn cội tổ tiên đã từng truyền cho họ... Vậy là họ đã tự “đánh mất mình”. Nhìn thời thế như vậy, nhà thơ không vui đã đặt ra câu hỏi, chỉ mong cho họ thức tỉnh, bình tĩnh ngoảnh mặt lại để nhìn lại bước đi của mình, để nhớ đến cội nguồn quê hương, nơi  ngày xưa gian khổ họ được sinh ra và được nuôi nấng để họ thành đạt, họ trưởng thành như ngày nay và mong sao họ sẽ tỉnh ngộ phần nào. Có như thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn,  nhân ái hơn, bớt đi những điều nhức nhối về đạo đức con người trong thời đại mới.

Tiếp theo là câu hỏi: 
“Có nhớ núi, nhớ rừng thương mến
Đã sinh thành nguồn nước đầu tiên?”

Đó là những hình ảnh thân thiết, gần gũi, đánh thức bao nhiêu tình cảm yêu thương của mỗi con người, lời nhắc nhở thật nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Sang khổ thơ thứ hai, nhà thơ lại nhắc đến một dạng người khác.  Một câu hỏi về dòng sông lại được nêu ra :
“Những dòng sông chảy mãi không dừng
 Có khi nào lặng thầm như lau lách”

Đây có lẽ tác giả muốn nhắc tới một mẫu người cứ lao vào công việc, làm ăn phấn đấu, hoặc đi tìm hạnh phúc, mải mê đến mức không có điểm dừng, không xác định đến bao giờ mới mãn nguyện. Họ bỏ qua, coi thường những gì gần gũi, giản dị nhất ngay ở bên cạnh mình. Bờ sông với cây lau cây sậy như là người bạn gần gũi quấn quýt bên nhau muôn đời, làm nên những cảnh đẹp rung động lòng người mà sông chẳng một lần để tâm tới “Có bao giờ lặng thầm như lau lách”.
Sông mải mê đi tìm hạnh phúc  ở đâu đâu mà quên cả con đò, cây đa bến nước, cả cánh buồm nâu gắn bó muôn đời, cũng như con người đã bỏ qua tất cả những người, những vật cả đời thương yêu gắn bó với mình để đi tìm một hạnh phúc xa xôi thì làm sao hiểu được giá trị của hạnh phúc, làm sao có được có được hạnh phúc lâu bền và đích thực ?

Những hình ảnh sau đây rất gợi cảm:
Một con đò, một cánh buồm nâu quạch
Đã làm nên dáng vẻ một vùng quê?

Câu thơ đã vẽ ra trước mắt chúng ta một cảnh đẹp thân thương của miền quê yên ả mà trong mỗi người xa quê đều đau đáu mang theo, nhắc nhở những người chỉ biết mải mê với những điều cao siêu xa lạ mà quên đi những gì vốn là  gần gũi giản dị yêu thương nhất thật là đáng tiếc!

Sang khổ thơ tiếp theo tác giả lại muốn hỏi dòng sông khác, một dạng người khác
Những dòng sông dào dạt khúc say mê
Xào xạc cỏ cây, xôn xao cá nhảy…

Với những hình ảnh gợi cảm này, có lẽ tác giả muốn nói tới những người có cuộc sống vui vẻ, đủ đầy cả tinh thần và vật chất, mọi cái đều đã mãn nguyện, chẳng còn điều gì phải nói. Nhưng nếu bình tĩnh suy nghĩ lại cái đó chưa chắc đã là bền vững cả đời, đó có thể chỉ là trong một thời điểm nhất định, một giai đoạn nhất định chưa thể nói trước được trong cuộc đời, hoặc dài hơn nữa thì cũng chỉ là điều thoảng qua trong chốn phù vân “sắc sắc không không” mà thôi.

Câu thơ của tác giả mang đậm tính triết lý rất sâu sắc, gợi cho ta nhiều suy nghĩ về kiếp nhân sinh, nhắc nhở chúng ta có cách sống giản dị hơn, giầu tình yêu thương hơn.
Có khi nao bình tĩnh và tự thấy
Sự ồn ào chỉ như gió thoảng qua?

Và đến khổ thơ cuối gần như một câu hỏi tổng hợp cho cả bài:
“Những dòng sông chảy mãi đến bao la
Tới rộng lớn mới biết mình nhỏ bé”

Đây vừa là câu hỏi nhưng cũng vừa là câu trả lời để nhắc nhở con người  dù đã thành đạt, thành công rồi vẫn chưa là gì so với cuộc sống xung quanh, với những thành tựu lớn lao của xã hội,  phải biết khiêm tốn rèn luyện, học hành thêm nhiều lắm thì mới nên người, mới đóng góp và có ích cho xã hội cũng như gia đình, không nên sớm tự phụ, tự mãn về mình quá mức.

Hai câu thơ cuối cùng  là hai câu nhắc nhở con người về lòng biết ơn nguồn cội, lòng yêu thương cuộc sống và mọi người xung quanh để xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.
Có khi nao ngắm bờ quên, bờ nhớ
Lở và bồi năm tháng đã nuôi ta?


Đọc xong bài thơ ta có cảm giác như vừa được nghe lời tâm tình thủ thỉ của tác giả với dòng sông quê, bao nhiêu mắc mớ đã được giãi bày cùng dòng sông thân thương, chia sẻ  với sông thật nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Bài thơ của Nguyễn Vĩnh Bảo chứa đựng ý nghĩa nhân sinh, bài học đạo đức sâu xa, mang tính triết lý cuộc sống.

Toàn bài tác giả đã dùng những câu hỏi tu từ, những từ ngữ và hình ảnh đẹp và gợi cảm, những câu hỏi đó lại chính là câu trả lời và cũng chính là bài học giúp cho người đọc những suy nghĩ  về những việc  cần thiết về cuộc đời, và cuộc sống hàng ngày!
Trên đây là đôi dòng suy nghĩ của cá nhân tôi, chắc rằng  khi đọc bài thơ này mỗi chúng ta sẽ có nhiều ý kiến khác hay hơn nữa.

Xin chúc mừng nhà thơ Nguyễn Vĩnh Bảo với những thành công trong các bài thơ nói về sông quê và các đề tài khác, chúc anh sẽ tiếp tục có những thành công mới trong sự nghiệp thi ca của mình.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tấm lòng trĩu nặng nghĩa nhân trong “Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín
Phạm Trung Tín là hội viên HNV TP. Hồ Chí Minh, hội viên HNV Việt Nam
Xem thêm
Đôi khi - Lỡ tay của nhà thơ Nguyên Hùng | Lệ Hồng
“Sóng không từ biển” đã đưa anh vào bờ cùng chất lãng tử phiêu diêu trọn vẹn.
Xem thêm
Nguồn tư liệu quý về giới văn nghệ sĩ Việt Nam đương thời | Nguyễn Văn Hòa
Những người muôn năm “chưa” cũ là phác họa 60 bức chân dung của 60 con người có những ảnh hưởng nhất định đối với nền văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Xem thêm
Phiêu hoang cùng “gã thi sĩ hoang” | Vũ Tuấn
“Hãy xông hương mọi ý nghĩNhững hứng khởi sẽ nở hoa”.
Xem thêm
Lời tự thoại chân thành khi “Đối diện chính mình” của nhà thơ Phạm Trung Tín
Nhân đọc tập Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2022
Xem thêm
Những khắc khoải phận người ở ‘Thời nắng xanh” của thi sĩ Trương Nam Hương
Nhân đọc tập thơ Thời nắng xanh & những bài thơ khác của Trương Nam Hương, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2022
Xem thêm
Cuộc thi “Truyện ngắn hay 2022” và những bất ngờ thú vị
Bài tổng kết của Trưởng ban giám khảo cuộc thi
Xem thêm
Đọc KIẾM THƠ TRONG THIỀN của nhà thơ Lê Viết Hòa
Tham luận đọc tại buổi ra mắt Kiếm thơ trong thiền
Xem thêm
Giữ lòng từ ái với đời
Đọc tập thơ “Kiếm chữ trong thiền” của Lê Viết Hòa
Xem thêm
Nhà văn Đới Xuân Việt: Từ thành cổ Quảng Trị đến văn chương
Đới Xuân Việt rất đa tài. Nghe đâu ông đang ấp ủ chuyển thể tiểu thuyết Hoa Đỗ Quyên nở muộn thành phim chiếu rạp. Chúc ông thành công và may mắn như bộ phim Anh chỉ có mình em.
Xem thêm
Mỹ cảm hoài niệm trong thơ Hoàng Thân | Bài của Trần Hoài Anh
Cái đẹp đó chính là sự kết tinh từ những mỹ cảm, những rung động của thi nhân trước cuộc sống và con người.
Xem thêm
Những vần thơ vượt qua ranh giới
Bài của Mai Văn Phần đăng báo Văn nghệ số 11/2023
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Trí Huân với tiểu thuyết Chim én bay
 “Chim én bay” là tên cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1988 và cùng với tiểu thuyết “Năm 1975 họ đã sống như thế”, xuất bản năm 1979, nhà văn Nguyễn Trí Huân đã được nhận “Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật” năm 2007. Và cái tên “chim én bay” tôi xin phép được lấy để làm tựa cho bài viết này.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Song và sự kiến tạo thi giới trong “Mẹ và sen”
Thầy giáo, nhà thơ Nguyễn Văn Song đến với thơ có thể nói là khá muộn so với tuổi .  Nhưng đã trở thành một tác gia có tiếng trên văn đàn với những giải thưởng cao quý của các cuộc thi lớn. Và rất quen với bạn yêu thơ khi thường xuyên xuất hiện trên các trang báo và tạp chí từ trung ương đến địa phương.
Xem thêm