TIN TỨC
  • Truyện
  • Mảnh ghép yêu thương – Truyện ngắn Trần Kim Lợ

Mảnh ghép yêu thương – Truyện ngắn Trần Kim Lợ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1551 lượt xem

Thế Khoa có một mái ấm hạnh phúc bên cạnh Mỹ Hạnh. Họ thương nhau thuở còn cấp sách. Bị gia đình cấm cản, Khoa và Hạnh làm liều, Hạnh mang thai khi 2 đứa còn tay trắng, Hạnh phá thai vì tuổi đời mới 20, Khoa thì vẫn là một thợ chụp ảnh thuê tại một Studio. Sinh con ra, làm sao lo cho nó chu toàn?

– Em đau quá, anh ơi! Tiếng Hạnh rên la trong phòng mổ. Khoa nghe tim đau buốt, khi phá thai, Hạnh biết mình có vấn đề về tử cung nên tiền viện phí phát sinh. Khoa phải chạy vại khắp nơi mới lo xong. Hạnh dọn về chung sống với Khoa từ đó.

Những tưởng họ sẽ có một thiên đường nhưng hôn nhân là thực tế, cơm, áo, gạo, tiền,… Những lúc đèo nhau vòng quanh phố xá, ăn những tô mì gõ, những cây cá viên chiên, ly chè sâm,… thưa dần. Thay vào đó, là những giấc ngủ vùi, những lời gắt gỏng của Hạnh khi không mua được cây son, chiếc váy hoặc sự ngao ngán của Khoa mỗi lần bà Hà tới thu tiền trọ.

– Haiz! Tui tới thu tiền. Tiếng bà Hà, chủ nhà sang sảng.

– Chưa có. Bữa khác tới đi! Hạnh nói kiểu như bà chủ đi xin.

– Nè! Con này không phải đi xin mà cần cô bố thí! Tui thương cậu Khoa thật thà, dễ thương mới cho hai người mướn tới giờ. Bà bĩu môi: “Xía! Chứ cái loại người mất dạy như cô, tui đuổi lâu rồi. Vợ gì mà rửng mỡ, đua đòi, làm khổ chồng”.

Bị chửi “ngang hông”, Hạnh nhào lại tát bà Hà mấy cái liên tiếp. Hai bên giằng co, nắm đầu, bứt tóc.

– Mày nói gì, con già. Tao ăn hết của nhà mày hả. Cho mày chết! Hạnh thô lỗ.

Bà Hà đau nhưng vẫn “trả đũa” chẳng sót một câu. Hàng xóm bu lại can ngăn. Khoa cũng vừa về tới.

– Thôi nào! Hai người buông nhau ra đi! Còn em nữa, xin lỗi cô Hà đi. Khoa nói.

Hạnh bĩu môi, tru tréo:

– Xía! Anh thích thì xin lỗi bả, tui không rảnh!

– Em… Khoa thất vọng.

Sau ngày hôm đó, sự chán ngán gia đình chật vật càng hiện rõ trong đôi mắt Hạnh. Khoa không còn nhận ra một Mỹ Hạnh đằm thắm, đã cùng anh trải qua bao nhiêu gian khó.

– Tôi đi đây! Kể từ hôm nay hôn nhân của chúng ta kết thúc. Hạnh nói với Khoa bằng thái độ lạnh lùng.

– Nếu em đã quyết định rồi thì mọi chuyện cứ vậy mà làm. Anh đồng ý. Khoa thản nhiên.
Hạnh khá ngạc nhiên trước sự điềm tĩnh của chồng, cô cứ nghĩ anh sẽ đau khổ, sẽ níu giữ làm cô bực mình.

– Thì ra, anh cũng không hề hấn gì trước quyết định của tôi. Hạnh nói.

Khoa cười khẩy:

– Hứ! Vì anh biết từ lâu em đã không còn là vợ anh mà là bồ của ông Nhân, chủ nhà hàng Minh Anh. Anh không thể mang đến cho em thứ mà em cần. Chúc em hạnh phúc.

Hạnh sượng sùng, kéo nhẹ chiếc vali ra ngoài chiếc xe hơi cùng một người đàn ông trạc 50 tuổi (ông Nhân) đứng đợi. Khoa trông theo mà nghe cay cay nơi khóe mắt.

Một thời gian sau, Khoa chuyển hướng sang làm nhiếp ảnh cho đoàn phim. Anh gặp Minh Thư – nhà biên kịch trẻ, tài năng. Cô có mái tóc xoăn, nhuộm nâu, dài qua vai một chút, làn da trắng hồng, đôi mắt to tròn. Khoa chắc Thư đã “đốn tim” rất nhiều chàng trai.

Xe Thư đang chạy bon bon trên đường, phía sau có một bé gái 3 tuổi – Thiên Thư, con gái cô. Hai mẹ con nói, cười vui vẻ. Bỗng một đám thanh niên gặm trợn, chạy kè kè, song song với cô, rồi bất ngờ đá vào xe Thư, hai mẹ con té nhào xuống đường.

Bé Thiên Thư giật mình, khóc lớn. Khoa chạy đến dỗ con bé, còn Thư tay ôm đầu, choáng váng rồi lịm đi.

– Cô ơi, cô không sao chứ. Khoa lo lắng. Và bé con thì khóc ngày càng lớn.

– Mẹ ơi, “a, a,a”.

– Bé ngoan, chú thương nha. Khoa lúng túng, xoay người cô gái về phía mình. Anh càng bối rối khi nhận ra Thư.

Người đi đường nháo nhào, hiếu kỳ:

– Trời ơi tội quá! Sao chú không đưa vợ đi cấp cứu, mà còn ngồi như trời trồng vậy?

Khoa há hốc miệng chữ O:

– À… ờ… kêu giúp tôi chiếc taxi. Khoa vừa bế Thư lên taxi, đưa tay ra “nhận con” từ một người dân:

– Con gái, ba con nè. Người đi đường nói nghe ngọt sớt.

Khoa nhờ 2 người dân đèo giùm xe của “vợ chồng” anh về phim trường.

Lên xe rồi, Khoa lẩm bẩm: “Vợ con gì ở đây? Sáng đi nhớ xem phong thủy rồi mà trời”?

Rồi Khoa thoáng nhìn 2 mẹ con Thư, lòng bâng khuâng khó tả.

– Ôi, sao đầu mình như búa bổ! Thư nhăn nhó, nhổm người dậy.

– Cô cứ nằm đó, sắp đến bệnh viện rồi. Khoa nói.

Bé Thiên Thư đã ngoan ngoãn nằm gọn trong tay Khoa. Nhìn ánh mắt ngây thơ, đáng yêu, Khoa mỉm cười âu yếm: “Con gái ngoan”.

Thư lồm cồm bò dậy:

– Ơ… Xin lỗi anh, mẹ con tôi làm phiền anh quá! Anh đưa bé, tôi bế được mà.

Khoa xua tay, nhẹ nhàng:

– Không sao, cô đừng ngại! Vả lại con bé đang ngủ ngon, cứ để nó ngủ.

Thư chỉ bị thương phần mềm. Trong lúc ngồi chờ kết quả, Khoa vẫn “ôm con” khư khư.

– Vợ anh không sao. Chỉ cần thoa và uống thuốc theo đơn. Y tá dõng dạc.

– Cảm ơn cô. Khoa ngượng ngùng.

– Dạ anh này không phải… Thư ngại ngùng giải thích nhưng cô y tá đã đi vào trong.

Thư quay nhìn Khoa, lúng túng:

– Tôi xin lỗi anh.

Khoa xuề xòa:

– Có gì đâu. Cô đừng khách sáo.

Khoa và Thư có duyên làm việc cùng nhau trong nhiều dự án. Giờ nghỉ trưa, Khoa rủ:

– Mình ăn trưa nha.

– Anh không rủ bạn gái ăn cùng hả? Thư cười.

– Anh làm gì có bạn gái, ngoài… Khoa lấp lững.

Thư cũng thầm quý mến Khoa nhưng cô không tự tin khi mình đã là gái một con, với câu hỏi lởn vởn trong đầu: “Làm sao Khoa yêu mình được? Mày ngộ nhận rồi Thư ơi”!

Trở lại câu nói lấp lửng của Khoa, Thư nói:

– Đẹp trai, hòa nhã như anh, em không tin là chưa có bạn gái. Khai thật đi. Thư cười hóm hỉnh.

– Có. Nhưng anh và cô ấy chia tay lâu rồi, em à. Khoa đăm chiêu.

Dường như thấy mình kém duyên, Thư ngại ngùng:

– À… ờ…em xin lỗi.

– Có gì đâu. Chuyện cũ rồi mà. Em muốn nghe thì anh kể. Khoa chân thành.

– Em… Thư vẫn ngại.

– Không sao. Chuyện là… Khoa trút cạn tâm sự.

 

Thư không nghĩ Khoa từng có cuộc tình buồn như vậy. Cô chợt nghĩ về chuyện của mình: Thư cũng giống Hạnh, cô mang thai khi mới 23 tuổi với một đạo diễn có tiếng tâm nhưng Thư không may mắn như Hạnh, cô bị gia đình và người yêu từ bỏ. Thư mạnh mẽ vượt qua “búa rìu” dư luận, sinh con và nuôi con một mình….

Thư chợt rơm rớm nước mắt. Là tuýp đàn ông tinh tế, Khoa biết Thư cũng đang chạm tới tận cùng cảm xúc.

– Nếu em không ngại thì cứ trút hết ra, em sẽ đỡ hơn. Giọng Khoa ấm áp.

Thư như được tiếp thêm sức mạnh bởi sự chân thành của Khoa. Một cảm giác bình yên đến lạ. Cô bộc bạch hết tâm sự của mình.

– Tội nghiệp em. Nhưng từ nay, anh hứa sẽ cho em một hạnh phúc trọn vẹn. Em sẽ là người phụ nữ đúng nghĩa, chẳng phải “gồng mình” nữa đâu.

Nói rồi Khoa nắm tay Thư, cả hai dành cho nhau ánh mắt trìu mến. Nhưng Thư vẫn còn hoài nghi sự chân thành kia. Vì cô đã từng si mê, ngây dại nên chẳng còn tin vào tình yêu. Thư kéo nhẹ tay mình ra khỏi tay Khoa:

– Em xin lỗi. Em xúc động quá nên hơi quá đà.

Thư chạy thật nhanh, cùng với những giọt nước mắt lăn dài vì nỗi mặc cảm phận gái hư hèn.

– Thư, Thư! Khoa chạy theo cô đến bờ sông. Nước mắt Thư tuôn ra như suối, bật thành tiếng.

Khoa ôm Thư vào lòng, cổ họng anh cũng nghẹn lại, khe khẽ:

– Nín đi em. Anh hiểu mà. Chúng ta là 2 nửa trái tim chịu nhiều tổn thương. Mình hãy dùng tình thương để chấp nối nha em.

– Nhưng… Thư ngập ngừng.

Khoa che miệng Thư:

– Không sao! Anh yêu con người em, người phụ nữ mạnh mẽ và có chính kiến. Anh sẽ cùng em yêu thương bé Thiên Thư. Em đừng lo nghĩ nữa.

– Thật không anh? Thư cười, mãn nguyện.

– Sao lại không ? Vợ yêu.

– “Vợ yêu”? Sến quá nha. Thư chọc.

– Ừ. Kệ tui. Khoa cười, rồi kể cho Thư nghe chuyện hôm cô té xe.

– Rồi anh nói sao khi bị mọi người hiểu lầm chúng ta là vợ chồng? Thư hỏi.

– Thì anh “đơ” luôn chứ sao. Hì. Giờ mới thấy họ nói đúng, em ha.

– “Quỷ”, anh nè! Thư mỉm cười, ngả vào lòng Khoa.

***

– Mẹ không đồng ý! Mấy năm trước, con xáp vô con Hạnh, rồi sống buông thả, mẹ thương con mà không nói. Nay con rước một “con đàn bà”, lại đèo theo một đứa con. Trời ơi! Sao mẹ sống nổi hả con? Bà My giãy nảy.

Bà My từng có mối tình sâu đậm với một nghệ sĩ nhưng bà không thể thông cảm cho nghề nghiệp của ông (ba Khoa), cả hai chia tay. Bà luôn muốn con trai mình có cuộc hôn nhân vẹn toàn.

– Kìa mẹ! Mẹ cũng là phụ nữ, cũng từng… lẽ ra mẹ nên thông cảm cho những cô gái con từng yêu. Đằng này…. Khoa bực dộc.

– Đồ mất dạy! Tao nuôi mày từng này tuổi, chịu bao tủi nhục. Nay vì mấy đứa con gái hư mà mày chửi mẹ mày hả? Bà My tức, tát Khoa một cái như trời giáng.

Biết mình lỡ lời, Khoa hạ giọng:

– Con xin lỗi, con chỉ mong mẹ có cách nhìn thoáng hơn.

– Tôi không cần cậu dạy khôn! Tóm lại con dâu nhà này phải là con nhà danh giá. Bà My cương quyết.

– Haiz! Khoa bất lực với sự cố chấp của mẹ. Nhưng anh vẫn quyết lòng cưới Minh Thư.

Thư bận bịu ở nhà sau. Bé Thiên Thư đang ngồi vẽ ở nhà trước.

– Ngoan quá! Cháu cho bà hỏi, đây là nhà cô Thư phải không? Bà My hỏi con gái Thư.

– A, a, a…. Con bé khóc lớn khi gặp người lạ.

Bà My lúng túng, tiến lại gần trấn an nhưng Thư cũng vừa lên tới.

– Con gái mẹ, sao vậy con? Mẹ đây, mẹ đây! Ngoan, ngoan!

Bất chợt, ngước mặt lên, Thư thấy bà My:

– Dạ, xin lỗi bác, bác tìm ai ạ?

– À, tôi tìm cô đó. Cô là cô Thư? Vẻ mặt bà My “hầm hầm”.

– Dạ đúng ạ.

Bà My cao giọng, xài xể:

– Nhìn cô cũng xinh xắn mà sao hư hèn, không chồng mà có con, rồi nay mai đi dụ khị đàn ông khác về làm chồng. Thật! Tôi thấy xấu hổ giùm cô!

Thư đứng dậy, hằn hộc:

– Xin lỗi! Bác là ai mà vào đây xài xể tôi ? Tôi đoán, chắc bác cũng nhiều tuổi mà sao nói năng chợ búa quá!

– Hừ. Vậy mà con trai tôi đưa cô “lên tận mây xanh”, nào là cô hiền lành, lễ phép,… Xía!

Thư “xìu”:

– Dạ… con xin lỗi bác. Con không biết bác là mẹ anh Khoa.

– Hứ! Không sao, cũng nhờ vậy mà tôi biết cô… “ngoan hiền” đến mức nào. Bà My nói “gai”.

– Thôi, tôi vào thẳng vấn đề, cô thì “tay bồng, tay bế” mà con tôi là… “trai tân”, tôi muốn có đứa con dâu danh giá. Cô hiểu ý tôi chứ? Chào cô! Bà My cao giọng, hất mặt lên và đi một mạch ra khỏi nhà Minh Thư.

Thư ôm con, rưng rưng, cười buồn, nhớ lại những giây phút mẹ con cô hạnh phúc bên Khoa.

– A, chú Khoa, chú Khoa! Mẹ ơi! Bé Thiên Thư reo mừng, chạy đến ôm Khoa.

– Bé Thư! Lại đây với mẹ! Đừng làm phiền chú, nghe không ?

Con bé cố chấp:

– Hông! Con muốn chú Khoa à.

– Ờ… ờ…. Khoa cụt hứng trước vẻ mặt cau có kỳ lạ của Thư.

Khoa sờ trán Thư, âu yếm:

– Em mệt hả? Công việc trục trặc hả em hay em bị nhiễm covid, em đã test chưa?

Thư hằn hộc:

– Em khỏe, em khỏe, em chưa chết! Được chưa?

– Em lạ thật! Anh sai khi quan tâm em hả? Khoa bực.

Thư quay mặt qua hướng khác nhưng Khoa vẫn thoáng thấy Thư khóc.

– Anh xin lỗi, có chuyện gì, nói anh nghe. Khóc không giải quyết được gì, chúng ta lại xảy ra bất hòa.

Thư lau vội nước mắt, giựt bé Thiên Thư trên tay Khoa:

– Anh về đi! Từ nay chúng ta kết thúc. Về mà chọn cho mẹ một nàng dâu vẹn toàn. Em không xứng đáng với anh đâu. Những giọt nước mắt của cô bắt đầu giàn giụa.

Khoa tức giận mẹ mình:

– Hừ! Anh hiểu rồi! Anh nói em biết, anh nhất định sẽ không buông tay em. Vừa nói, anh vừa xoay người Thư đối diện với mình, giọng quyết đoán.

Khoa phóng xe về nhà và dĩ nhiên hai mẹ con “bất phân thắng bại”, vẫn cái tật áp đặt và lấn át con cái, bà My gào lên:

– Úi trời! Vì một con đàn bà hư mà nó chửi mẹ nó. Nó cho mày ăn bùa mê rồi phải không?

– Kìa mẹ! Thư không phải là người không hiểu chuyện. Cô ấy đòi chia tay con để con làm vừa lòng mẹ. Nhưng con không thể! Con xin lỗi mẹ. Khoa bỏ về phòng, mặc cho bà My tức tối.

Thư xin nghỉ ở hãng phim, cô cũng dọn đi nơi khác. Khoa dò tìm qua những người bạn của Thư suốt một thời gian dài.

– A lô, Minh Thư có liên lạc với em không?

– Em biết địa chỉ mới của Thư thì cho anh nha.

– ….

Khoa mòn mỏi trong vô vọng, anh thấy mình quá hèn nhát khi không thể cho những người phụ nữ đi qua đời mình một hạnh phúc. không tiền, anh mất Mỹ Hạnh, khi khấm khá, chu toàn được cuộc sống, tìm được một nửa của mình là Minh Thư thì anh lại không bảo vệ được nàng trước sự khống chế của mẹ.

– Khoa đâu?! Cậu làm ăn “sống nhăn” vậy đó hả? Tôi nói cậu phải canh góc máy để cô dâu – chú rể có được tấm hình cưới đẹp cho phim mà cậu lộn hồn, lộn vía, chụp hình như “cu ly”, mới vô nghề! (ông Thành – đạo diễn quát tháo khi Khoa lơ tơ mơ).

– Ừ! Tôi là vậy đó! Tôi còn là thằng “bám váy mẹ”, nhu nhược. Ông chửi thêm đi! Hừ! Khoa nổi đóa, làm ông đạo diễn ngơ ngác, nhìn anh từ đầu tới chân: Gì vậy, “ông nội”?

Khoa hằn hộc, bỏ đi. Đoàn phim xì xào: “Tui nghe đồn vì bà Thư có con riêng, mẹ ổng phản đối ghê lắm,… “Vậy hả? Hèn chi…”

Đạo diễn nghe qua, ông có phần cảm thông, ông định bụng sẽ giúp Khoa có được địa chỉ của Thư.

Giờ cơm trưa, ông Thành ra bờ kè, tiến lại ghế đá, nơi Khoa ngồi thả hồn. Anh nhìn lên bầu trời, suy tư: Thư ơi! Mẹ con em đang ở đâu? Anh nhớ em lắm! Em biết không? Khoé mắt rơm rớm. Tiếng đạo diễn làm Khoa giật mình, lau vội giọt nước mắt yếu đuối.

– Tính ngồi đây than thở hoài sao? Haiz! Tôi hiểu lòng cậu (ông vỗ vai, chia sẻ). Thời trẻ, tôi cũng có mối tình sâu đậm nhưng gia đình cô ấy không thích phường “xướng ca vô loài”. Dù chúng tôi yêu nhau nhưng cô ấy luôn ghen tuông vì nghề nghiệp của tụi mình. Và… ông đạo diễn rưng rưng. Cuối cùng, chẳng biết ai an ủi ai. Hai người đàn ông chợt phì cười, vỗ vai nhau.

Từ đó, ông Thành và Khoa trở nên thân thiết. Sau những giờ nghỉ trưa, ông Thành thường mua thêm một phần cơm cho Khoa. Ông hứa giúp anh có địa chỉ của Thư.

– A lô, anh Hòa hả? Anh có số điện thoại và địa chỉ của biên kịch Minh Thư, nhắn cho tôi nha. Ông Thành nói.

– Vâng! Tôi sẽ tìm rồi nhắn lại cho anh. Ông Hòa trả lời.

Ông Thành lần lượt cho đồng nghiệp nhờ họ giúp.

Từ ngày Thư “bặt vô âm tín”, ngoài công việc, Khoa chán nản làm bạn với rượu. Khoa luôn về nhà với dáng liêu xiêu, say khướt.

– Coi chừng té! Để mẹ dìu con lên phòng. Sao phải khổ vậy con? Bà My buồn bã, nắm tay con trai.

– Hừ! Buông con ra! Chẳng phải như vầy là đúng ý mẹ rồi sao? Lưỡi Khoa đã ríu lại.

Bà My khóc khi Khoa trách mẹ. Khoa cũng quá mệt mỏi không thèm để tâm. Anh tự mình đi liêu xiêu lên phòng.

Đêm đó, bà My thao thức, thương con: “Chẳng lẽ mình đã sai. Không… không mình chỉ muốn nó hạnh phúc hơn mình”. Miệng thì bà nói vậy nhưng nhìn con với bộ dạng xốc xếch, say mèm. Bà My thương con vô cùng!

Bà My nấu phở, bưng ra bàn, vui vẻ:

– Ăn rồi đi làm, con.

Khoa lạnh lùng:

– Dạ con có hẹn ăn sáng với bạn rồi.

Nói rồi, Khoa vội vã đi và khép cổng lại. Bà My trông theo, nhìn lại tô phở mình cất công chuẩn bị cho con mà khóe mắt rưng rưng. Bà lẩm bẩm: cố chấp y chang ba nó. Haiz!

Bà My thay quần áo, đón taxi đến khu nhà trọ cũ của Minh Thư, với hi vọng dò tìm được địa chỉ mới của cô. Mọi thứ vẫn vô vọng. Bà My đi xe ôm về nhà và mắc một trận mưa lớn, bà sốt, nằm li bì.

– Mẹ ơi, dậy ăn cháo rồi uống thuốc nha mẹ. Khoa nhẹ nhàng, đỡ mẹ dậy, bưng tô cháo thương hàn, vừa thổi, vừa đút cho mẹ.

– Cháo ngon không mẹ? Lần đầu con vào bếp nên… Khoa ái ngại.

– Ngon, ngon lắm con. Mẹ xin lỗi con. Bà My cảm động, xoa đầu con.

– Kìa mẹ, có gì đâu mà mẹ xin lỗi con. Mẹ con mình đều có cái lý của mình mà. Con chỉ mong mẹ chấp nhận chuyện của tụi con. Minh Thư là cô gái mạnh mẽ nhưng chịu quá nhiều thiệt thòi. Con yêu cô ấy.

– Mẹ hiểu. Mẹ sẽ tác hợp cho 2 đứa và xem con nó như ruột thịt. Bà My nhẹ nhàng đặt tay bà lên tay con.

– Thật không mẹ? Khoa mừng rỡ.

– Mẹ nói thật. Nét mặt bà My vui hẳn.

Có tiếng chuông cửa, Khoa đặt tô cháo xuống, ra mở cửa cho ông Thành.

– Chào anh, sao anh biết nhà tôi ở đây? Khoa thân thiện, rót nước mời ông Thành. Tiếng mẹ Khoa, vọng ra: “Khoa ơi, cho mẹ ly nước đi con”.

Khoa vào trong, rót nước cho mẹ rồi quay ra tiếp chuyện cùng đạo diễn. Lúc chờ Khoa, nghe giọng nói của mẹ anh khá quen, ông Thành bắt chuyện: “À… ờ…, người trong phòng là mẹ cậu hả”?

– Dạ anh, mẹ đang bệnh nên không ra chào anh. Hì.

Bất giác, ông Thành ngắm Khoa từ đầu tới chân: “Sao mà giống…”

Ông Thành nói thầm trong lòng. Ông yên lặng, ngắm Khoa thật lâu. Khoa quơ tay qua lại trước mặt ông Thành.

– Anh Thành, anh không sao chứ?

– À… ờ… tôi không sao. Chắc là bị cảm nắng.

– Anh uống nước vô đi. Mùa này, cảm thông thường cũng dễ bị nhiễm Covid. Khoa nói.

Ông Thành lại nhìn Khoa lom lom khi thấy sợi dây chuyền của anh, khắc chữ “T & M”.

Thấy đạo diễn “là lạ”, Khoa bất giác cũng ngó xuống cổ của mình, anh xuề xòa:

– À, sợi dây chuyền được ba mẹ tặng từ khi tôi còn nhỏ. Lên Đại học, tôi làm lại dây, giữ nguyên mặt dây chuyền.

Ông Thành gật gù:

– À.

Nhưng sự hoài nghi cứ dấy lên trong lòng khi ông nhớ lại ngày tiễn đưa của mình với người yêu:

– Mai anh đi học bên Singgapore, anh tặng em sợi dây chuyền khắc tên 2 đứa. Đêm trước đó, ông Thành đã có những giây phút mặn nồng bên người yêu và ông đi biền biệt. Khi đã là một đạo diễn danh tiếng, ông trở về quê thì người yêu cũng bỏ xứ ra đi. Ông hỏi ra thì biết nàng có thai. Nỗi day dứt cứ theo ông suốt ngần ấy năm trời. Nỗi niềm ông từng trải lòng với Khoa chỉ là một nửa sự thật… Nét mặt ông Thành trầm ngâm. Trở về hiện tại, ông nói:

– Tôi đến đưa cho cậu địa chỉ của cô Thư, địa chỉ chính xác đó! Ráng mà nắm chặt tay nhau. Tôi sẽ không giúp cậu chuyện này thêm lần nào nữa đâu. Ông Thành mỉm cười, vỗ vai Khoa.

– Cảm ơn anh! Cảm ơn anh rất nhiều! Khoa cầm tờ giấy, reo lên như một đứa trẻ.

Ông Thành cứ miên man trong sự nghi ngờ rằng người đàn bà – mẹ Khoa, có phải là bà My và Khoa có phải là kết quả của giây phút mặn nồng? Ông quyết tâm tìm ra sự thật. Sau giờ làm việc, ông âm thầm theo chân Khoa. Ông thấy Khoa đưa mẹ đến quán nước, chạy bộ cùng bà. Sau vài lần “theo dõi”, ông cũng nhìn rõ mặt người xưa: bà My – mối tình sâu đậm của ông. Ông không ngờ một người có vẻ ngoài cố chấp, khô khan như bà My mà lại dành cho ông cả tuổi thanh xuân, nuôi dạy con ông và chung thủy với ông một đời. Ông đứng sau lùm cây, len lén nhìn mẹ con bà My. Đôi mắt già ươn ướt:

– Tôi xin lỗi, đã để bà chịu khổ. Vậy mà thời trẻ, tôi luôn trách bà thiếu dịu dàng, không biết thấu hiểu. Tôi sai rồi.

– A, mẹ bắt được bé Thư rồi! Tiếng của Minh Thư vui đùa với con gái.

– Tại con trốn chưa xong nên mẹ mới bắt được con mà! Bé Thiên Thư lém lỉnh trả lời mẹ.
Nhìn nụ cười ngây thơ, ánh mắt trong veo của con, Thư mãn nguyện với hiện tại. Nụ cười chợt tắt lịm khi cô nhớ đến Thế Khoa:

– Giờ cuộc sống của anh ra sao? – Chắc ổn! Anh chắc đã có một tổ ấm viên mãn. Chỉ có em, mỗi ngày nhớ anh trong vô vọng. Thư độc thoại với mình, cô gồng mình, mạnh mẽ nhưng sao khóe mắt rưng rưng.

– A, chú “Pha”, chú “Pha” tới kìa mẹ! Thiên Thư mừng rỡ, gọi mẹ.

Khoa bế con gái, từ từ đi về phía Thư, Thư khựng lại, nhìn Khoa, cô vừa xúc động, vừa ngỡ ngàng. Chân cô muốn chạy thật nhanh đến bên Khoa, ôm anh thật chặt cho thỏa nỗi nhớ thương nhưng lời nói của mẹ Khoa, làm chân cô chùng lại.

– À,… ờ anh vẫn khỏe? Thư ngại ngùng.

– Anh khỏe. Nhưng chỉ ở thể xác thôi. Tâm hồn thì….

Thư quay mặt đi, ngại ngùng, im lặng.

– Em không thắc mắc câu trả lời lấp lửng của anh sao? Khoa nói.

– Không. Giọng Thư ỉu xìu.

Khoa đặt bé Thư xuống, bảo con bé ra ngoài chơi. Anh tiếp tục câu chuyện của mình với Minh Thư:

– Ngày em đi, anh chỉ có công việc và rượu. May nhờ có anh Thành – đạo diễn giúp đỡ anh mới biết em ở đây. Mẹ cũng đã thông cảm cho mình. Về với anh nha em. Khoa nhẹ nhàng vuốt lên tóc và má Thư.

– Nhưng… Thư vẫn e ngại.

– Không “nhưng nhị” gì nữa. Hai năm qua, tình yêu anh dành cho em vẫn vẹn nguyên, cảm giác nhớ thương vẫn da diết. Em từ chối, trừ khi em không còn yêu anh. Khoa vừa quyết đoán, vừa ranh mãnh, trìu mến nhìn Thư.

– Không! Em yêu anh, yêu anh rất nhiều. Thư làm “một dây” như pháo đại liên, đến nỗi cô không biết mình nói gì.

Khoa cười, ôm chặt Thư vào lòng: “Anh biết, mình không chọn sai người. Cám ơn em”.

– Nhưng anh có chắc là sẽ không vì “lời ong tiếng ve” mà buông tay em chứ? Thư “thẩm định” lại.

– Đúng vậy! Bà xã.

***

Khi mọi thứ cho hôn lễ của Khoa và Thư đã sẵn sàng thì Tuấn Minh (ba bé Thiên Thư) quay về muốn nhận lại con và nối lại tình xưa với Minh Thư, với lý do “kèm theo” là mẹ anh đang bị chứng Alzheimer, bà một mực nói Thư là con dâu, muốn được cô chăm sóc. Vốn là người nhân hậu nên dù Thư đã xác định chọn Khoa nhưng cô vẫn có lòng trắc ẩn dành cho mẹ con Tuấn Minh.

Nhà Tuấn Minh, căn nhà cao tầng sang trọng, rộng rãi. Có tiếng chuông cửa, Minh hớn hở chạy ra mở cửa đón mẹ con Thư.

– Ưm, ba nhớ con gái quá. Minh hôn con.

Rồi tiếp tục làm hành động đó với Minh Thư, cô khó chịu, đẩy nhẹ tay Minh ra:

– Em sắp kết hôn, chúng ta nên giữ khoảng cách.

Minh vẫn “giả điên”, anh nói chuyện với con nhưng ánh mắt hướng về Minh Thư, dò xét phản ứng của cô:

– Mẹ còn giận ba, ba hứa sẽ làm cho mẹ nguôi giận, con gái ha.

Thư bực ra mặt:

– Anh thôi đi! Em đến thăm mẹ vì còn chút nghĩa xưa, giữa tụi mình lại có bé Thiên Thư. Ngoài ra, em không còn chút tình yêu nào với anh hết.

– Em nói dối! Nếu không còn yêu anh, sao em vẫn sinh con cho anh? Dù ngày đó….

Minh khựng lại vì ngày ấy, chính anh xúi cô phá thai, cùng anh phát triển công việc nghệ thuật.

– Sao? Anh không đủ can đảm nói hết câu phải không? Ngày đó, tôi ngu dại tin vào lời đường mật thì anh là thằng tồi! Anh bỏ mặt mẹ con tôi để chạy theo danh vọng… Thư tức giận.

– Em à, anh biết anh sai rồi. Cho anh cơ hội nha. Minh vẫn lì lợm.

– Xin lỗi, tôi đã dành trọn tim mình cho anh Khoa. Thư dõng dạc, dứt khoát.

Minh hết kiên nhẫn, bỏ con gái xuống. Anh xoay người Thư về phía mình, lay vai cô thật mạnh:

– Hừ! Lại là cái thằng nhiếp ảnh mạt hạn! Anh là một đạo diễn danh tiếng, là ba của Thiên Thư, đủ sức chu toàn cuộc sống gia đình mình. Em lại đi chọn nó. Em điên rồi!

– Anh buông tôi ra! Tôi quay lại với anh, tôi mới là người điên! Chào anh!

Minh ôm chầm lấy Thư, hôn ngấu nghiến như một tên “biến thái”, mà quên là có mặt con gái ở đó. Thư vung tay, tát Minh đau điếng, máu chảy ở khóe môi. Thư bồng con, nhanh chân ra cổng. Minh ngồi bẹp xuống, ôm miệng, nhìn theo hậm hực:

– Được lắm!

Khoa đang loay hoay dọn dẹp thì Thư bồng con, sà vào lòng Khoa khóc trong sợ hãi.

– Có chuyện gì mà em hoảng hốt dữ vậy? Khoa hỏi.

Thư vẫn chưa “hoàn hồn”, nước mắt tiếp tục giàn giụa.

– Hồi nãy, ba mẹ cãi nhau, mẹ đánh ba, rồi tự nhiên mẹ “hóc” đó chú “Pha”. Thiên Thư thỏ thẻ.

– Ờ,… à vậy hả con. Giờ con ra thềm chơi với em gấu bông, để chú nói chuyện với mẹ ha.

– Dạ.

– Con ngoan!

Khoa xoa đầu, trìu mến nhìn con bé.

Thư ngồi trên sofa, đôi mắt vẫn rơm rớm. Khoa ngồi dưới chân Thư, tay chặm nước mắt, nhìn nàng xót xa:

– Anh hiểu rồi. Haiz! Anh cũng đang có chuyện rối lòng, em à.

Thư lau vội nước mắt, hỏi:

– Chuyện gì anh?

– Giống như câu chuyện em. Mỹ Hạnh đã quay về nhưng cô ấy bị nhiễm HIV, lại đang đèo theo đứa con trai 3 tuổi. Cô ấy tìm đến xin mẹ và anh tha thứ và hãy thương cô ấy mà nói với thằng bé anh là cha của nó. Haiz!

– Còn ba thằng bé? Thư hỏi.

Khoa tiếp tục thở dài:

– Sau khi chia tay anh, Mỹ Hạnh sống buông thả, trong một lần say bí tỉ, cô ấy bị một “đám ma cô” cưỡng bức và bé Nghĩa (con Hạnh) ra đời nên cô ấy cũng không biết đích thị cha thằng bé là ai, em à. Thời gian của cô ấy không còn nhiều, nên cầu xin anh như vậy để thằng bé có chỗ nương tựa.

Thư bỗng nổi cơn ghen thình lình:

– Rồi giờ anh tính gì? Chia tay em để về với Hạnh cho anh không ray rứt phải không?

– Em sao… lãng nhách! Nếu có ý đó, anh đã không bộc bạch với em! Khoa “khùng” theo.

– Em đến chăm sóc cho mẹ Tuấn Minh, anh khó chịu nhưng rồi anh vẫn thông cảm vì anh tin em sẽ không buông tay anh. Còn em thì sao? Khoa bực.

– Phải! Em ích kỷ đó! Vì em yêu anh. Thư khóc.

Khoa cảm động ôm nàng vào lòng, vuốt ve, âu yếm:

– Anh hiểu rồi. Mình sẽ cùng nhau vượt qua, em nha.

Thư tựa đầu vào ngực Khoa, lâng lâng niềm hạnh phúc.

Động viên nhau là thế, nhưng cả 2 rất mệt mỏi và áp lực. Tình và nghĩa khiến họ không thể dứt khoát.

– Rầm!

Khoa vừa chạy xe, vừa suy nghĩ. Hai tên, mặt mày quặm trợn. Một tên quan sát, tên còn lại đá ngã xe Khoa. Trời tối, hai tên dùng gậy đánh nhiều đòn vào người Khoa, Khoa kêu cứu, nghe tiếng mọi người, một tên rút dao đâm Khoa, máu chảy ướt đẫm cái áo sơ mi trắng. Chúng nhanh chân, rồ ga chạy thoát, trước khi cơ quan chức năng đến hiện trường.

– Reng! Reng! Chuông điện thoại của Thư reo giữa đêm. Màn hình hiện lên “Anh yêu”, giọng Thư ngáy ngủ:

– Em nghe. Bộ nhớ em lắm sao, 12 giờ đêm còn gọi? Anh hư lắm nha.

– À. Tôi là công an gọi từ hiện trường. Chủ số máy này đang bị thương rất nặng. Đồng nghiệp của tôi đang đưa anh ấy vào viện. Một cán bộ nói.

– Dạ tôi đến ngay. Thư cố giữ bình tĩnh nhưng vẫn không giấu được sự mếu máo trong giọng nói.

Thư nhờ hàng xóm trông giúp con gái, rồi “ba chân, bốn cẳng” chạy tới hiện trường, đưa Khoa đến bệnh viện bằng xe cứu thương. Còi xe hú vang trời! Tim Thư như ngừng đập, nhìn Khoa trong phút “thập tử nhất sinh”, nước mắt cô không ngừng tuông. Thư nằm lên người Khoa, mặc cho trên người anh là ống thở oxy, máu me ướt đẫm. Thư vốn rất sợ máu.

Khoa hôn mê sâu, có tỉnh lại thì anh cũng sẽ sống đời thực vật. Lời tiên liệu của bác sĩ. Khoa cần tiếp thêm máu nhưng người thân lại không ai có cùng nhóm máu. Tiếng y tá khẩn trương:

– Bệnh nhân cần truyền máu, ngoài những người có mặt thì ai thuộc nhóm máu AB Rh? Đây là nhóm máu hiếm, ngân hàng máu của bệnh viện vừa hết. Tình hình rất xấu, gia đình khẩn trương nhé!

Bà My khụy xuống, nức nở:

– Con ơi!

– Mẹ, mẹ đứng dậy đi mẹ, anh Khoa nhất định sẽ không sao mà. Thư khóc.

Như có tia sáng lóe lên, Thư nhớ có lần ông Thành cũng bị thương, cô đưa ông đến bệnh viện, liếc ngang kết quả xét nghiệm, cô biết ông cũng thuộc nhóm máu AB Rh.

– Anh Khoa được cứu rồi mẹ ơi! Thư mừng, rút điện thoại gọi cho ông Thành.

– Được, được tôi đến ngay! Ông Thành lo lắng.

– Ông… ông…. Bà My sửng sốt, xém ngất.

– Sẽ nói chuyện sau. Giờ cả nhà tập trung lo cho thằng Khoa nha bà. Ông Thành rất lo nhưng vẫn từ tốn.

– Bác sĩ nói con mình sẽ sống cuộc đời thực vật, ông à. Bà My òa khóc.

Ông Thành nghe tim mình thắt lại. Ông khẩn trương tiếp máu cho con.

Ông Thành ra khỏi phòng tiếp máu. Thư dìu ông qua ghế, bà My và con dâu vẫn như người mất hồn.

– Con có biết ai là kẻ hãm hại thằng Khoa không con? Ông Thành hỏi Thư.

– Dạ con không biết. Con nghe tin từ một cán bộ công an, rồi cùng họ đưa ảnh vô đây. Giọng Thư nghẹn lại.

Bà My “lái” qua câu hỏi bâng quơ, tránh cho Thư xúc động:

– Rồi bé Thiên Thư con gửi cho ai?

– Dạ chị hàng xóm, mẹ ạ.

Chợt bà My nhìn sang ông Thành, tiếp lời:

– À, đây là ba thằng Khoa đó con.

– Dạ mẹ. Tụi con đã làm việc với ba trong nhiều phim. Thư nói.

Cánh cửa phòng cấp cứu hé mở, Thư cùng bác sĩ đẩy Khoa về phòng. Ông Thành và bà My theo sau, đôi mắt già rưng rưng.

Một tháng, hai tháng, ba tháng,… Khoa vẫn “im lìm”, mặc cho người thân nhìn anh, đau xót.

– Xin lỗi, tôi cần gặp gia đình để hỏi thêm về việc anh Đặng Thế Khoa bị nạn. Cán bộ công an nói.

– Thưa các anh, con trai tôi nó nằm “bất tỉnh nhân sự” gần 4 tháng rồi. Chúng tôi không có tâm trạng hợp tác điều tra. Và tôi nghĩ nó cũng không cần thiết. Ông Thành đưa tay lên chặm nước mắt.

Nghe ông Thành nói, bà My nổi đóa:

– Ông nói vậy mà nghe được sao? Ông đúng là không có trái tim! Tại sao việc điều tra là không cần thiết? Tôi quyết vạch trần kẻ sát nhân! Ông nghe rõ chưa? Bà My đau đớn, gào thét.

Thư khóc, ôm mẹ chồng:

– Được rồi mẹ.

Ông Thành tiễn chân các anh công an.

Mỹ Hạnh dựng lên “vở kịch đáng thương” rằng mình bị nhiễm HIV, con trai không cha, hòng chiếm lại tình cảm của Khoa. Cô thuê giang hồ “xử” Thư. Không ngờ, bọn “giang hồ miệt vườn” đã lấy tấm ảnh của Khoa và Thư chụp cùng nhau, “mắt nhắm, mắt mở”, chúng đã ra tay nhầm.

Thư nhớ lại thái độ hậm hực, háo thắng của Tuấn Minh khi quyết tâm giành lại mình nên hơn 50%, cô nghĩ anh là thủ phạm.

– Tuấn Minh! Anh ra đây nói chuyện với tôi! Anh là thứ đàn ông tồi, rất tồi! Thư nhấn chuông cửa nhà Minh inh ỏi.

– Nè, em làm gì vậy? Muốn gây sự với anh sao? Thằng chồng yêu quý của em, nó chết ở đâu rồi? Minh gắt gỏng, mỉa mai.

“Vế sau” câu nói của Minh khiến Thư càng nghi ngờ, cô sấn tới túm cổ áo Tuấn Minh:

– Khốn nạn! Có phải anh cho người ám sát anh Khoa không?

– Em làm gì vậy? Anh không hèn như em nghĩ, dù có yêu em, ghét nó thì anh cũng phải giữ tiếng trong nghề. Nó chết, mấy tay nhà báo để anh yên? Em khùng vừa thôi! Minh nổi đóa.

– Hừ ! Đó là anh nói. Tôi chưa tin đâu! Thư hậm hực, quay đầu đi.

– Khùng! Minh nhìn theo, giũ lại cổ áo.

– Dạ…. dạ… chị hai. Một tên giang hồ run lẩy bẩy khi gọi điện báo với Hạnh chuyện “xử lý” nhầm.

– Trời ơi! Một lũ ăn hại! Hạnh quát lớn.

Bà My nghe Hạnh lớn tiếng, bà hỏi:

– Có chuyện gì vậy?

– Dạ không có gì. Có mấy “số rác”, gọi làm phiền, bực ghê đó bác. Hạnh “giả nai”.

Từ ngày Hạnh bị “nhiễm HIV, không nơi nương tựa, v.v….” Cô được mẹ Khoa cho tá túc và Hạnh có cơ hội “diễn”. Cô đang lo lắng công an sẽ “sờ gáy” mình. Hạnh giả vờ đau khổ, trách móc Minh Thư:

– Tại cô tất cả! Nếu đêm hôm đó anh Khoa không đến nhà cô thì đâu ra nông nỗi ?

– Cô nói gì? Thư hỏi.

– À…ờ… Ý tôi là nếu hôm đó ảnh ở nhà thì đã không như vậy.

Hạnh để điện thoại ở nhà, bé Nghĩa đang cầm xem phim hoạt hình. Chuông reo lớn, thằng bé chạy xuống nhà sau đưa điện thoại cho bà My:

– Bà ơi, điện thoại.

– Ngoan! Bà My xoa đầu bé Nghĩa.

– A lô, bà chị tính lẹ đi. Đừng để tụi này đến tận nhà thằng Khoa, nói toẹt ra là chính bà đã thuê tụi này ám sát vợ chồng nó. Tên giang hồ hăm dọa.

– Hứ! Một lũ khốn nạn! Tao biết hết rồi, tụi bay cút đi!

Tên đàn em hú vía, tắt máy khi mọi chuyện bại lộ.

Bà My giận tím người, tức tốc đón taxi đến bệnh viện. Vào viện. bà My sấn tới tát vào mặt Hạnh tới tấp:

– Cô dang ra! Đồ rắn độc!

Thư cũng từ căn-tin bước vào:

– Có chuyện gì vậy mẹ?

– “Con hồ ly”! Có phải chính mày làm con tao như vầy không? Bà My trừng mắt, tay chỉ vào mặt Hạnh, chẳng để ý đến Thư.

– Phải! Tôi làm! Nhưng tôi không ra tay với anh Khoa mà là cô! Hạnh chỉ tay vào mặt Thư.

– Tại sao? Thư vừa ngơ ngác, vừa bức xúc.

Hạnh cười khẩy:

– Cô đừng giả nai! Anh Khoa là của tôi, cô lại là cô dâu? Cô tỉnh chưa, con nai vàng ngơ ngác?

– Tôi thật không ngờ cô khốn nạn như vậy! Cô trả lại cho tôi một Thế Khoa khỏe mạnh đi!

Thư lay tay Hạnh thật mạnh và tát Hạnh một cái đau điếng. Hạnh giơ tay đáp trả, bà My ngăn lại, rồi cũng tát Hạnh một cái.

Hạnh xoa má, đôi mắt “hình viên đạn”:

– Được lắm! Các người chờ đi!

Theo lời bác sĩ, Thư thường xuyên nói chuyện, khơi lại kỷ niệm giúp Khoa sớm có lại ý thức.

– Anh nè, anh nhớ anh nói dù thế nào cũng không buông tay em. Mình sẽ cùng xây nên một tổ ấm và sẽ có cả “một đội bóng” không? Anh phải giúp em biến giấc mơ thành hiện thực, anh nha. Thư nắm tay Khoa, áp vào má mình, giọt nước mắt lăn dài.

Chợt cô cảm nhận bàn tay Khoa nhúc nhích, tiếp theo là bàn chân anh bắt đầu cử động.

Thư như vỡ òa niềm hạnh phúc:

– Ba mẹ ơi, bác sĩ ơi! Anh Khoa ….

Nghe tiếng Thư, mọi người kéo vào. Ông Thành: “Chuyện gì vậy con”?

– Dạ con vừa thấy Khoa cử động đó ba mẹ.

– Con đi gọi bác sĩ đi. Bà My vui mừng.

Bác sĩ kiểm tra và kết luận: “Xin chúc mừng! Bệnh nhân đã hồi phục. Kỳ tích”!

Thư cùng Khoa dạo trong khuôn viên bệnh viện, khẽ vuốt tóc, rồi hôn lên má Thư, Khoa nói:

– Anh muốn mình mãi như vầy, không rời nhau nửa bước.

– Thôi, cha nội. Anh muốn em chết vì sợ hay sao mà đòi “mãi như vầy”?

Khoa cười, ấn nhẹ mũi vợ:

– À há. Ghẹo anh ha. Được rồi, em chết với anh.

– Đố anh bắt được em. Thư ranh mãnh.

Khoa giả vờ đau, ôm bụng:

– Ui da.

Thư vội vàng:

– Anh đau hả?

Khoa cười lớn, vòng tay ôm lấy vợ:

– Anh không sao. Em chạy lẹ quá, anh phải giả vờ. Hì.

– Anh thiệt tình. Thư cười.

Mọi việc sáng tỏ. Hạnh và đồng bọn bị xử lý theo pháp luật. Trước vành móng ngựa, Hạnh nói lời xin lỗi với gia đình Khoa và xin vợ chồng anh giúp cô nuôi bé Nghĩa khôn lớn.
Hôn lễ của Khoa và Thư diễn ra vô cùng ấm cúng. Vợ chồng anh yêu thương bé Nghĩa như con ruột.

– Trưa nay mấy cha con ăn gì, mẹ nấu? Thư hỏi chồng và 2 đứa nhỏ.

– Bánh canh cua

– Hủ tiếu bò viên, ạ.

Khoa trìu mến nhìn các con:

– Được mẹ chiều ghê ta.

– Ba thì ăn gì cũng được, miễn là mẹ nấu. Khoa “bệu” má Thư.

Lũ trẻ phá lên cười làm Thư mắc cỡ.

***

Thư dạo qua hàng cua, cô bỗng nôn ọe và ngất đi. Khoa nhận được điện thoại, anh chạy như bay đưa cô vào bệnh viện.

Ngồi hàng ghế chờ, Khoa như bị kiến cắn, anh cứ đứng lên, ngồi xuống, hai tay đan vào nhau. Cửa phòng cấp cứu mở. Khoa hỏi dồn:

– Vợ tôi có sao không? Cô ấy tỉnh chưa ạ? Tôi vào được không?

– Cô ấy có thai 3 tháng rồi. Nhưng có một khối u khá lớn ở tử cung. Khối u này sẽ lớn dần theo thai nhi. Một là giữ được em bé thì khối u di căng, tính mạng mẹ nguy hiểm. Hai là, khối u lớn, gây sức ép lên thai, đứa bé cũng khó giữ. Gia đình nên lưạ chọn phương án thích hợp, càng sớm càng tốt!

Khoa nghe như đất sụp dưới chân, ngồi phụp xuống ghế, giọng anh ríu lại:

– Chúng tôi sẽ sớm đưa ra quyết định.

Khoa cố tỏ ra bình thường để mọi người vui được lúc nào hay lúc đó. Thư nói: “Bác sĩ bảo em có thai phải không? Em biết mà! Từ nay em sẽ cẩn thận hơn, anh ha”.

– À… ờ… Khoa hờ hững.

– Chúc mừng con. Ông Thành và bà My không giấu được niềm vui lên chức ông bà nội.

Khoa gượng cười mà khóe mắt cay, “đây là quả báo của mình mà vì năm xưa mình cũng đồng tình cho Mỹ Hạnh bỏ đi đứa con”. Khoa tự vấn lòng mình.

Từ ngày Thư xuất viện, Khoa trở nên gắt gỏng với mọi người. Có hôm Khoa nhậu say, Thư nhìn vết son trên cổ áo chồng:

– Anh cho em một lời giải thích đi.

– Hứ! Thì nhìn là hiểu rồi. Cô còn muốn tôi giải thích cái gì nữa.

– Anh …

Thư tức đến nỗi động thai. Khoa tính lại đỡ vợ nhưng sau đó lại thôi. Khoa bỏ lên lầu.

Thư được mẹ chồng đưa vào viện. Biết chuyện con dâu sanh khó nhưng bà My chỉ quan tâm tới cháu nội. Bà tìm mọi cách khuyên Thư giữ lại đứa bé.

– Con đã làm mẹ nên mẹ tin con sẽ có quyết định sáng suốt. Bà My “dỗ ngọt” con dâu.

– Dạ. Con hiểu.

Thư sẵn sàng hi sinh để cứu lấy một mầm sống đang lớn dần trong cô nhưng khóe mắt cay xé vì mẹ chồng chẳng màng đến sự an nguy của mình. Cô chỉ thương các con nếu như mình không qua khỏi. Thư chọn phương án: bỏ mẹ, cứu con. Khoa nổi đóa, xé tờ giấy cam kết:

– Em điên hả Thư? Tại sao em tự quyết mà không hỏi anh. Anh là chồng của em mà?

Thư cười, chua chát:

– Vậy sao? Em có nghe lầm không? Giọt nước mắt cô lăn dài.

Khoa ôm chầm lấy vợ, khóc ngất:

– Anh biết, anh làm em buồn. Nhưng những ngày qua, anh như sống trong địa ngục khi phải lựa chọn. Anh không muốn mất con, càng không muốn em phải mạo hiểm. Anh yêu em nhiều lắm.

Lời nói của chồng khiến tim Thư tan chảy. Cô cũng yêu anh. Khoa không thể có sự lựa chọn nhưng cô thì có: thôi thì phó thác cho ông trời vậy.

– Ui da, ui da! Em đau quá!

– Cố lên em! Mẹ con em chắc chắn sẽ bình an.

Khoa cùng bác sĩ đưa Thư vào phòng sanh.

– Xin bác sĩ cứu cô ấy.

– Anh yên tâm. Đó là trách nhiệm của chúng tôi.

Hai giờ trôi qua, Khoa đứng ngồi không yên, bấm lóng tay liên tục, tim đập nhanh muốn vỡ lòng ngực.

– Xin chúc mừng! Vợ anh sanh đôi, một trai, một gái. Bác sĩ hồ hỡi.

Nét mặt Khoa vui nhưng chợt tắt lịm:

– Vậy là…

Bác sĩ vỗ vai Khoa, cười lớn:

– Mẹ con cô ấy ổn cả.

– Thật không?

– Tôi dối anh làm gì?

– Dạ… dạ … em cảm ơn bác sĩ.

Vị bác sĩ cười hiền, gật đầu:

– Vào với mẹ con cô ấy đi. Trong suốt cơn “vượt cạn”, cô ấy chỉ nhắc đến anh.

Khoa đi như bay, anh vuốt tóc vợ còn ướt nhòe giọt mồ hôi sau cơn “vượt cạn”:

– Anh nói rồi mà, mấy mẹ con sẽ an toàn. Hì.

Thư mỉm cười, nhìn chồng con:

– Anh thấy con giống anh hay em hơn?

Khoa bế bé gái, mắt nhìn bé trai, Thư đang ôm:

– À há, con của ba thì giống ba rồi, con há.

Thư dỗi yêu:

– Ờ. Ba nhớ nghen! Ghét!

Khoa lườm yêu vợ:

– Thôi nào! Ba xin lỗi. Đứa nào cũng xinh nên 99% là giống mẹ.

– Ủa? Sao chỉ có 99% vậy? Thư lém lỉnh.

– Trời, trời. Mẹ cũng phải cho con “hưởng sái” ba nó 0.1% chứ? Quá đáng. Khoa cười.

Thư xuất viện. Mẹ chồng cô mê cháu lắm nhưng không dám nựng nịu vì lỗi của mình.

Cha con ông Thành hiểu nên thường bế cháu đến chơi với bà.

Thư dịu dàng:

– Bà nội ơi, bế con xíu đi.

– Mẹ… mẹ… xin lỗi. Bà My ngại ngùng.

– Con hiểu, mẹ không cần áy náy đâu ạ.

***

Một thời gian sau.

– Chạy qua đây con. Vợ chồng Khoa vui đùa cùng lũ trẻ ở công viên gần nhà.

Bất giác, Khoa thấy Mỹ Hạnh từ xa. Thấy anh, cô vội lẫn tránh. Minh Thư tinh ý, cô dắt bọn trẻ đi chỗ khác và dắt bé Nghĩa đến trao cho Hạnh:

– Mẹ con đó, chào mẹ đi con.

– Tôi… tôi… không xứng đáng nhận lại con. Cảm ơn anh chị. Hạnh khóc, thoáng nhìn con trai và chạy thật nhanh, mặc cho Khoa gọi với theo.

Vợ chồng Khoa đuổi theo Mỹ Hạnh và trao con cho cô.

– Em hãy nhận lại con. Vợ chồng anh vẫn rất thương bé Nghĩa nhưng không ai có thể thay thế được em trong lòng con. Chúng ta sẽ là bạn tốt của nhau và cùng nhau nuôi các con khôn lớn. Em đồng ý chứ? Khoa cười ấm áp.

Mỹ Hạnh cười, rưng rưng:

– Em cảm ơn.

Hạnh nghe chua xót và tiếc nuối: “Khoa ơi, sai lầm lớn nhất là em để lạc mất anh. Chúc anh hạnh phúc.” Hạnh âm thầm, thẹn tủi.

Tuấn Minh – ba bé Thiên Thư cũng trở nên bao dung hơn, anh nhận ra tình yêu không phải là sự chiếm hữu mà đứng từ xa chúc phúc, ủng hộ người cũ cũng là thứ tình yêu bao dung, thầm lặng. Ông Thành đứng ra ủng hộ và vận động chia sẻ kinh phí đưa mẹ Minh sang nước ngoài điều trị bệnh Alzheimer.

Vợ chồng Khoa đưa Minh ra sân bay:

– Chúc anh lên đường bình an. Có khó khăn gì cứ gọi cho tôi nha. Khoa ôm Minh, thân thiện.

Thư sửa lại cổ áo cho mẹ Minh, ôm bà:

– Mẹ lên đường bình an. Có dịp vợ chồng con sẽ sang Mỹ thăm mẹ.

Tuấn Minh mỉm cười:

– Anh có thể ôm em một cái trước khi chia tay không?

– Được thôi, nhưng cái ôm của những người bạn, anh nha. Thư thân thiện.

Khoa nghe lòng vui vì sau những tổn thương và biến cố, bốn người họ vẫn giữ được sự chân thành, cao quý. Anh cảm ơn những gì mình đã đi qua để Khoa yêu quý hơn những gì của hiện tại.

Thư ngồi ở bàn trang điểm, ngắm và tự mỉm cười. Khoa từ ngoài bước vào, vòng tay ôm nàng:

– Em đẹp lắm! Anh yêu em.

Thư mỉm cười, xoay người lại, ôm cổ chồng, khóa môi anh. Trong chiếc váy ngủ sexy, làn da trắng, đôi môi mọng cùng với mái tóc xoăn bồng bềnh. Khoa ngẩn ngơ, điên dại nhìn vợ và không ngừng đáp trả cho nàng những nụ hôn nồng nhiệt.

Khoa với tay bật đèn ngủ. Cánh cửa phòng cũng từ từ khép lại…

T.K.L

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chàng hoàng tử và cánh buồm nâu
Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Xem thêm
Con mèo đốm đen – Truyện ngắn Khuê Việt Trường
Chị gặp nó vào một buổi sáng, đêm hôm qua thành phố có cơn bão rớt, mưa suốt đêm, gió cứ gào qua phố làm chị không ngủ được.
Xem thêm
Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung
Cho đến khi gần đất xa trời, ông Tám vẫn nhớ như in cái mùi của món bánh lọt ngọt. Màu xanh của lá dứa, màu nâu của đường mía, màu trắng của nước cốt dừa, khi ăn, nó ngọt thanh, hơi béo, trơn tuột vào đầu lưỡi, dai dai, nhai sơ sơ, nuốt một cái, ngon gì đâu. Đặc biệt là hoàn cảnh ông thưởng thức món ăn lúc đó, một kỷ niệm sâu dậm không bao giờ phai.
Xem thêm