TIN TỨC

Lời thề ấy đi cả đời chưa trọn

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-09-21 08:30:31
mail facebook google pos stwis
1299 lượt xem

Nhà thơ CCB Trần Ngọc Phượng, hội viên Hội Nhà văn TPHCM, vừa vinh dự được trao tặng Huy hiệu 55 tuổi Đảng. Bằng ngòi bút của mình, đảng viên Trần Ngọc Phượng làm thơ và viết báo nhiều về chiến tranh và người lính với trách nhiệm và trái tim của một nhà thơ chiến sĩ. Nhân dịp này, Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bài thơ Lời thề ấy đi cả đời chưa trọn của ông.
 

TRẦN NGỌC PHƯỢNG


 

Lời thề ấy đi cả đời chưa trọn

 

Tôi tuyên thệ vào Đảng

Trong buổi lễ đơn sơ

Không có hoa có cờ

Không có băng khẩu hiệu

Ngay cả bạn tôi người giới thiệu

Cũng hy sinh trong trận đánh hôm qua

Tôi đọc lời thề trong tiếng pháo tầm xa.

Trong thét rú bầy máy bay phản lực

Vẫn ráng chiều hoàng hôn đỏ rực

Trời quê hương không phút bình yên

Vẫn đồng đội sốt rét ngồi bên

Vẫn con đường chiến tranh rập rình cái chết

Mà sao thiêng liêng giây phút

Nghe gọi tên mình hai tiếng Đảng viên

Từ bao giờ đã có niềm tin

Tôi theo Đảng giản đơn như lẽ sống

Như tuổi xuân nhẹ tênh khẩu súng

Vượt Trường Sơn lội suối băng đèo

Từ bưng biền đến đỉnh núi cheo leo

Ở đâu tôi cũng gặp

Đảng hiện thân trong mỗi con người

Từ mẹ già cuốc đất oằn vai.

Bát cơm nuôi ta mồ hôi trộn máu

Từ đôi mắt trẻ thơ đau đáu

Xoáy tim ta hun hút đường dài

Từ khẩu súng trên tay

Còn ấm hơi người đã mất

Và từ sâu lòng đất

Bạn hỏi tôi

Còn nhớ hay quên

 

Còn nhớ hay quên?

Lời thề Đảng viên

Năm tháng đã qua quãng đời trước mắt

Xưa chiến trường gian nan

Nay thị trường thử thách

Cái dốt cái nghèo, cái tính toán thiệt hơn

Hạnh phúc công bằng, lẽ sống giản đơn

Lời thề ấy đi cả đời chưa trọn.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Giá trị bất biến của báo chí cách mạng
Nguồn: Báo Văn nghệ số ra ngày 22/6/24
Xem thêm
Tiếng nói nhà văn: Chợ nổi đang có nguy cơ… chìm
Bài đăng báo Văn nghệ số 22, ngày 01/6/2024
Xem thêm
Một đòi hỏi cấp thiết của đời sống văn học
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 10/2024
Xem thêm
Nghĩ về chuyện “làm gương” và “nêu gương”
Bài viết nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2024)
Xem thêm
Khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ
Lễ kỷ niệm do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ngày 25/7 tại Nhà hát lớn, Hà Nội.
Xem thêm
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư về đội ngũ văn nghệ sỹ
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023)
Xem thêm
Xây dựng lối sống đẹp trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh
Bài viết tham luận tại Hội thảo khoa học về Không gian văn hóa Hồ Chí Minh do Ban Tuyện giáo tổ chức vào ngày 6/6/2023
Xem thêm
Nhà văn Trình Quang Phú và những sáng tác về Bác Hồ
Chuyên đề Những câu chuyện đẹp của HTV
Xem thêm
Hậu trường đối ngoại văn chương
Tự can đảm bước ra khỏi cái giếng cạn
Xem thêm
Cuộc gặp chiều cuối năm
Của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch TPHCM với lãnh đạo Văn học Nghệ thuật TPHCM
Xem thêm
Khi nhà nước chưa thể ra tay, thì nhân dân làm
Câu chuyện quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay.
Xem thêm
“Ngựa thồ văn hóa” và câu chuyện quảng bá văn chương Việt ra thế giới
Trong những năm qua, sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đất nước đã tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá văn học - nghệ thuật nước ta ra thế giới. 
Xem thêm
Trở về Trường Sơn || Ký của Võ Thu Hương
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 50, ngày 17/11/22
Xem thêm
Lời chúc hòa bình từ các nhà văn
Trường Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình giao lưu văn hóa “Lời chúc hòa bình” nhân kỷ niệm 27 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Xem thêm
Khi giáo viên các trường phổ thông kêu cứu…
Các giáo viên lẽ ra “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng thực ra mỗi ngày đến trường là một ngày lo đối phó, thậm chí là sợ hãi, dẫn đến tình trạng họ chọn cách làm việc thúc thủ, giao việc gì làm việc ấy, miễn làm sao được coi là hoàn thành công việc để không bị ai “động” vào, để yên thân… Khi giáo viên mất động lực làm việc, như người mất sinh khí, dẫn đến tình trạng dạy, học và các hoạt động khác của nhà trường như người ngái ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, chán nản…
Xem thêm