TIN TỨC
  • Bút ký - Tạp văn
  • Những ‘mắt thấy tai nghe’ về phong tục tết xưa của người Việt

Những ‘mắt thấy tai nghe’ về phong tục tết xưa của người Việt

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-02-04 10:59:44
mail facebook google pos stwis
1604 lượt xem

Trong ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ), bác sĩ Hocquard tường thuật những điều “mắt thấy tai nghe” về tết xưa một cách chân thực và lôi cuốn về lịch sử, văn minh, văn hóa, phong tục của người Việt.

Hocquard miêu tả nhiều nội dung thú vị về không khí tết xưa ở thành Huế năm 1886 và cho biết mình ở thành Huế vào “mùa lễ hội”, vì gần tới tết Nguyên đán.

Theo quan sát của Hocquard, trong không khí kéo dài một tháng trời ấy người dân bản địa, người giàu cũng như nghèo, dừng tất cả mọi công việc hằng ngày để dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống và hoạt động giải trí.


Con cháu mừng tuổi ông bà ngày đầu năm mới.

Ông viết: “không có buôn bán, không việc đồng áng, không lao dịch khổ sai; người lớn và trẻ nhỏ sẽ mặc quần áo đẹp; những người khốn khổ sẽ đem bán nốt đồ đạc và vay mượn cho đủ tiền ăn tết”.

Trở lại câu chuyện của Camille Paris, người chịu trách nhiệm xây dựng đường điện báo Trung kỳ từ Huế đến Bình Thuận ở kỳ trước, cũng đã có những trải lòng về không khí chuẩn bị đón tết Nguyên đán của người Việt khi ông dừng chân ở Vân Hội (thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đầu năm 1886.

Trong tác phẩm Voyage d’exploration de Hué en Cochinchine par la Route mandarine (Du ký Trung kỳ theo đường cái quan, xuất bản năm 1889; Nguyễn Thúy Yên dịch sang Việt ngữ, Thư Books và NXB Hồng Đức ấn hành năm 2021), Camille Paris được dịp quan sát những hoạt động chuẩn bị đón tết Nguyên đán của người bản xứ, Paris cảm thấy rất vui và thú vị. Trong mắt ông, vào những ngày đầu năm mới người Việt ai cũng ăn mặc đẹp, “lũ trẻ con mặc quần áo đẹp, đội nón rộng vành che nắng. Từ trẻ con cho tới người già đều ăn mặc đẹp khác với ngày thường”.

Tết mang đến một bầu không khí vui tươi, tích cực nhưng cũng mang lại điều phiền toái cho công việc của Camille Paris và người Âu lúc bấy giờ, đó là mọi người làm công cho ông đều bỏ về ăn tết cổ truyền hết. “Thằng bồi của tôi cũng không bỏ phong tục này cho dù chúng tôi đang trên đường. Nó còn xin ứng tiền trước và bỏ mặc tôi từ Bình Định, cùng lúc ăn cắp của tôi một chai [rượu mùi] Chartreuse và một đôi giày!”, Paris hài hước viết.


Người Huế đi chợ tết năm 1923.

Tác giả người Anh là bà Gabrielle M. Vassal cũng kể câu chuyện tương tự ở Nha Trang trong tác phẩm Mes Trois Ans d’Annam (Ba năm ở An Nam, xuất bản năm 1912).

Trong một quan sát khác, khi dừng chân và ngủ lại ở Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) một đêm trước tết (đêm giao thừa), Paris thấy “một vài người đã bắt đầu đón tết rồi”.

Ở những nơi công cộng thì “gánh hát rong treo nhạc cụ vào một cái dây và gõ trống chiêng, thanh la, và khi muốn thật ồn ĩ, họ thi nhau gào lên những âm mũi và họng. Một chú nhóc đi xin tiền khán giả xung quanh. Rồi pháo nổ tứ phía, có cả pháo sáng nữa, ai cũng cần phải gây tiếng ồn mới được.”

Hoạt động của những đoàn kịch tỉnh lẻ trong dịp mồng 1 tết Nguyên đán cũng được bác sĩ Hocquard mô tả trong tác phẩm Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ, xuất bản năm 1892), theo Hocquard những đoàn kịch này cũng có mặt trong các lễ hội dân gian được chính quyền tổ chức hoặc ngày mừng thọ vua chúa hay nhân dịp có sự kiện quốc gia khác.


Chợ tết Huế xưa.

Bác sĩ J.C. Baurac thì viết trong tác phẩm La Cochinchine et ses habitants Provinces de l’Ouest (Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Tây, xuất bản năm 1894) rằng, “lễ hội quan trọng nhất của người An Nam [tức Việt Nam] là tết hay năm mới kéo dài ba ngày, khi đó, tất cả công việc và mọi hoạt động buôn bán đều bị ngưng lại; người ta không họp chợ. Ở Sài Gòn tết xưa ở các trạm nội địa, người Âu châu phải dự phòng và trữ đồ trước Tết vì trong ba ngày nghỉ lễ này, khắp nơi đều đóng cửa”. Baurac cho biết thêm, mồng 1 tết là ngày dành cho việc cúng bái tổ tiên; mồng 2 để thăm bạn bè, người quen; mồng 3 là cho các trò giải trí các loại. “Người An Nam, lớn và nhỏ, trẻ như già, giàu hay nghèo đều chủ yếu là tham gia các trò chơi vào ngày cuối cùng này”.

 Nguyễn Quang Diệu/Thanh Niên

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm