TIN TỨC

Luật sư Nguyễn Minh Tâm và những vần thơ ấm lạnh pháp đình

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-24 17:27:03
mail facebook google pos stwis
733 lượt xem

LÊ THIẾU NHƠN

Luật sư Nguyễn Minh Tâm chào đón năm mới 2023 với tập thơ ‘Ấm lạnh pháp đình’, đánh dấu bản thân chính thức bước vào ngưỡng thất thập cổ lai hy.


Luật sư Nguyễn Minh Tâm đón xuân Quý Mão ở tuổi 70.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm có thể xem như một gương mặt nổi bật trong giới tranh tụng tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Minh Tâm đã tham gia bào chữa cho hàng ngàn bị cáo và đương sự tại hàng ngàn phiên tòa hình sự, phi hình sự lớn nhỏ. Luật sư Nguyễn Minh Tâm cũng là người góp phần đào tạo và truyền cảm hứng nghề nghiệp cho nhiều thế hệ công tác ở lĩnh vực tư pháp

Tuy nhiên, vị luật sư thường được nhắc đến với biệt danh Lão Luật, vẫn không thể nào tách rời thi ca. Vì sao Luật sư Nguyễn Minh Tâm và Nhà thơ Nguyễn Minh Tâm cứ phải song hành như một định mệnh sóng gió ba đào? Rất đơn giản, chính ông giải thích: “Tiếng oan đang thấu đất trời/ Cúi nghe lòng vẫn nghẹn lời trong thơ”.

Thơ vốn phù suy, chứ không phù thịnh. Làm thơ phù suy là một phẩm giá của con người, trước nỗi đau đồng loại. Thơ phù suy có trăm hình vạn trạng, nhưng viết trực diện pháp đình thì rất hiếm hoi. Nhà thơ Nguyễn Minh Tâm đã lặng lẽ theo đuổi mảng thơ về phận người chốn chênh vênh được mất và sinh tử, như một chức nghiệp tự nguyện gánh vác đời mình, qua tập thơ "Ấm lạnh pháp đình" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành.

Bất cứ nghề nào, thách thức đáng sợ nhất vẫn là sự chai lì cảm xúc. Càng lặn ngụp với nghệ, cảng từng trải với nghề, thì càng thấy mọi thứ rất bình thường. Nếu nghề y dễ thờ ơ với đau đớn của bệnh nhân, thì nghề luật dễ lạnh lùng với thống khổ của bị cáo. Luật sư Nguyễn Minh Tâm đã giữ được ánh mắt ân cần và trái tim ấm áp trước mỗi phiên tòa, nhờ ông có cốt cách thi sĩ. Thậm chí, có lúc ông cao hứng lập luận đầy kiêu hãnh:

“Anh hành nghề Luật nhưng lại thích làm Thơ

Bởi nhân loại muôn đời cần Thơ hơn Luật

Chữa một vết thương lòng, Luật đành bất lực

Chỉ một vần thơ anh hóa thần dược cho đời”.

Xưa nay, cái câu “vô phúc đáo tụng đình” chưa bao giờ ngưng ám ảnh chúng sinh. Khi đã kéo nhau đến tòa án, hoặc khi đã bị lôi đến tòa án, thì mỗi con người đều hứng chịu những tổn thương sâu sắc. Trước và sau mỗi phán quyết, dẫu công minh đến đâu, cũng khiến tình ruột thịt có nguy cơ sứt mẻ, cũng khiến nghĩa bạn bè có nguy cơ rạn nứt. Trước và sau mỗi phán quyết, dẫu sòng phẳng đến đâu, cũng để lại những hệ lụy về tài sản và tính mạng. Luật sư – Nhà thơ Nguyễn Minh Tâm thấu hiểu như vậy, nên ông luôn nỗ lực làm tròn trách nhiệm của mình trong nội day dứt khôn nguôi:

“Lời ta rơi xuống đất dày

Mặn như nước mắt thấm đầy oan khiên”.

Nền tư pháp Việt Nam có những đặc thù riêng, khó phân định hết những rắc rối ngọn ngành nông sâu. Lắm phen, bán án đã khép lại, nhưng dư âm vẫn ngổn ngang và dằn vặt cho Luật sư. Dù cố gạt đi suy nghĩ tiêu cực về một quy tắc ngầm nào đó, thì Nguyễn Minh Tâm trong "Ấm lạnh pháp đình" vẫn không thể che giấu sự nghẹn ngào và sự bất an. Vì vậy, có những dòng thơ ngắn của ông lại nghe như tiếng thở dài:

“Người ở tít trên cao

Nên chỉ nhìn tổng quát

Còn người ở dưới đất

Mắt thấy rõ cỏ cây

Oan đó vẫn còn đây

Thế thời chưa gỡ được

Đành nuôi một nguyện ước

Chờ lịch sử phân minh”.

Nhà thơ Nguyễn Minh Tâm sinh năm 1953 tại Hải Dương. Năm 1971, ông chuẩn bị bước chân vào giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội thì được lệnh nhập ngũ theo lời gọi thiêng liêng của non sông đang chia cắt. Nguyễn Minh Tâm làm trinh sát trong khói lửa, và may mắn lành lặn đi qua cuộc chiến tranh vệ quốc. Đất nước thống nhất, Nguyễn Minh Tâm học luật và dự phần trận địa khác: Trận địa giữ gìn công lý.

Trong khói lửa, Nguyễn Minh Tâm không có khả năng né tránh bom đạn, mà bom đạn đã né tránh Nguyễn Minh Tâm. Đó là phúc phận. Thế nhưng, trong hòa bình, Nguyễn Minh Tâm có khả năng né tránh thị phi nhưng ông lại đối diện thị phi để được làm Luật sư. Tất yếu, đã đương đầu thị phi thì Nguyễn Minh Tâm chấp nhận sống với bao niềm thảng thốt: “Công lý vốn dĩ công bằng/ Chả phân biệt ông với thằng đâu em/ Chỉ vì thời buổi nhá nhem/ Thì thằng, ông mới nhập nhèm thế thôi”.


Tập thơ "Ấm lạnh pháp đình" của luật sư Nguyễn Minh Tâm.

Với tập "Ấm lạnh pháp đình", nhà thơ Nguyễn Minh Tâm gieo vần điệu để phản ánh tâm tư Luật sư Nguyễn Minh Tâm như thế nào? Những câu thơ viết khi đọc hồ sơ vụ án, hoặc những câu thơ viết vào phút giải lao của phiên xét xử, đều chấp chới sự sẻ chia và sự xao xác. Ông thông cảm cho bị cáo: “Lời không đủ, em nói bằng nước mắt/ Giọt nước mắt của em làm rớt lệ bao người/ Nước mắt chảy giữa pháp đình lặng ngắt/ Có nước mắt nào chặt hơn thế, em ơi?” và ông xót xa cho bản thân: “Sân tòa bảng lảng hơi thu/ Phủ lên mấy chiếc xe tù lặng thinh/ Ngẩn ngơ mình tự hỏi mình/ Hơi thu có thấm chút tình phạm nhân?”.

Án tại hồ sơ chuẩn mực, hay án tại nhân tâm manh động? Câu hỏi ngỡ đơn giản mà muôn trùng oái oăm. Ở đời, chính hay bất chính phải căn cứ vào đạo đức, còn có lý hay vô lý phải căn cứ vào pháp luật. Vậy mà thực tế vẫn có những góc tối bàng hoàng:

“Biết thân chủ hàm oan mà bất lực

Có nỗi đau nào hơn thế nữa không?

Công lý khẽ mim cười chua chát:

- Ai bảo trong tim người máu cứ đỏ hồng?”

Và trước những trở trêu nhuốm màu uy quyền tranh thủ và quan hệ lắt léo, Nguyễn Minh Tâm bái vọng huyền thoại Bao Thanh Thiên xử án lừng lẫy triều Tống bên Trung Quốc: “Nhìn ông, tôi ước nước tôi/ Biết bao giờ có được thời của Ông?”.

Nhà thơ - Luật sư Nguyễn Minh Tâm trong hành trình “Ấm lạnh pháp đình” đôi khi như chơi vơi giữa bộn bề, đôi khi như thét gào giữa thinh lặng. Ông thầm khấn nguyện một không gian khác, không gian xoa dịu oán thù, không gian an ủi cay đắng: “Anh cứ nghĩ nếu anh làm thẩm phán/ Chắc chẳng bị cáo nào bị tử hình đâu/ Bởi anh xử bằng trái tim thì sĩ/ Và nỗi đau bạc phếch ở trên đầu".

Thơ và Luật là hai con đường song song, nhưng với Nguyễn Minh Tâm, vẫn có một điểm gặp nhau ở tinh thần bao dung, nhân ái. Và đó cũng là thái độ chọn lựa tử tế của ông: “Xin cảm ơn tất cả những người đang ghét, đang yêu/ Dành cho tôi những tháng năm đang sống/ Tôi, một hạt cát nhỏ nhoi bên bờ biển động/ Nhưng lúc nào cũng lấp lánh ánh bình yên”.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm