TIN TỨC

Hồn của đất

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-08 17:24:42
mail facebook google pos stwis
1473 lượt xem

LÊ HOÀNG KHA
 

Ngoài đầu ngõ, có tiếng chó sủa. Dáng hai người đàn ông trạc ngoài ba mươi tuổi, ăn mặc khá chỉnh tề đang đi về hướng nhà ông Tư. Ba tôi đang ngồi uống trà, chợt quay sang nói với má tôi với cái giọng khàn khàn:

  • Người ta giao tiền đất, cho nhà chú Tư.

Má tôi ngồi bên hông cánh cửa chái bếp sau hè, đang gọt mấy trái mướp. Vội ngước lên nhìn, rồi hỏi với cái vẻ đầy ngạc nhiên:

  •  Chú Tư bán đất nhiều không mình?

Ba tôi đưa ly trà vừa mới rót uống một ngụm, rồi đưa mắt về hướng nhà ông Tư.

Ba tôi nói:

  • Bán hết thảy, rồi bà nó ơi!

Câu nói của ba như thể nghẹn lại ở cổ, má tôi không nói thêm chi. Rồi quay sang gọt tiếp trái mướp còn dang dở, để nấu với mấy con tép đồng mà ba tôi đặt lợp ngoài mương.

Ở cái vùng nông thôn xa xôi này, cả mấy đời người đều làm nông trồng lúa. Tôi nghĩ bụng: “Bán hết đất, họ làm gì để sống? Rồi họ còn gì, để mà níu giữ quê hương này chứ !”

Sau cơn mưa dầm giờ chiều, trời cũng đã bắt đầu tối lem nhem. Tiếng ếch nhái, bù tọt, ểnh ương, v.v... đồng thanh như một ban nhạc hòa tấu, kêu rang ngoài sau vườn.

Phía ngoài bờ rào, có dáng ông già vừa đi vừa nói vọng vào:

  • Thằng Sáu cơm nước gì chưa?

Ba tôi bước ra mở cửa rào, rồi nói:

  • Dạ ăn rồi chú Tư, con tính tí nữa đi soi mấy con ếch. Hồi chiều mưa lớn tụi nó kêu quá xá, chú Tư vào uống nước.

Phảng phất ánh đèn lờ mờ rọi ra giữa sân, là mái tóc bạc trắng xoá. Dáng lưng còng mà bước chân thì chậm rãi, của ông già chân lấm tay bùn khó nhọc. Cả mấy đời nay, nhà ông đều làm nông trồng lúa. Nhưng có lẽ, hết đời của ông thì chẳng còn cái cày với con trâu. Bởi đến thời con trai ông, thì đã rũ bỏ hết sình lầy mà mang giày da, áo sơ mi bóng loáng. Chứ đâu như cái thời của ông, chân đất phèn đến tận đầu gối.

Hồi đó, tụi con nít trong xóm hay xúm lại nhà ông Tư, để nghe kể sự tích huyền bí vùng đất xưa. Rồi cả cái chuyện khai hoang mở cõi, thu nạp được dãy đất màu mỡ phương Nam.

“Rừng thiêng nước độc thú bầy

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”

Hay câu:

“Tới đây sứ sở lạ lùng

Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”

“Mênh mông trời nước một màu

Nhóc nhen kêu rộ bắt xàu ruột gan.”

Tụi nhỏ thích lắm, chăm chú nghe ông kể hết chuyện này rồi đến chuyện nọ. Có khi trời tối mịt, mà chúng nó chẳng chịu về nhà cơm nước gì cả. Vì hồi đó làm gì có ti vi, mà điện thì chưa kéo về làng, toàn là dùng đèn dầu hoả để thắp sáng đấy chứ.

Chợt ba tôi hỏi:

  • Khi nào chú đi ?

Ông Tư nhìn ra hướng cửa trời tối đen như mực, có chút suy tư làm cho nếp nhăn càng lúc càng hiện rõ và hằn lên trên khuôn mặt khắc khổ, của người đàn ông đã tầm bảy mươi.

  • Sáu à! Chắc là tháng sau đó con.

Ba tôi đáp lời:

  • Dạ!

Ba tôi ngồi vấn điếu thuốc rê, mà lòng thấy buồn dữ lắm. Bởi ông Tư là hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, cũng là người chú ở vùng đất này gần cả một đời người. Vậy mà giờ lại đi xa, buồn nhiều lắm chứ. Như là đang sắp mất mát một thứ gì đó, rất quan trọng của cái làng quê này.

Nghe ba tôi kể, không phải ông Tư muốn bán đất. Mà là do chú hai Tân, người con trai độc nhất của ông. Bà Tư thì mất sớm, nên một mình ông ở dậy nuôi chú Tân ăn học nên người. Giờ thì chú sống ở Sài Gòn, nghe đâu đã có vợ và hai con. Do vợ chú là người Sài Gòn nên không muốn về quê sống, nên chú cũng không về mà ở trên đó luôn. Ông Tư thì nhớ con nhớ cháu ở xa, ở dưới quê thì cứ một mình lủi thủi ra vào không ai chăm sóc nhìn ông tội lắm.

Không biết mấy năm nay, chú hai Tân làm ăn như thế nào mà về kêu ông bán đất vội. Lúc đầu ông Tư không đồng ý, chú Hai nói miết rồi ông cũng xiêu lòng cho bán. Chỉ để lại miếng đất nhỏ hương khói cho ông bà, còn lại bán hết thảy. Lần này, chú Hai về rước ông Tư lên Sài Gòn để tiện bề chăm sóc.

Ông Tư quý đất như mạng sống của mình, vì mảnh đất này được ông bà tổ tiên khai khẩn khó nhọc. Mà giờ bán đi, thì ông lại thấy có tội. Bởi phận con cháu không biết giữ đất, thương con nên ông nhắm mắt cho chú Tân bán đi. Chắc trong tâm can ông Tư là người đau khổ nhất, chứ có vui sướng được chi. Mà sao nói ra được, biết tỏ tường cùng ai nữa. Cũng chỉ vì thương con, thương cháu mà rời đi. Nếu đất có linh hồn thì cũng sẽ bật khóc thành tiếng, bởi lẽ người đã khoác áo bỏ đất mà đi.

Lúc tôi về lại nhà, ông Tư đã đi rồi. Nghe ba tôi kể, hôm đó ông Tư với chú Tân ra mộ thắp nhang cho bà Tư. Ông Tư đã khóc nhiều lắm, khóc vì giờ phải bỏ bà nằm một mình ở đây, khóc là mình không thể giữ được mảnh đất năm xưa, khóc là sắp xa cái nơi đã gắn bó hơn nữa đời người. Nghe tiếng ếch nhái kêu chiều, làm người ta thêm sầu lắm chứ.

Vậy là ông Tư đã đi thật rồi, đi xa cái làng làm nông trồng lúa và đất cũng đã bán thật.

Có lần, ba tôi dặn:

  • Đất là tài sản vô giá, bởi trong đất có cả mồ hôi, nước mắt và cả máu mới có được. Hứa với ba, nhất định không được bán đất nghen con!

Tôi hiểu được nỗi lòng của ba, ông bà xưa đã dành cả đời để khai khẩn đất hoang. Chỉ mong sau này có mảnh đất, để con cháu có cái mà cất nhà an cư, làm nông mà mưu sinh. Không phải chịu cảnh tha hương xứ người, mà chạnh lòng nghe câu “Không tấc đất cắm dùi”. Không phải riêng câu chuyện của gia đình ông Tư, mà giờ thấy người ta cắm bảng gỗ, để dòng chữ nguệch ngoạc bán đất khắp nơi. Tôi lại nhớ câu “Tấc đất tấc vàng”, đúng là đất quý như vàng bốn số chín. Chuyện đó tôi không dám bàn tán quá lời, nhưng cốt lõi để hiểu được tường tận về đất. Thì chúng ta nên nhớ về cội nguồn mở cõi, bởi trong đất có cả linh hồn của tổ tiên ta. Máu của ông bà đã đổ xuống cho từng tấc đất quê hương, da thịt và xương cốt của người đã hóa tro tàn trở về với đất mẹ. Phải chăng, đất muôn đời nay còn quý hơn cả vàng thỏi. Bậc tiền nhân đã có công khai khẩn, thì phận con cháu phải cố mà giữ lời thề sắt son với đất. Bởi đó là lẽ đúng đắn, phải sống trọn nghĩa ân tình với đất, với quê hương xứ sở.

Đất thở như lòng ta thở

Lỡ mai đi rồi, đất thở mình ên

Lênh đênh biệt xứ trôi dòng

Mà nghe chuyện kể, hai dòng lệ tuôn.”

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiếng mõ trong ngõ cụt - Truyện ngắn Kim Uyên
Trước đây, vợ lão Nam thường tụng kinh gõ mõ hai lần trong tháng, vào sáng mồng một và ngày rằm. Đầu năm nay nhân ngày rằm tháng giêng mụ mời một thầy chùa về làm lễ lớn, sau ngày đó mụ Nhung chăm tụng kinh hơn. Việc này khiến mọi người trong khu ngõ cụt không hài lòng, đặc biệt là các nhà liền kề với nhà lão Nam vì tiếng gõ công cốc nổi lên lúc năm giờ sáng.
Xem thêm
Bài điếu văn của lão Tân - Truyện ngắn Kim Uyên
Lão Tân thấy nhà đám náo động thì đứng dậy thất thểu ra về. Vừa đi lão vừa suy nghĩ căng thẳng lắm, lão chưa biết viết thế nào để hoàn thành bài điếu văn về ông chủ tịch cho em trai đọc vào lúc di quan sáng mai.
Xem thêm
Chạm mặt voi rừng - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Những cơn gió trong rừng già bao giờ cũng khác với cơn gió bình thường. Trước khi đưa bàn tay mát rượi mơn man lên làn da, mái tóc chúng ta, gió thể hiện vũ khúc của mình bằng tiếng reo ầm ĩ như có hằng trăm, hằng ngàn con nai cùng chạy, làm các cành cây nghiêng ngã, xô đập vào nhau rầm rầm.
Xem thêm
Hai người mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Truyện hay về người mẹ Việt Nam
Xem thêm
Bắt cá trên cao nguyên - Truyện ngắn của Hồng Chiến
H’Lê làm lớp trưởng lớp 9A1, người dân tộc Êđê có nước da bánh mật, mặt trái xoan, tóc xoăn tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp huyền bí. H’Lê học cùng lớp nhưng hơn Thanh một tuổi, người rắn chắc, khỏe mạnh ra dáng một thiếu nữ. Còn Thanh sinh ra, lớn lên ở ngoại ô thành phố, quanh năm nghe tiếng gầm của sóng biển.
Xem thêm
Bản năng kép - Truyện ngắn Phùng Phương Quý
Ta nắm tay đấm vào đầu để nhớ lại. Đuổi ngay cái dự án khu công nghiệp ra khỏi bộ nhớ. Mười phần trăm là cái gì. Mười lăm phần trăm cũng chả là cái gì. Lại hai mươi à? Cút xéo ngay cái phần trăm hoa hồng của chúng mày. Tao đếch cần! Tao thích bia hơi, thích tăng gô...
Xem thêm
Fukushima: Thảm họa vẫn còn tiếp diễn
Ba đang ngồi đọc lại những trang viết về cuộc trò chuyện của cha con mình từ bấy đến nay. Và ngẫm ngợi lại những gì đã xảy ra trong chuyến Đông Du định mệnh.
Xem thêm
Bóng chim tăm cá – Truyện ngắn Phùng Phương Qúy
Con đò cố lách qua đám lục bình rin rít, cố nhoi lên từng thước. Khói dầu máy phun mù mịt phía sau, khét lẹt. Hai Loan ngồi bên bao mì mót, lấm láp mủ, đất. Mái tóc rối bù, cần cổ vươn về cuối sông, sắp dài thành cổ cò. Vậy mà chiếc xuồng cũ của chồng không thấy xuất hiện.
Xem thêm
Người viết sử | Truyện ngắn của Nguyễn Trường
Nguồn: Văn nghệ số 35+36 (ngày 2/9/2023)
Xem thêm
Mộ tổ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Sông Hương tổ chức năm 1994.
Xem thêm
Chè chốt Truyện ngắn của Lê Na  
Lần đầu tôi gặp em, một ngày chớm đông. Em mặc chiếc áo len cộc tay màu hoa mười giờ. Màu hoa ấm áp làm sao. Tôi như được trời cho duyên cớ ấy. Thỉnh thoảng hai cái xe đạp ngược chiều lại chạm nhau. Có lẽ chẳng bao giờ em để ý đến tôi, còn tôi thì ngóng đợi đến mỏi mòn. Dẫu chỉ lướt qua nhau, tôi vẫn bị hút hồn bởi đôi mắt ấy. Đôi mắt ngơ ngác, lung linh như được vẽ bằng sương mai. Màu áo len hắt ánh hồng lên má. Đâu có son phấn gì, một cô gái đậm chất quê. Bầu má mịn màng, non tơ. Tôi đã vô cớ nhớ em, một người dưng, giữa ngàn vạn người tôi gặp.
Xem thêm
Tình yêu cao thượng | Truyện ngắn của Nguyễn Thanh
Nguyễn Thanh, nguyên Tổng thơ ký Hội Văn nghệ Giải phóng TP. Cần Thơ
Xem thêm
Chờ đợi hóa thân | Truyện ngắn Đặng Chương Ngạn
Tác phẩm đăng Nhà văn & cuộc sống số 14
Xem thêm
Tu hú gọi bầy | Truyện ngắn Lệ Hồng
Truyện đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 86 (ngày 10/8/23)
Xem thêm
Tâm “điếu văn” – Truyện ngắn Phùng Chí Cường
Sinh – Lão – Bệnh – Tử là quy luật của một đời người. Sinh thì có hạn nhưng tử thì bất kỳ không ai có thể định trước được. Có những người vừa mới cách đây không lâu vẫn còn cười phơ phớ, thế mà đùng cái lăn ra chết bất đắc kỳ tử.
Xem thêm
Thẻ nhà văn | Bích Ngân
Truyện đăng Tuổi Trẻ Cười
Xem thêm
Chó robot | Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện đăng Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Gấu Ngựa - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Những chú Voọc có chiếc đuôi dài hơn thân mình, trắng muốt đưa hai tay bám lấy cành cây như người đánh đu, cất tiếng hú vang động cả bầu trời. Loài Voọc ở đây lạ lắm: mặt có lông màu trắng; đầu, lưng và tứ chi lông đen thui; vùng bụng lại có lông màu bạch kim. Chúng sống thành từng đàn năm bảy chục con, mỗi sáng sớm kéo nhau đi ăn, hoặc chiều về lại hò hét, gọi nhau inh ỏi. Chúng thích ăn lá cây khác với họ nhà khỉ chỉ thích ăn quả. Có lẽ bầy Voọc chưa bao giờ gặp người nên thấy H’Chi đi một mình chúng nhìn chằm chằm rồi đua nhau đuổi theo, quăng mình từ cành này sang cành khác như người làm xiếc.
Xem thêm
Thị trấn biết cười – Truyện ngắn của Tống Phước Bảo
Rừng nối đất. Cây nối gió. Mưa nối lạnh. Và cô đơn nối những con người chẳng biết cười gần với nhau.
Xem thêm
Cây mẫu đơn hoa đỏ – Truyện ngắn của Hồ Loan
Cơn ho sặc sụa của ông khiến bà bừng tỉnh. Cơn ho như thể lấy cả buồng phổi của ông ra ngoài. Đưa tay dụi vội hai mắt, bà lập cập tiến ngay lại, một tay vỗ lưng, một tay vuốt ngực cho ông:
Xem thêm