TIN TỨC
  • Truyện
  • Lạc trong văn hóa | Lại Văn Long

Lạc trong văn hóa | Lại Văn Long

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-12 15:57:09
mail facebook google pos stwis
1324 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

LẠI VĂN LONG

Đứng trước căn hộ có con số bằng đồng sáng loáng 21.06, Út hít một hơi thật sâu, cố trấn tĩnh trước khi nhấn chuông… Cánh cửa hé ra phả mùi son phấn từ mái tóc dài lắc lư trên bóng hình ẻo lả tròng váy hoa cũn cỡn, mỏng manh.

- … Xin gặp hoa… hoa… hậu Ái Mỹ…

Nụ cười gượng gạo trên đôi môi nhợt nhạt cùng giọng nói yếu ớt làm Út thất vọng:

- Dạ, em là Ái Mỹ, anh ở báo nào vậy, chụp hình hay phỏng vấn mà không hẹn trước?

- Không… tôi… giao 2 phần bún riêu và gỏi cuốn…

Đến lượt giọng nữ hụt hẫng:

- Giao hàng à… mà sao biết tui là hoa hậu?

- Ở quán ghi “toa” là hoa hậu Ái Mỹ…

- À… há… mỗi năm Việt Nam ta có hàng trăm cuộc thi nhan sắc, hoa hậu giờ đếm cả tháng chưa hết, Ái Mỹ nhờ nổi tiếng nhất nên đến đâu cũng bị để ý!

- Nhân viên ở quán nói lần nào đặt đồ ăn cô cũng xưng là hoa hậu Ái Mỹ, căn hộ 21.06, tòa nhà Happyland… mà?

- Ừa… mấy bạn đó dễ thương lắm, nghe giọng nói là nhận ra Ái Mỹ liền… đâu có giữ được bí mật nữa, hihihi. À, nhiêu tiền gỏi và bún vậy anh?

- Hóa đơn đây cô…

Út giao túi đồ ăn rồi quay lại thang máy mà hoang mang lạ. Nàng hậu này trên phim ảnh, bìa lịch, tivi… thật lung linh, rực rỡ và cao ngất ngưởng. Vậy mà ở khoảng cách hơn nửa mét, nàng thấp hơn chiều cao 1,73m của Út. Khuôn mặt nàng nhỏ xíu với hai mắt to lộ, mũi vêu và càm túm chum chum. Đã vậy thân hình dài ngoằng, lép kẹp, vai so và hai cánh tay khẳng khiu khoe nước da tai tái…

Nếu chọn người yêu hay vợ, chắc chắn Út sẽ không màng tới mẫu gái như vậy. Thậm chí vào massage hay hát karaoke ôm, Út sẽ xin đổi đào tươi tắn, “điện nước” hơn…

Trước lúc đi giao hàng, mấy nhỏ nhân viên của quán cứ ghẹo Út: “Sướng nhé sắp được gặp hoa hậu!”. Út cười hồi hộp, nôn nao và tưởng tượng thật nhiều về một hoa hậu đời thường. Thế rồi, lúc mặt đối mặt, thần tượng rơi nhanh, vỡ vụn!

Út nhớ mấy ngón tay xương xẩu để móng dài sơn tím đưa ra nắm quai túi đồ ăn bỗng rùng mình, hoảng hốt: “Hoa hậu là nhan sắc đỉnh cao, tại sao mình lại thấy xấu? Chắc mình đã bị lệch thẩm mỹ rồi!”. Út lo lắng khi dong xe máy giữa phố xá đông nghẹt. Bất chợt anh nhìn thấy bên vệ đường một dòng người xếp hàng dài đặc mấy trăm mét dưới nắng đổ lửa trước một tấm phông lớn cao to như mặt nhà 2 tầng có hàng chữ khổng lồ: “Ra mắt sách Best Seller của nhà văn thời thượng Peter Đường Hoằng”… Út dừng xe, tò mò đứng xem một lát rồi kiên quyết tìm chỗ gửi xe, nhập vào đám đông xếp hàng. Nắng nóng hầm hập, lưng áo đàn ông, đàn bà đều đẫm mồ hôi, nhưng trông mặt ai cũng hí hửng, kênh kiệu cứ như đang xả thân vì văn hóa dân tộc hay chí ít cũng là giá trị cần được nể trọng. Đứng trong hàng ngũ đó, tuy có mỏi chân, nóng bức và khát nước, nhưng Út bỗng thanh thản lạ. Mới mấy phút trước anh còn rất lo lắng khi phát hiện hoa hậu Ái Mỹ không đẹp như tưởng tượng của mình, thậm chí đối lập với hình ảnh của chính cô ấy trên tivi, báo chí, bìa lịch… Vẫn biết đời thường, mặt mộc của phụ nữ sẽ rất khác với khi họ đã chưng diện, trang điểm, nhưng Út vẫn không thể nuốt trôi sự thật phũ phàng về thần tượng. Điều đó làm Út nghi ngờ về cách nhìn và cảm xúc thẩm mỹ của mình đi ngược với thời đại, cộng đồng. Út vừa thấy cô đơn, vừa sợ hãi khi nhận ra điều đó! Giờ đây khi được xếp hàng cùng đám đông nhốn nháo, Út thấy mình giống họ, Út an tâm, sung sướng khi là một phần được công nhận trong đám đông rất quyến rũ và nhiều quyền lực đó. Các chính khách, các thủ lĩnh tôn giáo, các nghệ sĩ, vận động viên lẫy lừng và cả các “thánh chửi”; các giang hồ sến xẩm; các ông bà điếm đàng, hợm hĩnh; các youtuber loại kền kền bu theo xác chết và chuyện giật gân đang tung hoành cõi mạng… đều ước ao được đám đông đồng cảm, ủng hộ. Út đang đứng vào đám đông, Út được chia sẻ cả sức mạnh lẫn sự ngây thơ, ảo tưởng của đám đông…


Không gian đa chiều – tranh sơn dầu – Nguyễn Trí Đức.

Sau mấy tiếng đồng hồ ròng rã xếp hàng dưới nắng bức bối, Út mua được cuốn tiểu thuyết đang được lăng xê rầm rộ do vừa được giải thưởng danh giá. Anh bỏ luôn buổi làm chiều hấp tấp chạy về phòng trọ, uống vội chai nước ngọt ướp lạnh cho qua cơn đói rồi lăn ra đọc ngấu nghiến cuốn sách. Càng đọc, Út càng thấy quen quen nên càng nôn nóng đọc cho hết. Chừng 21 giờ, trang cuối gấp lại, Út ngồi thẫn thờ chiêm nghiệm lại những gì vừa đọc. Bỗng anh giật mình khi nhận ra cuốn sách vừa được xuất bản này có cốt truyện sao giống bộ phim Mỹ anh đã coi hồi học lớp 12 (!?). Còn tình tiết về người hùng được nhiều gái đẹp say mê gọi là “soái ca”, rõ ràng là bản sao của một bộ phim Hàn nổi tiếng ở Việt Nam hơn 10 năm trước. Vài nhân vật trong tiểu thuyết Best Seller này mang những cái tên, trang phục, hành động na ná một cuốn truyện tranh của Nhật Bản hồi Út còn nhỏ được mẹ mua cho… nghĩ đến đó Út bàng hoàng. Bao nhiêu hạnh phúc và tự hào khi xếp hàng mua sách cùng đám đông lúc trưa, chiều giờ hóa thành nỗi lo âu, sợ hãi. Út không dám tin cả đám đông bị lừa hoặc vài người bị lừa hay bị thuê làm cò mồi xếp hàng. Nếu có người mua sách rồi đọc như Út chắc chắn sẽ phát hiện ra “sự ảnh hưởng quốc tế” về nội dung đó. Nhưng sao không ai lên tiếng? Hay là họ mua sách về trưng trên tủ, kệ cho có vẻ “yêu thương văn học nước nhà” mà không bao giờ đọc? Còn các nhà phê bình, nhà văn làm giám khảo chấm giải, các phóng viên văn hóa viết bài ca ngợi sách Best Seller đó thì sao nhỉ? Không lẽ cũng không đọc? Khó hiểu quá! Út nhớ hình ảnh nhà văn Peter Đường Hoằng búi tóc to trên đỉnh đầu, mặc áo thụng đen có hình bát quái, âm dương, mặt nghiêm nghị như đạo sĩ, khoan thai vén tay áo cầm bút lông ký tặng cho các khách mua sách. Hình ảnh đó siêu phàm, cao đạo biết mấy nên ngàn người khom mình xin chữ ký. Một văn nhân mới hơn tứ tuần đã để râu, nhuộm tóc trắng cho ra vẻ đạo mạo, cốt cách như các nhân vật trong trò chơi điện tử “Võ lâm truyền kỳ”, đang được ca ngợi, tung hê khắp cùng trời cuối đất như vậy mà tác phẩm được giải lại giống phim, giống truyện của xứ người là sao nhỉ? Anh ta đang được đám đông cuồng tín tôn sùng và ngày càng to lớn thêm nhờ bơm thổi từ truyền thông đa phương tiện và đa lợi ích! Chí ít anh ta cũng là “con gà đẻ trứng vàng” cho các nhà xuất bản, các công ty phát hành sách. Một gã xe ôm, shipper vất vưởng dưới quê lên như Út nếu có bóc mẻ “văn hào” Peter Đường Hoằng đạo văn thì cũng chả ai tin, có khi còn bị chửi hội đồng, “ném đá” cho nát! Út lại vò đầu: “Hay là chữ nghĩa, nội dung đó đã được “quốc tế hóa” quá cao siêu, thâm trầm nên mình không hiểu hết?”. Nghĩ theo hướng này Út lại nhớ tới hoa hậu Ái Mỹ, chặc lưỡi: “Chắc ở trình độ nhận thức nào đó mới nhìn ra được cái đẹp tiềm ẩn của cô ấy. Cỡ mình nghe nhạc giao hưởng khác gì đàn gãi tai trâu! Hay là nghe thử một ca khúc đang nổi đình đám xem sao?”. Út quẹt quẹt trên điện thoại, tìm một ca khúc được gọi rất chảnh là “bản hit” đang “làm mưa làm gió” (từ ngữ trên báo chí) với 500 triệu view. Út ngồi xếp bàng trên giường phòng trọ, nhắm mắt, hít sâu, để đầu óc thư giãn rồi mới “nhấn nút”. Nhạc điệu bùng lên như giông bão, sấm chớp làm Út hoảng hốt, phải trấn tĩnh mới nghe tiếp được giọng hát làn khàn eo éo kì dị, khó phân biệt giới tính của ca sĩ. Út dừng nghe, lục đục nấu nước pha cà phê rồi rít thuốc lá, chíp cà phê, vừa đeo tai nghe để thưởng thức lại. “Nhạc thời thượng thì phải nghe theo kiểu sành điệu” – Út tin mình sẽ cảm nhận “bài hit” nửa tỉ view này tích cực hơn. Nhưng… than ôi, cũng như lần trước, dù cố gắng, Út không thể tìm được cái hay, cái đẹp trong “tác phẩm” âm nhạc này! Ca sĩ giọng yếu, hụt hơi nên hát không rõ lời, phải dựa dẫm vào trống đàn loạn xị và các vũ công múa minh họa để khỏa lấp. Đây là “bản hit” tự sáng tác, trình bày của chàng ca sĩ ẻo lả, diêm dúa có nghệ danh rất quái dị: “Tina rắn đực”.

Út thất vọng và lo lắng: “Mình sống ở quê, nghe ca cổ với Boléro lâu quá nên không tiếp thu được âm nhạc hiện đại chăng?”… 500 triệu view, nghĩa là mỗi người Việt Nam đã tìm nghe “bản hit” đó hơn 5 lần; nghĩa là đã vượt qua rất xa các nhạc sĩ được đặt tên đường hay tác giả của những tình ca nổi tiếng qua nhiều thế hệ. Út cố gắng nghe thêm vài đoạn nữa thì bất ngờ bụng quặn đau, người lợn dợn phải chạy vào nhà vệ sinh nôn thốc tháo, không hiểu vì cà phê hay “hit” mà độc địa vậy!

Út vừa lau mũi dãi, vừa nghe điện thoại. Giọng Nguyệt nũng nịu:

- Mai mình đến rạp xem bộ phim doanh thu nghìn tỉ của danh hài Bờm Khịa đi anh…

Út vừa thở hổn hển vừa phều phào:

- … Ừ… nên coi… nên coi… cho… cho… biết!

*
Đoàn người túa ra cửa rạp khi phố đã lên đèn. Họ cười nói vui vẻ, bàn tán xôn xao về diễn biến của bộ phim. Út hòa trong dòng người đó nhưng tâm trạng mệt mỏi, hoang mang. Nguyệt ôm cánh tay người yêu, ngả đầu lên vai Út thủ thỉ:

- Có mấy đoạn trong phim giống tình cảm của tụi mình làm em mém khóc… phim hay quá!

Út thở dài:

- Ừ… anh cũng mém khóc…

Nguyệt mừng rơn:

- Vậy là hai đứa mình đồng cảm rồi!

Út mím môi giấu cái nhăn mặt. Anh không muốn cô bé hồn nhiên, dễ thương này biết những thất vọng, chán chường mà anh cố kìm chế. Út bỗng nhớ những bộ phim Việt Nam đen trắng cũ kỹ ba má hay kể cùng kỷ niệm thuở xem phim lưu động ở ủy ban, trường học, sân bóng đá… Út đã tìm trên youtube để xem lại và kinh ngạc với sức hấp dẫn từ những bộ phim trắng đen cũ kỹ đó!

Út chia tay người yêu mà quên cả hôn tạm biệt, chúc ngủ ngon như mọi lần. Nguyệt nhìn sắc mặt mệt mỏi của Út hốt hoảng:

- Anh bị trúng gió hả?

Út sực nhớ “bản hit” làm anh ói mửa nên thở dài, gật đầu:

- Chắc trúng gió lúc xem phim!

- Nhưng trong rạp kín gió mà?

- Gió từ… màn ảnh…

Nguyệt chau mày nghĩ ngợi:

- Màn ảnh chỉ phát ra ánh sáng thôi mà…

- Có cả gió độc em ạ!

- Sao chỉ mình anh bị?

- Vì… anh… không hợp!

*
Út phóng xe máy đi giao 16 ly trà sữa với 8 cuốn truyện ngôn tình cho mấy cô cậu học trò ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Đang lúc tan trường, một dòng thác trắng từ đồng phục học sinh tràn ngập ra cổng, túa ra phố cùng tiếng cười nói huyên náo. Tất cả các phương tiện đang lưu thông đều phải dừng lại nhường đường cho khối học sinh đông đặc từ trong sân trường cứ ùn ùn đổ ra phố không dứt. Út kinh ngạc tự hỏi: “Phải đến hàng triệu học sinh, cái trường này chỉ mấy ngàn mét vuông làm sao chứa hết?”. Bất ngờ xe máy của Út tự nổ máy rồi phóng ào vào đám đông học sinh. Út hoảng hốt làm mọi cách nhưng chiếc xe vẫn gầm rú như cọp điên, không thể dừng lại. Dòng thác trắng ấy rẽ đôi cho Út cưỡi xe lao vào giữa rồi bất ngờ khép chặt vòng vây. Ngàn vạn khuôn mặt học trò đang hiền lành bỗng hóa dữ tợn, cùng gào lên như sấm: “Đưa đây!… Đưa đây… Đưa đây!…”. Muôn vàn cánh tay đưa ra, muôn triệu ngón tay cùng chen lấn giành giật mớ trà sữa Đài Loan và truyện ngôn tình Hàn Quốc, Nhật Bản làm Út chới với. Út vùng vẫy chống đỡ nhưng sức lực yếu dần trước đám đông đang quyết giành giật túi hàng của anh mà họ gọi là “cám dỗ”. Bất ngờ cả biển người bất động khi giữa không trung vang lên những âm thanh chát chúa làm choáng đầu, tức ngực Út. Định thần một lúc thì Út nhận ra đó là “bản hit” “nửa tỉ view” từng gây nôn ói cho anh. Út hoảng hốt bịt tai lại trong lúc vô số cô cậu học trò thì đê mê, múa may theo tiếng nhạc.

Một lát thì nhạc dừng, đám đông lại hò reo dạt qua hai bên mở đường cho một đoàn rước kiệu từ bên ngoài rầm rập đi vào sân trường 4 phía còn treo đầy các khẩu hiệu to, dài, chữ đỏ rực: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, “Tôn sư trọng đạo”, “Làm văn hóa sai là hại muôn đời”…

Chiếc kiệu đó không sơn son thiếp vàng như trong các lễ hội mà 4 vách kiệu là những bảng điện tử chạy các hàng chữ dài trích dẫn từ các tờ báo, tưởng chừng đọc suốt đời không hết: “Dân tình hoang mang, nhấp nhổm vì hoa hậu Ái Mỹ mặc như cởi truồng… Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Tina rắn đực vừa mất chiếc đồng hồ nạm kim cương trị giá 300 ngàn đôla… Danh hài Bờm Khịa vừa tậu xế xịn sau thành công vang dội của bộ phim doanh thu nghìn tỷ… Văn hào Peter Đường Hoằng được đề cử giải Nobel Văn học…”. Chiếc kiệu to lớn, nhấp nháy này được rất nhiều phu nam, phu nữ khiêng. Họ toàn trẻ trung bảnh bao, đeo kiếng trắng và mặc áo có nhiều túi để đựng bàn phím và vô số hợp đồng quảng cáo cùng phong bì thu hoạch sau các “sự kiện văn hóa”, như các games show nhố nhăng, vô số cuộc thi hoa hậu, hoa khôi “một vốn bốn mươi lời” đầy tai tiếng, các “chu kỳ” ghen tuông, thị phi của showbiz Việt, các cuốn sách, bộ phim chôm chỉa ý tưởng trắng trợn”… Hai cây đòn khiêng kiệu đều có hình búp tròn nhọn đầu như các ngọn bút lông thời xưa vậy. Còn cái kiệu điện tử thì rõ ràng là hình ảnh cách điệu của nghiên mực. Bất ngờ từ trong “nghiên mực” khổng lồ nhấp nháy đó, các văn nhân, tài tử như: Peter Đường Hoằng, hoa hậu Ái Mỹ, đạo diễn kiêm danh hài Bờm Khịa, danh ca Tina rắn đực cùng “Thánh chửi” tóc dài hay còn gọi là Streamer “số 1 khu vực” với mỗi buổi livestream chửi bới tục tằn có cả triệu người nô nức theo dõi… đồng loạt đứng dậy vênh váo nhận từng tràng pháo tay sấm rền của biển người áo trắng. Bỗng hoa hậu Ái Mỹ đứng trên kiệu chỉ vào Út đang đứng xớ rớ:

- Mời anh Út chuyên giao đồ ăn vặt với truyện ngôn tình lên kiệu luôn. Anh cũng góp phần thay đổi văn hóa mà!

Nàng hậu vừa nói xong, mấy trăm youtuber lao vào chĩa điện thoại, camera làm Út giãy nảy gào lên như sắp khóc:

- Tôi không giống họ; tôi chỉ lam lũ kiếm sống!

- Anh cũng kiếm tiền nhờ văn hóa, dù ít hay nhiều!

Giọng Ái Mỹ đắc thắng khi trả lời Út. Rồi nàng hậu nhìn xuống những người khiêng kiệu hét to:

- Để tụi học trò gánh vác văn hóa, các anh chị “ký giả” lên đây với chúng em. Không có các anh chị bơm thổi, sao chúng em thành “thần tượng”, “ngôi sao” được!

Út nghe vậy càng sợ hãi, vất xe máy, cuống cuồng lủi vào đám đông học trò lẩn trốn. Quá vội nên Út húc đầu vào ai đó, ngã vật ra. Út bàng hoàng khi mở mắt ra đã thấy cả đám đông biến mất, để lại sân trường mênh mông vắng lặng. Út chưa hiểu chuyện gì thì nghe ai đó gọi tên mình nên lật đật đứng dậy, dáo dác tìm. Một cụ già mặc áo dài, khăn đóng, đi guốc mộc, mắt nhắm nghiền chắp tay sau lưng ung dung đi tới với vẻ phi phàm uy nghi. Út đến quỳ trước mặt cụ thì nghe giọng sang sảng, vang tận trời xanh: “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Út giật nẩy, tỉnh dậy trên gác trọ, mồ hôi vã như tắm, bần thần nhớ lại giấc mơ rồi sờ lên đôi mắt bỗng rùng mình!…

20/3/2022.

Nguồn: Tạp Chí Văn Nghệ TP.HCM số 22

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thằng Bờm có cái nhà cao… – Truyện ngắn Chinh Văn
 Gọi lão bằng thằng, cả làng này ai mà dám thế? Chỉ trừ duy nhất một người: Ông già vợ lão: Ông Tám Trọng, ngoài ra gặp lão ai cũng chào “ông năm”, “chú năm” dù đằng sau tiếng chào không có vẻ gì kính cẩn.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường: Chú dế rong chơi
Sau khi rời xa cõi tạm để lại rất nhiều tiếc nuối cho người yêu thích văn chương, mới đây NXB Trẻ đã cho ra mắt 3 tập sách gồm những bút ký, nhàn đàm, thơ ca đặc sắc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường như một cơ hội để nhớ đến ông.
Xem thêm
Ngủ giữa trùng sơn – Truyện ngắn của Lê Vũ Trường Giang
Tôi đã bị mê hoặc ngay phút đầu khi thấy lăng Gia Long. Những câu chuyện bí ẩn liên quan đến nơi an táng thật sự của nhà vua, những bí mật trong chốn cung đình đã hấp dẫn, thôi thúc tôi ngồi vào bàn và viết trong gần một tháng trời. Khi ngừng bút, tôi chợt có ước ao được một đêm ngắm trăng thưởng rượu cùng bạn hiền trên Thiên Thọ, bên cung khuyết, bên lăng tẩm im lìm giữa trập trùng núi non, mênh mang sông nước.
Xem thêm
Nhẫn – Truyện ngắn của Lệ Hằng
Tiệc cưới sẽ bắt đầu vào lúc sáu giờ.Tôi còn hơn một tiếng rưỡi đồng hồ để tháo chiếc nhẫn này ra. Nó đã thít lại vào ngón tay tôi lúc nào mà tôi chẳng hay, cho đến khi tôi thấy mình cần tháo nó. Tôi ước gì, ước gì, ước gì… mình đã thấy cần tháo nó ra sớm hơn chứ không phải lúc này. Thời gian thì vẫn cứ đang trôi đi trong khi tôi ngồi đây tháo nhẫn. Tôi xoay, và đẩy, và níu, và giật, ngón tay đã đỏ rưng rức nhưng tôi vẫn mắc kẹt trong chiếc nhẫn của mình. Vô dụng. Không thể kéo nó ra được. Càng kéo ra càng thít vào thì phải. Chết tiệt, nó ôm lấy ngón tay tôi như một lời nguyền.
Xem thêm
Viên đạn ngọt – Truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga
Tùy lặng yên. Trước mắt anh cảnh và người tưởng chừng như thân quen giờ đều trở nên xa lạ. Anh vẫn thường gặp trong giấc mơ của anh dòng sông Gấm trong đêm mùa đông sâu hun hút. Đồng đội anh phải níu vào chiếc dây thừng dài nối hai bên bờ để bơi qua sông trong cái rét tê người, càng không thể quên được khe Ve khi cả tiểu đội chỉ còn lại hai đứa cùng nhau chụm đầu ăn bữa cháo cuối cùng cạnh con khe nồng nặc mùi thuốc hóa học.
Xem thêm
Bí mật của H’Loan – Truyện ngắn của Hồng Chiến
Giờ kiểm tra toán, học trò lặng im chăm chú vào bài vở của mình. Cô giáo H’Xíu ngồi quan sát học sinh làm bài lòng vui vui. Cuối tháng tư rồi, chẳng còn mấy tuần nữa năm học sẽ kết thúc, lớp 3A của cô được nghỉ hè trước khi bước vào năm học mới và chắc chắn có thêm tấm giấy khen treo lên tường lớp học ghi nhận công lao của cô và trò sau một năm phấn đấu. Những gương mặt thơ ngây, thông minh và dễ thương ngày hai buổi đến trường đã trở thành niềm vui, niềm tự hào của chính cô – người mẹ thứ hai của các em.
Xem thêm
Chảy đi sông ơi – Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tất cả những quang cảnh ấy và cảm giác ấy đều thật tuyệt vời. Tuyệt vời hơn nữa còn là truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen ở khúc sông này. Những người đánh cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó. Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm. Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt nước. Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng cao vút, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá.
Xem thêm
Con mèo của Foujta – Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà danh họa Foujita, người con của đất nước Phù Tang, những nhà chơi tranh, mua bán tranh trên thế giới đã nháo nhào chạy săn lùng tranh của Foujita. Dò theo bước đường phiêu lưu của ông, giới sành tranh biết rằng ở Việt Nam đang còn vài bức của ông. Từ Mỹ, từ Pháp, từ Úc, từ Canada… bằng thư hoặc bằng điện, họ gửi về những nhà mua bán tranh ở Việt Nam, bằng mọi giá phải tìm mua cho được tranh của Foujita, đặc biệt là tranh con mèo. Trên thế giới, họa sĩ nào cũng có một nét độc đáo, mang theo dấu ấn tài nghệ của mình. Nét độc đáo của Foujita là nét vẽ con mèo.
Xem thêm
Vợ chồng nhà Phó Nhọt – Truyện ngắn của Vũ Hùng
Tui dám khinh các ông nhân viên hành chánh cấp xã dưới chế độ cũ bởi không biết học hành, chữ nghĩa thế nào mà tên tuổi của công dân cứ làm sai be bét, dở khóc dở cười. Không phải chỉ mỗi thầy Dài đâu nghen mà cả thằng bạn thân của tui ở làng Tây Trù cũng chung số phận như vậy!
Xem thêm
Nụ hôn màu lửa – Truyện ngắn của Lại Văn Long
Thành phố thay đổi đến ngỡ ngàng. Những con đường trung tâm ngày thường đông nghịt, đêm lấp lánh muôn màu ánh sáng từ dòng xe cộ bất tận, giờ thênh thang, trống trải. Những tòa nhà bị giăng dây như những gã khổng lồ bị xiềng chân bức bí; những giao lộ lù lù barie, lều dã chiến được kiểm soát bởi công an, quân đội, dân phòng…
Xem thêm
Pháo hoa cổ trấn – Truyện ngắn Tống Phước Bảo
Cô cúp điện thoại và nghe lòng mình trống rỗng một cách lạ kỳ! Đêm đó trong giấc mơ với xứ mây này. Cô mơ về một ngày hội trấn cổ với bập bùng lửa thiêng, trai gái đủ mọi sắc tộc từ những bản làng kéo về. Muông chim tụ hội ríu rít vang động thinh không. Mùa gió thổi tung những lời khấn cầu của dân bản. Gió thổi những cánh hoa đỏ bay phấp phới trên không trung rồi rơi xuống đất. Cô nhặt những cánh hoa hình trái tim lên. Những cánh hoa chợt tan vào tay cô.
Xem thêm
Ông Trời | Truyện ngắn của Đặng Chương Ngạn
Nguồn: Viết & Đọc chuyên đề Mùa Thu 2023.
Xem thêm
Bức nude thứ chín – Truyện ngắn của Tống Ngọc Hân
Cả hai đứa quỳ xuống! Hai kẻ tội đồ không mảnh vải che thân mặt tái mét không còn một giọt máu sụm gối xuống nền đá hoa lạnh băng.
Xem thêm
Kí ức của mèo đen – Truyện ngắn của Nguyễn Đăng Khương
Nơi tôi sống là nhà kho hẹp sau dãy nhà lớn chứa nhiều sách báo cũ của thế kỷ trước mà chủ nhân của tôi vì bận việc công chức nên ít có thời gian để mắt tới. Tôi thường vuốt râu cười khì “chủ nhà ta là nhà thơ ba xu”.
Xem thêm
Tiếng mõ trong ngõ cụt - Truyện ngắn Kim Uyên
Trước đây, vợ lão Nam thường tụng kinh gõ mõ hai lần trong tháng, vào sáng mồng một và ngày rằm. Đầu năm nay nhân ngày rằm tháng giêng mụ mời một thầy chùa về làm lễ lớn, sau ngày đó mụ Nhung chăm tụng kinh hơn. Việc này khiến mọi người trong khu ngõ cụt không hài lòng, đặc biệt là các nhà liền kề với nhà lão Nam vì tiếng gõ công cốc nổi lên lúc năm giờ sáng.
Xem thêm
Bài điếu văn của lão Tân - Truyện ngắn Kim Uyên
Lão Tân thấy nhà đám náo động thì đứng dậy thất thểu ra về. Vừa đi lão vừa suy nghĩ căng thẳng lắm, lão chưa biết viết thế nào để hoàn thành bài điếu văn về ông chủ tịch cho em trai đọc vào lúc di quan sáng mai.
Xem thêm
Chạm mặt voi rừng - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Những cơn gió trong rừng già bao giờ cũng khác với cơn gió bình thường. Trước khi đưa bàn tay mát rượi mơn man lên làn da, mái tóc chúng ta, gió thể hiện vũ khúc của mình bằng tiếng reo ầm ĩ như có hằng trăm, hằng ngàn con nai cùng chạy, làm các cành cây nghiêng ngã, xô đập vào nhau rầm rầm.
Xem thêm
Hai người mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Truyện hay về người mẹ Việt Nam
Xem thêm
Bắt cá trên cao nguyên - Truyện ngắn của Hồng Chiến
H’Lê làm lớp trưởng lớp 9A1, người dân tộc Êđê có nước da bánh mật, mặt trái xoan, tóc xoăn tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp huyền bí. H’Lê học cùng lớp nhưng hơn Thanh một tuổi, người rắn chắc, khỏe mạnh ra dáng một thiếu nữ. Còn Thanh sinh ra, lớn lên ở ngoại ô thành phố, quanh năm nghe tiếng gầm của sóng biển.
Xem thêm
Bản năng kép - Truyện ngắn Phùng Phương Quý
Ta nắm tay đấm vào đầu để nhớ lại. Đuổi ngay cái dự án khu công nghiệp ra khỏi bộ nhớ. Mười phần trăm là cái gì. Mười lăm phần trăm cũng chả là cái gì. Lại hai mươi à? Cút xéo ngay cái phần trăm hoa hồng của chúng mày. Tao đếch cần! Tao thích bia hơi, thích tăng gô...
Xem thêm