TIN TỨC
  • Truyện
  • Họ nhà Miu - Truyện ngắn Hoàng Mai Quyên

Họ nhà Miu - Truyện ngắn Hoàng Mai Quyên

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-11-10 10:28:27
mail facebook google pos stwis
467 lượt xem

Chị trở về khách sạn khi đồng hồ chỉ số 10. Còn hai tiếng nữa mới tới chuyến xe của chị khởi hành. Chỉ còn một mình trong khách sạn, chị bắt đầu cảm nhận sự cô đơn bao trùm khắp căn phòng hôm qua còn đầy ắp tiếng cười, nói của bạn bè, những người bạn cùng họ nhà Miu vì cùng sinh năm Quý Mão.(1963)

Do có việc đột xuất nên nhóm bạn của chị phải về Hải Dương gấp, còn lịch trình chuyến du lịch của chị lại phải về Hà Nội. Và thế là hành trình trở về tuổi thơ của chị và các bạn sau 45 năm tạm dừng tại mảnh đất Sa Pa, nơi giao thoa giữa đất và trời này. Chị bồi hồi nhìn chỗ nằm của từng bạn và tưởng như tiếng nói, tiếng cười của họ còn hằn in đâu đây. Này là bạn Lan còi của lớp 8H ngày xưa nhưng giờ chỉ ước được còi trở lại mà không được. Giường bên kia là bộ ba Nga, Thoa, Phương Anh, những cô gái tổ 4 chung bàn từ thưở cấp 3 hồn nhiên. Ba ngày ở bên nhau, cả 5 cô giáo cầm tinh nhà Mèo ăn ngủ ít bù cho việc nói nhiều. Hành trình của tấm vé trở về tuổi thơ của chị thật xúc động. Thoa hoa hậu lái xe đưa cả bọn đi chu du trong miền ký ức. Này là ngôi trường cấp 1 Tô Hiệu, rồi trường cấp 2 Trần Phú với con đường từ ga về mà chiều nào bọn chị cũng nán lại chơi bắn Bi, chơi nhảy Ngựa. Biết chị sắp bay ra Hải Dương, cô bạn Thoa đã là bà nội hỏi mượn đám cháu một ít Bi ve nhưng bọn nhỏ đều lắc đầu không biết. Những hòn Bi được nặn bằng đất Sét đem nung rồi sơn màu xanh, đỏ của thập niên 60,70 đã lùi vào dĩ vãng nhưng hồi đó lại có sức hấp dẫn với bọn chị ghê gớm. Trời tối dần nhưng đám học trò bọn chị hồi đó vẫn say mê quỳ, bò đủ kiểu để bắn cái tách vào Bi của đối phương và sung sướng thu chiến lợi phẩm. Bạn Thoa còn hóm hỉnh đùa: “Tôi đã nhốt muỗi sẵn chờ bà bay ra để chơi bắn Bi đó nha”. Cả bọn cười vang khi nhắc lại trò chơi nhảy Ngựa khiến áo quần, đầu tóc đều bù rối, lem luốc đến nỗi về nhà bị mẹ la mắng. Rồi kỷ niệm đi học về, chung tiền mua cây kem cả đám xúm nhau mút cho đỡ thèm. Rồi cung văn hóa thiếu nhi, nơi ghi dấu những buổi học đàn, học bóng bàn và cả những lần đi sơ tán với mũ rơm và tiếng khóc thút thít của đám trẻ dưới hầm trú ẩn khi bom đạn của máy bay Mỹ B52 như xé cả bầu trời. Cả một tuổi thơ của thế hệ 6X lớn lên trong bao thiếu thốn, khó khăn vất vả nhưng họ đã trưởng thành và vững vàng trong cuộc sống. Đi trên mảnh đất in dấu tuổi thơ cùng bao kỷ niệm, chị đã không ít lần rưng rưng khi bàn chân mình chạm đến đâu, nơi ấy lại vang lên  những kỷ niệm thân thương. Này là con đường khi ba chị em chị bồng bế nhau hướng mắt về nơi mẹ đi dạy. Ba chị em nước mắt ngắn dài nghe mọi người nói nơi ấy hôm nay bị trúng bom giặc. Chỉ đến khi nhìn thấy dáng người quen thuộc của mẹ hiện lên trên chiếc xe đạp cà tàng trong ánh sáng lóe lên của chiếc xe tải chất đầy lá ngụy trang, bọn chị mới  òa lên sung sướng khi thấy mẹ bình yên trở về.

Nhà văn Hoàng Mai Quyên

Đã hơn 40 năm, chị đã vài lần ra thăm quê ngoại nhưng lần nào cũng vội vàng vì còn bao công việc. Chỉ đến bây giờ được nghỉ hưu, chị mới được thong dong cùng bạn bè ôn lại bao kỷ niệm.Thế hệ của chị đã lớn lên, trưởng thành và đa số đều có mặt trong lãnh vực giáo dục. Bạn Nga đã đùa rằng:

-Đã cầm tinh con Mèo thì tất yếu phải làm nghề giáo.

-Mà bọn mình đều sinh năm Quý Mão nên nhìn chung đều sướng nha. Ông bà mình đã nói “Trai nhâm nữ quý” mà.

-Hèn chi họ nhà Miu ai cũng xe hơi, nhà lầu. Nhà bà Thoa năm tầng nè, nhà bà Nga rộng thênh thang như biệt thự nè, nhà bà Phương Anh ở khu cao cấp nè...

-Nhà Miu bọn mình hình như có khiếu kinh doanh, dạy dỗ thì phải. Mấy bạn về hưu rồi nhưng nhà trường vẫn thỉnh giảng. Mai Quyên nhớ bạn Hải không? Bà ấy dạy tiếng Anh giỏi nên bây giờ vẫn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia ấy. Rồi nhiều bạn khác đều giỏi. Hàng nhà bà Lan bán đắt như Tôm tươi í. Lúc nào đi ngang cũng thấy mọi người xếp hàng mua...

-Ừ, giỏi thì có nhưng mỗi người một hoàn cảnh bạn ơi. Đâu phải ai cũng sung sướng... Các bà nhớ ông Hùng lớp mình không? Cũng Quý Mão ấy mà ba đời vợ, bây giờ vẫn phải đi làm thuê.

-Sướng hay khổ là do ăn ở các bà ạ. Ông bà mình nói “có đức mặc sức mà ăn”. Mỗi người đều có số cả. Cái gì cũng có hai mặt cả mà, với lại chỉ có thuyết tương đối chứ không có thuyết tuyệt đối nha các bạn...

Cứ như thế, bao câu chuyện như cuốn tiểu thuyết không có trang cuối cuốn họ miên man trong những ký ức để sáng hôm sau, cả bọn nhìn mắt nhau rồi phì cười trong đau khổ khi thấy mình đã thành gấu Trúc.

Thế rồi công việc đột xuất khiến hành trình trở về tuổi thơ của cả nhóm kết thúc sớm hơn dự định. Họ nhà Miu chia tay trong lưu luyến. Những cái ôm thật chặt và lời hứa sẽ gặp nhau ở hòn ngọc Viễn Đông khiến họ vui hẳn lên. Bây giờ chỉ còn mình chị ở lại chờ nhà xe tới rước về Hà Nội. Nhìn hành lý của mình được các bạn thu xếp gọn gàng rồi họ còn nhờ nhân viên của khách sạn đúng giờ lên xách dùm vali  rồi mới yên tâm ra xe khiến chị cảm động. Sợ chị không quen với đường sá của Hà Nội, họ còn dặn chị điện cho một người bạn khác ra đón tại ngã Tư Sở giúp chị yên tâm. Chị như chìm đắm trong những kỷ niệm ngọt ngào của tình bạn. Không ngờ bao nhiêu năm trôi qua, tình tri kỷ đã là sợi dây bền chặt xóa đi mọi khoảng cách của không gian và thời gian.

SaPa lùi dần về phía sau. Tạm biệt nhé những rặng đào, những thửa ruộng bậc thang óng màu xanh mướt của lúa non, những con đường uốn lượn trong sương mù đặc trưng của vùng đất cao nguyên này và quan trọng hơn là nó đã ghi dấu hành trình của tình tri kỷ sau mấy chục năm gắn bó bên nhau. Sau hành trình dài hơn tám tiếng, chị cũng có mặt tại thủ đô Hà Nội. Mọi thứ đều thay đổi khiến chị ngỡ ngàng như đến một nơi xa lạ vậy.

-Mai Quyên, nhận ra tớ không?

Chị giật mình quay lại và nhận ra cô bạn thân cùng ngõ đã gắn bó cả một thời ấu thơ trong căn hẻm nhỏ. Thúy Hòa ôm chặt lấy chị và bỗng nghẹn ngào trách yêu:

-Bao nhiêu năm rồi chẳng nhớ người ta gì cả. Anh xách vali của bạn lên xe đi.

Ái ngại. Nhưng có họ, chị bỗng thấy Hà Nội thân quen như thưở lên chín, mười, mẹ chị đã dẫn mấy chị em trong ngõ lên Hà Nội thăm ba. Thúy Hòa say sưa nhắc lại kỷ niệm cả bọn chờ ba chị xếp hàng mua mấy cây kem, đến lúc chen ra thì cây nào cũng đã tan chảy hết một phần ba khiến cả bọn xuýt xoa vì tiếc.

Chiếc xe lao đi trên phố phường Hà Nội đã vào đêm khuya và dừng lại trước một căn nhà năm tầng khang trang khiến chị ngơ ngác:

-Ủa, đây là khách sạn sao?

-Đây là khách sạn tám sao hì... hì... Bạn ở nhà mình cho vui, mấy khi ra ngoài này. Với lại để bạn một mình ở khách sạn không yên tâm.

Chị chỉ biết nói lời cám ơn mà trong khóe mắt bỗng rưng rưng xúc động. Cả một trời ký ức tuổi thơ ùa về.

Ngày ấy, chị và Hòa vốn cùng lứa tuổi nên chơi thân với nhau. Trong căn hẻm nhỏ có tất cả ba gia đình nên bọn trẻ con cứ ngày thứ năm được nghỉ học lại xúm nhau chơi nhà chòi. Mỗi đứa góp một ít gạo nấu trong những ống lon rồi dùng những đồng tiền bằng lá bàng để mua bán. Những trò chơi công an bắt gián điệp ì xèo khắp ngõ nhỏ. Rồi ngày tết, cả ngõ xúm lại gói, nấu bánh chưng thật rộn rã. Những củ khoai nướng thơm lừng trong cái giá lạnh của mùa đông còn rơi rớt lại, những bộ râu bằng lọ nồi quẹt nguệch ngoạc trên gương mặt những đứa thua bài khiến cả bọn ôm bụng cười ngặt nghẽo. Hẻm nhỏ, nhà nhỏ nên ba gia đình thân thiết với nhau như ruột thịt.

-Ngày ấy, bố tớ dắt hai chị em qua nói với mẹ cậu là chúng tớ mất mẹ sớm nên nhờ cô dạy bảo. Nhờ cô mà bây giờ chị em tớ nữ công gia chánh cũng có hạng đó.

Họ cùng nhau nhắc lại kỷ niệm đi xếp hàng mua thịt bằng những ô tem phiếu thời bao cấp rồi những ngày hè, cả đám ngồi dán phong bì, cạo thảm để có thêm tiền phụ thêm cha mẹ. Hòa còn nhắc lại những món mứt Mận, mứt Cà chua, mứt Sen mà ngày tết, mẹ chị dạy bọn con gái cả xóm cùng làm rồi những cách nấu nướng các món ăn. Thời chiến tranh cái gì cũng thiếu, chỉ có tình yêu thương chia sẻ tình làng nghĩa xóm là không bao giờ vơi.

Tiếng chuông chùa ở đâu vang lại khiến chị và cô bạn thân giật mình. Họ nhận ra mình đã thức suốt đêm mà câu chuyện vẫn chưa hết. Chị nhắm đôi mắt cay xè và nhớ lại lời Hòa giải thích về những vận may giúp vợ chồng cô khấm khá như bây giờ. Và cả cô em gái tên Thu Bình nữa. Dù có chức quyền nhưng vẫn luôn trọng nghĩa tình như ngày nào.Không lên được Hà Nội nhưng Bình vẫn điện thoại, mở Camera để thấy mặt nhau và bật khóc khi nhắc lại bao kỷ niệm thời ấu thơ.

 Chị thiếp đi lúc nào không hay. Đến khi tỉnh giấc thì đã trưa và ngượng ngùng khi thấy vợ chồng Hòa và con cháu đã chuẩn bị mâm cơm xong từ bao giờ. Bữa cơm với món rươi chiên thơm mùi vỏ quýt, rồi rươi đốt giấy bạc, canh rươi nấu với khế chua, đặc sản của vùng đất Tứ Kỳ được Thu Bình gởi từ Hải Dương lên để đãi chị. Hòa giới thiệu các món ăn rồi khéo léo nhắc đến tài nấu nướng của mẹ chị năm xưa khiến chị thấy thật ấm cúng. Ăn xong, Hòa đưa chị đi thăm người bạn thân của mẹ chị từ thưở cả hai còn đi dạy đầy khó khăn. Cô Tuyết Lê ra tận cửa đón chị bằng đôi chân tập tễnh vì đau xương khớp của tuổi già, mái tóc bạc phơ nhưng nụ cười thật ấm áp thân thuộc.

-Ôi cô chờ con từ mấy bữa nay. Lúc mẹ con điện là cô đã mong gặp con rồi. Ngày xưa cô còn ẵm con lúc không có tiết dạy để mẹ lên lớp thế mà giờ đã 60 tuổi rồi. Nhanh thật con ạ. Ngày xưa cô với hai mẹ con con ngủ chung một cái giường nơi sơ tán đấy. Nhớ ông bà Song cho ở nhờ rất thương con nữa...

Cứ thế câu chuyện của mấy chục năm về trước đã xóa đi sự xa lạ trong chị cho đến khi ra về, cô cầm tay chị mà nói:

  • Chắc đây là lần cuối cô gặp con nhưng như vậy cũng vui rồi. Thế hệ con còn nối kết được giữa quá khứ và hiện tại như thế này là quý lắm rồi.

Nhìn dáng cô đứng trên đôi chân khập khiễng và tiếng nói “Cho cô đứng đây nhìn theo các con cho đến khi khuất hẳn” khiến chị rưng rưng nước mắt. Bao năm tháng trôi qua, những lớp người luôn trân quý những năm tháng gian khổ mà họ đã sống và cùng nhau vượt qua thật đáng trân trọng.

Những món quà mà chị em Hòa gởi chị đem về cho mẹ từ tấm mềm bông cho đến những hộp thuốc quý cho sức khỏe lại khiến chị nghẹn ngào.  Nào phải ruột rà, máu mủ gì mà mọi người lại trân quý nhau đến vậy. Phải chăng từ những năm tháng khó khăn, họ đã gieo hạt yêu thương, chia sớt để bây giờ nó đã đơm hoa kết trái. Tình người vẫn luôn là sợi dây bền chặt gắn bó giũa quá khứ và hiện tại. Cũng chẳng phải nhờ sinh năm Quý Mão mà đa số bạn bè họ nhà Miu của chị đều có cuộc sống khấm khá mà hãy sống tốt, sống ân tình như lời cô Lê từng nói thì cuộc đời sẽ luôn là một bản tình ca.

Hình như chị đang nghe giai điệu của bản tình ca ấy vang lên giữa đất trời đang vào xuân với những nụ hoa Đào, hoa Mai còn e ấp trong sương lạnh. Bước chân của nàng Xuân đang nhẹ nhàng đến với trần gian mà đôi đũa thần trên tay nàng đang vung lên trên những tia nắng mật ngọt, trong tiếng chim ca, trong trăm sắc hoa đang đua nở và những nụ cười như tỏa nắng của bạn bè, của nhịp sống như dòng sông không ngừng chảy trôi ..../. 

Hoàng Mai Quyên

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thằng Bờm có cái nhà cao… – Truyện ngắn Chinh Văn
 Gọi lão bằng thằng, cả làng này ai mà dám thế? Chỉ trừ duy nhất một người: Ông già vợ lão: Ông Tám Trọng, ngoài ra gặp lão ai cũng chào “ông năm”, “chú năm” dù đằng sau tiếng chào không có vẻ gì kính cẩn.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường: Chú dế rong chơi
Sau khi rời xa cõi tạm để lại rất nhiều tiếc nuối cho người yêu thích văn chương, mới đây NXB Trẻ đã cho ra mắt 3 tập sách gồm những bút ký, nhàn đàm, thơ ca đặc sắc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường như một cơ hội để nhớ đến ông.
Xem thêm
Ngủ giữa trùng sơn – Truyện ngắn của Lê Vũ Trường Giang
Tôi đã bị mê hoặc ngay phút đầu khi thấy lăng Gia Long. Những câu chuyện bí ẩn liên quan đến nơi an táng thật sự của nhà vua, những bí mật trong chốn cung đình đã hấp dẫn, thôi thúc tôi ngồi vào bàn và viết trong gần một tháng trời. Khi ngừng bút, tôi chợt có ước ao được một đêm ngắm trăng thưởng rượu cùng bạn hiền trên Thiên Thọ, bên cung khuyết, bên lăng tẩm im lìm giữa trập trùng núi non, mênh mang sông nước.
Xem thêm
Nhẫn – Truyện ngắn của Lệ Hằng
Tiệc cưới sẽ bắt đầu vào lúc sáu giờ.Tôi còn hơn một tiếng rưỡi đồng hồ để tháo chiếc nhẫn này ra. Nó đã thít lại vào ngón tay tôi lúc nào mà tôi chẳng hay, cho đến khi tôi thấy mình cần tháo nó. Tôi ước gì, ước gì, ước gì… mình đã thấy cần tháo nó ra sớm hơn chứ không phải lúc này. Thời gian thì vẫn cứ đang trôi đi trong khi tôi ngồi đây tháo nhẫn. Tôi xoay, và đẩy, và níu, và giật, ngón tay đã đỏ rưng rức nhưng tôi vẫn mắc kẹt trong chiếc nhẫn của mình. Vô dụng. Không thể kéo nó ra được. Càng kéo ra càng thít vào thì phải. Chết tiệt, nó ôm lấy ngón tay tôi như một lời nguyền.
Xem thêm
Viên đạn ngọt – Truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga
Tùy lặng yên. Trước mắt anh cảnh và người tưởng chừng như thân quen giờ đều trở nên xa lạ. Anh vẫn thường gặp trong giấc mơ của anh dòng sông Gấm trong đêm mùa đông sâu hun hút. Đồng đội anh phải níu vào chiếc dây thừng dài nối hai bên bờ để bơi qua sông trong cái rét tê người, càng không thể quên được khe Ve khi cả tiểu đội chỉ còn lại hai đứa cùng nhau chụm đầu ăn bữa cháo cuối cùng cạnh con khe nồng nặc mùi thuốc hóa học.
Xem thêm
Bí mật của H’Loan – Truyện ngắn của Hồng Chiến
Giờ kiểm tra toán, học trò lặng im chăm chú vào bài vở của mình. Cô giáo H’Xíu ngồi quan sát học sinh làm bài lòng vui vui. Cuối tháng tư rồi, chẳng còn mấy tuần nữa năm học sẽ kết thúc, lớp 3A của cô được nghỉ hè trước khi bước vào năm học mới và chắc chắn có thêm tấm giấy khen treo lên tường lớp học ghi nhận công lao của cô và trò sau một năm phấn đấu. Những gương mặt thơ ngây, thông minh và dễ thương ngày hai buổi đến trường đã trở thành niềm vui, niềm tự hào của chính cô – người mẹ thứ hai của các em.
Xem thêm
Chảy đi sông ơi – Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tất cả những quang cảnh ấy và cảm giác ấy đều thật tuyệt vời. Tuyệt vời hơn nữa còn là truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen ở khúc sông này. Những người đánh cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó. Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm. Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt nước. Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng cao vút, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá.
Xem thêm
Con mèo của Foujta – Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà danh họa Foujita, người con của đất nước Phù Tang, những nhà chơi tranh, mua bán tranh trên thế giới đã nháo nhào chạy săn lùng tranh của Foujita. Dò theo bước đường phiêu lưu của ông, giới sành tranh biết rằng ở Việt Nam đang còn vài bức của ông. Từ Mỹ, từ Pháp, từ Úc, từ Canada… bằng thư hoặc bằng điện, họ gửi về những nhà mua bán tranh ở Việt Nam, bằng mọi giá phải tìm mua cho được tranh của Foujita, đặc biệt là tranh con mèo. Trên thế giới, họa sĩ nào cũng có một nét độc đáo, mang theo dấu ấn tài nghệ của mình. Nét độc đáo của Foujita là nét vẽ con mèo.
Xem thêm
Vợ chồng nhà Phó Nhọt – Truyện ngắn của Vũ Hùng
Tui dám khinh các ông nhân viên hành chánh cấp xã dưới chế độ cũ bởi không biết học hành, chữ nghĩa thế nào mà tên tuổi của công dân cứ làm sai be bét, dở khóc dở cười. Không phải chỉ mỗi thầy Dài đâu nghen mà cả thằng bạn thân của tui ở làng Tây Trù cũng chung số phận như vậy!
Xem thêm
Nụ hôn màu lửa – Truyện ngắn của Lại Văn Long
Thành phố thay đổi đến ngỡ ngàng. Những con đường trung tâm ngày thường đông nghịt, đêm lấp lánh muôn màu ánh sáng từ dòng xe cộ bất tận, giờ thênh thang, trống trải. Những tòa nhà bị giăng dây như những gã khổng lồ bị xiềng chân bức bí; những giao lộ lù lù barie, lều dã chiến được kiểm soát bởi công an, quân đội, dân phòng…
Xem thêm
Pháo hoa cổ trấn – Truyện ngắn Tống Phước Bảo
Cô cúp điện thoại và nghe lòng mình trống rỗng một cách lạ kỳ! Đêm đó trong giấc mơ với xứ mây này. Cô mơ về một ngày hội trấn cổ với bập bùng lửa thiêng, trai gái đủ mọi sắc tộc từ những bản làng kéo về. Muông chim tụ hội ríu rít vang động thinh không. Mùa gió thổi tung những lời khấn cầu của dân bản. Gió thổi những cánh hoa đỏ bay phấp phới trên không trung rồi rơi xuống đất. Cô nhặt những cánh hoa hình trái tim lên. Những cánh hoa chợt tan vào tay cô.
Xem thêm
Ông Trời | Truyện ngắn của Đặng Chương Ngạn
Nguồn: Viết & Đọc chuyên đề Mùa Thu 2023.
Xem thêm
Bức nude thứ chín – Truyện ngắn của Tống Ngọc Hân
Cả hai đứa quỳ xuống! Hai kẻ tội đồ không mảnh vải che thân mặt tái mét không còn một giọt máu sụm gối xuống nền đá hoa lạnh băng.
Xem thêm
Kí ức của mèo đen – Truyện ngắn của Nguyễn Đăng Khương
Nơi tôi sống là nhà kho hẹp sau dãy nhà lớn chứa nhiều sách báo cũ của thế kỷ trước mà chủ nhân của tôi vì bận việc công chức nên ít có thời gian để mắt tới. Tôi thường vuốt râu cười khì “chủ nhà ta là nhà thơ ba xu”.
Xem thêm
Tiếng mõ trong ngõ cụt - Truyện ngắn Kim Uyên
Trước đây, vợ lão Nam thường tụng kinh gõ mõ hai lần trong tháng, vào sáng mồng một và ngày rằm. Đầu năm nay nhân ngày rằm tháng giêng mụ mời một thầy chùa về làm lễ lớn, sau ngày đó mụ Nhung chăm tụng kinh hơn. Việc này khiến mọi người trong khu ngõ cụt không hài lòng, đặc biệt là các nhà liền kề với nhà lão Nam vì tiếng gõ công cốc nổi lên lúc năm giờ sáng.
Xem thêm
Bài điếu văn của lão Tân - Truyện ngắn Kim Uyên
Lão Tân thấy nhà đám náo động thì đứng dậy thất thểu ra về. Vừa đi lão vừa suy nghĩ căng thẳng lắm, lão chưa biết viết thế nào để hoàn thành bài điếu văn về ông chủ tịch cho em trai đọc vào lúc di quan sáng mai.
Xem thêm
Chạm mặt voi rừng - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Những cơn gió trong rừng già bao giờ cũng khác với cơn gió bình thường. Trước khi đưa bàn tay mát rượi mơn man lên làn da, mái tóc chúng ta, gió thể hiện vũ khúc của mình bằng tiếng reo ầm ĩ như có hằng trăm, hằng ngàn con nai cùng chạy, làm các cành cây nghiêng ngã, xô đập vào nhau rầm rầm.
Xem thêm
Hai người mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Truyện hay về người mẹ Việt Nam
Xem thêm
Bắt cá trên cao nguyên - Truyện ngắn của Hồng Chiến
H’Lê làm lớp trưởng lớp 9A1, người dân tộc Êđê có nước da bánh mật, mặt trái xoan, tóc xoăn tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp huyền bí. H’Lê học cùng lớp nhưng hơn Thanh một tuổi, người rắn chắc, khỏe mạnh ra dáng một thiếu nữ. Còn Thanh sinh ra, lớn lên ở ngoại ô thành phố, quanh năm nghe tiếng gầm của sóng biển.
Xem thêm
Bản năng kép - Truyện ngắn Phùng Phương Quý
Ta nắm tay đấm vào đầu để nhớ lại. Đuổi ngay cái dự án khu công nghiệp ra khỏi bộ nhớ. Mười phần trăm là cái gì. Mười lăm phần trăm cũng chả là cái gì. Lại hai mươi à? Cút xéo ngay cái phần trăm hoa hồng của chúng mày. Tao đếch cần! Tao thích bia hơi, thích tăng gô...
Xem thêm