TIN TỨC

Đôi khi - Lỡ tay của nhà thơ Nguyên Hùng | Lệ Hồng

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-05-29 08:22:51
mail facebook google pos stwis
943 lượt xem

Thơ đến với Nguyễn Nguyên Hùng khi còn rất trẻ. Tuy thơ không phải là cứu cánh, nhưng niềm đam mê với thơ đã tạo nên ca khúc TIẾNG HÁT EM vút cao cùng chất sinh viên đầy nhiệt huyết. Chàng tiến sĩ cùng nhiệt huyết ấy, chảy vào những công trình thủy với nguồn năng lượng tràn đầy. Chất thơ trữ tình ngấm vào anh ngày càng đậm sau qua năm tháng. Đến thời điểm nụ hoa vô ưu chín mùi bung tỏa, thơ lại tìm anh trong miền thức ngọt ngào. Cứ thế, Xứ Nghệ, mảnh đất ươm bao mầm nhân kiệt, lần nữa thả anh rong chơi cùng nắng gió, cùng tình yêu cái đẹp được hun đúc tự quê nhà.

Có lẽ ít nhà thơ nào mà hành trình vượt sóng lại mang về nhiều phù sa đến thế. Với hơn trăm bài thơ phổ nhạc, trong đó nhiều bài hát được yêu thích, đặc biệt ca khúc “Sóng không từ biển” đã đưa anh vào bờ cùng chất lãng tử phiêu diêu trọn vẹn. Nhà thơ Nguyên Hùng đã nén tất cả cảm xúc vào thơ như một lời nguyền. Từng ngôn ngữ thơ ẩn dưới cái nhìn thấu cảm của anh trên dặm trường non nước, đã cùng vi vu qua 6 tập thơ tình bảng lảng. Dấu ấn chìm nổi trong thơ là nỗi trở trăn về phận người, cùng nỗi lo canh cánh về màu xanh trên quê hương còn xanh mướt không…

Trong giới văn chương quê nhà có lẽ không lạ gì nhà thơ Nguyên Hùng, bởi sự nghiêm túc và cái tâm của người nghệ sĩ tài hoa, nhất là cái cười dễ dụ của anh. Dẫu nguồn cảm xúc trôi về đâu trong không gian tình ý, thì hồn thơ anh luôn thoát ra và tung cánh giễu cười.

Trong 108 đoản khúc thơ - tập thơ được xuất bản gần đây nhất, lạ lẫm về ý tưởng lẫn tuổi đời thơ đẫm tình. Những đoản khúc là những bài ca lỡ làng nhưng không vụn gãy. Cảm xúc trong thơ được xếp gọn nhẹ rồi tự ý thơ tung cánh bay đi.

Tôi thích nhất đoản khúc ĐÔI KHI - LỠ TAY của anh, đọc xong tôi bật cười lẫn ngỡ ngàng. Sự lắt léo trong cách cảm cái đẹp có màu tươi sáng lẫn trêu đùa, cợt nhưng không hề khiếm nhã, chỉ có thể là nhà thơ Nguyên Hùng. Anh hiện hình là một người đàn ông đa tình nhưng mực thước. Câu chữ nhảy nhót theo từng lúc anh lỡ tay rồi lại chơi vơi.

Chất lãng tử trong thơ anh xuôi qua dặm dài, có đôi khi bắt gặp nụ hồng anh ngơ ngẩn. Không xao xuyến rung động đâu thể là lãng tử. Không lỡ tay chạm vào gai hoa sao có thể đớn đau mà dâng trào cảm xúc. Sự độc đáo của thi ca không nằm ở nỗi buồn của gió, lăn tăn của sóng, bởi trong tận cùng của cái đẹp u hoài thì nụ cười thâm thúy luôn ẩn hiện chực chờ.

Đôi khi chợt ước vu vơ

Được làm nụ súng hé chờ giọt sương

Người nghệ sĩ có cái ước ao lạ kỳ! Chờ giọt sương trên mi mắt, hay trên tóc cho đẫm tình, thì anh lại ước được làm nụ hoa súng giữa đầm hương đêm. Ước thế có quá hư ảo không? hay cái vẩn vơ thi nhân đã ngấm vào hồn thơ anh đến mộng du sương trắng.

Đã thế, anh không dừng lại cái ham muốn mãnh liệt của ngắc ngư canh tàn, anh muốn bay! Bay cao bay xa thì tung cánh chim đại bàng đến non ngàn biển xanh hút mắt, chứ chỉ thèm được là đôi cánh Chuồn để nhẩn nhơ thôi ư! Có vẻ nhà thơ muốn nghỉ ngơi một tẹo, anh ước được trở về tuổi thơ tung tăng với cánh diều no gió. Đồng chiều mênh mông những vạt lúa vàng mẩy nghiêng chao, đôi vai anh nhẹ bẫng mỉm cười. Ta chợt đồng cảm với anh biết bao. Xa xa thấp thoáng dáng ai tựa mình!

Đôi khi ghen cả cánh chuồn

Nhẩn nha tìm bạn không buồn không lo

Có bao giờ chính ta - đôi khi cũng có những nỗi khát khao cháy bỏng nhỏ nhoi kiểu như: Vườn xuân ai ghé vào chơi/ cho thơm một tí lả lơi rồi về/ hoa cười bởi nắng không chê/ bởi mưa trút lá bộn bề giấc mơ.

Sự lỡ làng của duyên phận, hay của của chính cuộc đời ta đều là những chuyến đò tròng trành xuôi ngược.

Đôi khi lỡ một chuyến đò

Cả đời vô vọng ngóng chờ qua sông

Giấc mơ có bao giờ sánh đôi cùng hiện thực, nỗi khắc khoải chờ mong có bao giờ là tiếng cười viên mãn?

Đôi khi lỡ chạm gai hồng

Giật mình chợt nhớ mình trồng phong lan.

Rõ là nhà thơ ngoài chất lãng mạn của cốt cách ra, anh còn biết đôi khi lỡ tay thì nên dừng lại. Gai hồng đâu dễ mà đâm, tay ai tay ải quơ nhầm đáng không?

Với anh cái đẹp sẽ hiện hữu khi ta thấy nó đẹp, hiểu nó vì đâu mà được ươm mầm đến sắc đỏ thắm tươi. Nhưng anh cũng có cả một vườn phong lan đấy! Loài hoa thăng trầm cùng nắng gió, thời gian có quắt quay thì hoa Lan nguyện sẽ bung cánh đến chiếc nụ cuối cùng. Ra thế! Tay anh rút lại và để mỗi nàng về tỏa sắc hương trong vườn hoa của mình.

Ôi, cụ Nguyễn Du mà nghe được thì sẽ cười túm tím mà bảo rằng. “Mi đừng có chơi chữ với ta, mấy trăm năm trước hoa nào cũng duyên. Thúy Kiều hay với Thúy Vân, hoa nhường ép cả vành trăng thẹn thùa. Nhãi thơ với thẩn mà nghe cũng vui phết!”

Đâu đã hết, tôi đang sụt sùi vì cái duyên hài hước nổi chìm của anh chưa dứt, lại ngỡ ra.

Tình cờ gặp giữa đường hoa

Tỳ vai níu áo - chỉ là... vì đông!

Vì sao trong cõi trường yên ấy, ta chạm vào nhau khẽ khàng rồi lặng lẽ rời đi trong tiếc nuối. Vì cuộc hội ngộ sắc màu làm lóa mắt ta chăng, đông người nên choáng mới hay, níu vai kề má có là nên không?

Có thể nói trên mỗi đường chúng ta đi đều có hoa hồng cùng sỏi đá, gập ghềnh lót chân và ẩn núp. Chân không giẫm lên đất cho ta cảm giác được thấu hiểu đến tận cùng. Nhưng cũng rõ là bề mặt nào lại không có hố sâu ngập ngụa. Anh hoang mang! Chẳng một lý do nào có thể an ủi hoặc xoa dịu cái ngúc ngắc trong tâm tưởng của anh, của chúng ta. Nếu tình cờ mà phải lỡ tay, hãy niệm thần chú rằng, đường nhân gian đâu dễ mà qua, đò không bến đợi lặng lờ nhìn nhau… rồi nhà ai nấy về!

Về rồi mà vẫn:

Lỡ tay đụng phải cánh hồng

Gai đâm chẳng lẽ cam lòng đứng im?

Thì phải vậy chứ sao! Chẳng lẽ quay lại sinh sự với cố nhân?

Ôi nhà thơ thật quá quắt. Những ngôn từ đơn giản nhẹ nhàng mà xoáy vào cái cười lấp lửng. Những đoản khúc thơ ngắn gọn vô cùng lại nhẩn nhơ chòng ghẹo nhân gian. Sự chắt lọc được từ cái bung tỏa tình yêu với thơ phú của anh thật nồng nàn quyến rũ.

Thơ ru tình người, và anh đong đưa với thơ, khác gì anh lẫn vào đó một cõi riêng. Phiền muộn cùng tình yêu cái đẹp.

Anh đứng nhìn, hay chính là anh, kẻ làm thơ có nụ cười không dễ dụ tí nào đang ngắc ngứ?
 

ĐÔI KHI
 

Đôi khi chợt ước vu vơ

Được làm nụ súng hé chờ giọt sương

Đôi khi ghen cả cánh chuồn

Nhẩn nha tìm bạn không buồn không lo

 

Đôi khi lỡ một chuyến đò

Cả đời vô vọng ngóng chờ qua sông

Đôi khi lỡ chạm gai hồng

Giật mình chợt nhớ mình trồng phong lan.

 

LỠ TAY
 

Tình cờ gặp giữa đường hoa

Tỳ vai níu áo - chỉ là… vì đông!

Lỡ tay đụng phải cánh hồng

Gai đâm chẳng lẽ cam lòng đứng im?

                                         Nguyên Hùng.

                                                                            L.H

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm