TIN TỨC

Một mùa xuân nho nhỏ - Bút ký của Tạ Vĩnh Hải

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
243 lượt xem

Cứ mỗi độ xuân về tết đến, trong cái se sắt của thủa mùa đông, nhìn những mầm non tý tách đâm trồi nảy lộc, hòa trong thanh âm lảnh lót trong veo vẻo như pha lê của cô sẻ quạt, trước con mắt mơ màng, ngơ ngác của thược dược và sự thẹn thùng, e lệ của hồng nhung, khi mấy nàng gió tung tảy kéo chị đào đi chảy hội, nhất là khi giai điệu bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sỹ Trần Hoàn vang lên, là trong tôi bỗng trào dâng những cảm xúc nhói nghẹn nơi con tim, khi nhớ tới những đồng đội xưa, những người đã vào sinh ra tử, cống hiến tuổi thanh xuân và cả những giọt máu hồng, cho cánh đào thêm thắm.

Ảnh minh họa

Xuân 1966 cũng như bao xuân khác, cánh đào cũng lung linh trong nắng để báo cho vạn vật “Đất trời đã sang xuân !” Lớp chiến sỹ mới chúng tôi ngày ấy, những chàng trai đang độ tuổi đôi mươi, phơi phới niềm tin vào một tương lai, tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Được lệnh vào Nam gấp, để chi viện cho chiến trường. Không phút so đo toan tính, tất cả đều háo hức nhanh chóng làm tốt mọi công tác chuẩn bị hành quân. Dẫu thời gian rất gấp, nhưng chỉ huy đơn vị vẫn cho phép những anh em có gia đình ở gần tranh thủ ghé thăm nhà. Tiểu đội tôi có đồng chí Tuấn quê Nam Hà, vì mới cưới vợ cũng được về tranh thủ. Hết thời gian qui định mọi người đều có mặt đông đủ, duy có Tuấn thì vẫn bặt âm vô tín, nhìn đồng hồ mà lòng tôi như lửa đốt, giờ hành quân đã đến nơi, không còn cách nào khác, tôi đành báo cáo với chỉ huy đơn vị. Nghe tôi trình bày xong cả đại đội trưởng và chính trị viên đều ưu tư, lo lắng, nhịp thời gian nặng nề trôi trong tĩnh lặng, một tiếng hai tiếng…đồng chí đại trưởng đi đi, lại lại điếu thuốc rít đỏ trên môi. Anh quay lại nhìn tôi, nói nhỏ như với chính mình “Có khi nào…?”. Tôi như giẫm phải lửa, toan thưa “Không, không bao giờ, bởi em tin vào thằng đồng hương của mình !”. Nhưng sự thật khiến tôi đành câm lặng. Kim đồng hồ vẫn nặng nề nhích từng khắc. Đã đến giờ qui định, đại trưởng phát lệnh triệu tập đơn vị, chính trị viên lại nhìn đồng hồ và dõi mắt về nơi xa xăm. Đến lúc này thì tất cả đều đã biết Tuấn chưa có mặt. Sau một hồi còi mọi người nai nịt gọn gàng, đại trưởng hạ mệnh lệnh hành quân xong. Nhìn đơn vị một lượt, anh nói trong day dứt: Chắc các đồng chí đã biết trường hợp đồng chí Tuấn. Không khí đơn vị bỗng trùng xuống, không ai bảo ai, nhưng tôi biết mọi người đều buồn lắm. Anh lặng đi hồi lâu rồi nặng nề: Vì nhiệm vụ, chúng ta vẫn phải xuất quân đúng thời gian qui định, còn việc cậu Tuấn đào ngũ, hay không - đã có kỷ luật của quân đội. Giọng anh vẫn nặng chĩu: Tôi mong tất cả hãy phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, noi gương các thế hệ cha anh đi trước, quyết không nản lòng trước hy sinh, gian khổ, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Các đồng chí nhất trí không?! Anh vừa rứt lời, thì tiếng đồng thanh “Nhất trí, nhất trí!” vang lên, làm sáng cả một góc trời.  

Mắt đại trưởng ánh lên kiên nghị, anh quay lại giới thiệu chính trị viên lên động viên đơn vị. Nhìn những gương mặt rắn rỏi, lấp lánh niềm tin, giọng anh hùng hồn, hào sảng khiến cho không khí thêm trang nghiêm và thiêng liêng đến lạ thường “Vì miền Nam ruột thịt vì độc lập, tự do của Tổ quốc, chúng ta quyết hy sinh tất cả!” Những cánh tay nhất loạt vung cao “Quyết tâm, quyết tâm, quyết tâm !” Bao rồn nén như được bật ra từ nơi sâu thẳm, trong huyết quản đang hừng hực cháy, của những chàng Thạch Sanh thế kỷ XX, với lời thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, vọng vào từng thớ đất.

Không khí đơn vị hết sức hưng phấn, bỗng có tiếng “Quyết tâm!” lẫn trong hơi thở đứt quãng. Tất cả đều hướng về phía tiếng hô. Hùng tiểu đội phó reo lên “Tuấn, Tuấn về rồi các đồng chí ơi!” Mọi người chững lại giây lát, rồi ào ra đón Tuấn. Tôi siết chặt người đồng hương nghèn ghẹn. Tao cứ tưởng…Tưởng gì, tưởng tao đảo ngũ chứ gì. Không bao giờ thằng Tuấn này hèn như thế đâu. Rồi Tuấn thuật lại chuyện lúc chuẩn bị lên đường thì cô vợ bỗng chuyển dạ, nhà có mỗi bố mẹ già nên không còn cách nào, Tuấn phải cõng vợ chạy một mạch thẳng lên trạm xá, vừa đặt vợ xuống giường đã vội vơ ba lô băng theo đơn vị, lúc qua con suối mới ngớ người, quên chưa dặn vợ sinh con đặt tên gì. Cả đơn vị được một trận cười hả hê, rồi gấp rút lên đường.

Khi qua ngã ba Vọt chúng tôi được lệnh xuống xe hành quân bộ, đường đi mỗi lúc thêm gian nan, khốc liệt. Ngoài các loại mìn lá, rắn, rếp, côn trùng, muỗi, vắt, thì lũ OV-10 lúc nào cũng vè vè trên đầu, chỉ cần một sơ xuất nhỏ là chúng thả ngay đạn khói đánh dấu, cho lũ A4, A6 và pháo bầy từ ngoài biển bắn vào tới tấp, chiếc ba lô nhẹ bẫng hôm nào, mà nay bỗng chĩu nặng rồn xuống đôi chân xưng vù, tứa máu, đâu đó đã có những tiếng thở dài, những vật dụng không cần thiết cũng dần bị bỏ lại bên đường, thậm trí có anh còn bỏ đi từng tờ giấy...Sau hơn hai tháng hành quân, thì đơn vị cũng có mặt tại địa điểm tập kết. Vừa đào xong hố bắn cá nhân thì đã đến giờ giao thừa, chúng tôi vừa ăn lương khô vừa nghe Bác chúc tết. Hướng mắt về phía phương Bắc Tuấn lầm dầm như đang cầu khẩn gì đó.   

Bỗng những tiếng rít eo éo trên đầu, rồi những tràng ầm ầm rền vang như sấm, rung chuyển cả trời đất. Đại trưởng đến từng công sự động viên anh em yên tâm, vì đây chỉ là những đợt pháo bầy vu vơ của địch, anh nhắc nhở mọi người hết sức cảnh giác và nên ở dưới hần cho an toàn. Lát sau chính trị viên cùng đồng chí liên lạc đến chúc tết và phát cho mỗi người, hai chiếc kẹo Hải Hà, một gói thuốc Điện Biên. Vậy là đêm giao thừa của chúng tôi qua đi, trong tiếng ùng oàng của pháo đạn Mỹ. Sáng mùng một, mọi người đều dậy từ sớm ai ai cũng chúc nhau những lời tốt đẹp nhất. Vừa xong bữa sáng, đơn vị lại được lệnh hành quân vào sâu trong vùng chiến địa, đi một đoạn chúng tôi đã gặp những chiếc xe bịt kín chở anh em thương binh và tử sỹ. Không khí ở đây hết sức tang thương, cả một vùng trắng, ngổn ngang bầm dập, tuyệt nhiên không một mầm xanh, những thân cây leo lét cháy bên những hố bom loang lổ. Chúng tôi vẫn tiếp tục hành quân, đến chiều tối thì đơn vị tạm nghỉ để đêm đi tiếp, vì đây đã đến khu sát khu căn cứ của địch.

Lại thêm một đêm thức trắng băng qua lửa đạn, đến gần sáng thì đơn vị được lệnh dừng chân, mọi người lại nhanh chóng bắt tay vào đào đắp công sự, hố bắn cá nhân. Công việc vừa hoàn tất, thì cũng là lúc mặt trời chui ra từ những đám mây u ám. Chúng tôi vội vàng ăn sáng và củng cố lại hầm hố. Bỗng mặt đất tối sầm, chao đảo, một tiếng hô thất thanh “B52!” chỉ nghe được vậy là tôi không còn biết gì nữa, lúc tỉnh dậy thì…Chao ơi! một cảnh tượng tang thương kinh hoàng đập vào mắt, khắp một khoảng rộng cả cây số không một sự sống, mà chỉ có những tiếng kêu rên và phần xác thịt đầm đìa máu me của đồng đội. Như bừng tỉnh, chúng tôi vội lao đi bới tìm những người còn thoi thóp đâu đó, vừa đến bên hầm của Tuấn tôi đã thấy cẳng chân của ai đó vắt ngang một xác cây chi chít mảnh bom, may quá Tuấn vẫn sống, nhưng khi kéo được Tuấn ra khỏi hầm, thì Tuấn đã yếu lắm rồi. Nắm chặt tay tôi Tuấn thì thào gì đó mà không sao nghe được, tôi vội băng vết thương cho bạn, nhưng vết thương quá nặng máu từ phồi cứ phè phè tuôn chảy. Nhìn cảnh tượng ấy, tôi cố cắn chặt môi để không bật ra tiếng nấc. Tuấn đưa tay ra hiệu cho tôi ghé sát, giọng thoảng như tiếng gió “Hãy cố sống để trả thù cho tao nhé, đừng vội báo tin cho Loan và gia đình, khi nào về thì bảo Loan đặt tên cho con là Thắng, phải chiến thắng chính mình, chiến thắng giặc Mỹ… ” chưa hết câu Tuấn đã lạnh đi trên tay tôi. Vuốt mắt cho bạn, thầm hứa sẽ trả thù và thực hiện cho được ước nguyện của Tuấn cùng đồng đội.

Ngước mắt về phương Nam, bên những loang lổ của đạn bom cày sới, tôi vẫn thấy một màu xanh ngằn ngặt trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, cái màu xanh bất diệt của đất mẹ Việt Nam.

Có ai đó đã từng nói “Một sự sống ý nghĩa mất đi, là gieo mầm cho ngàn sự sống mới”. Đúng, điều đó hoàn toàn toàn đúng với cánh lính chúng tôi và cả dân tộc sống trên dải đất hình chữ “S” này nữa. Cái chết gieo mầm, một mầm xanh nho nhỏ.

Vâng sự ra đi của Tuấn và những đồng tôi, họ hy sinh mà không hề chết bởi họ đang gieo những mầm xanh cho tương lai, cho đất mẹ Việt Nam ngày thêm tươi đẹp, đó chính là cái chết gieo mầm của một mùa xuân nho nhỏ.

Tạ Vĩnh Hải

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm
Sông chảy bên đời – Tuỳ bút của Nguyễn Thị Thu Thủy
Một đời người đã đi qua biết bao dòng sông, bao nhiêu ngã rẽ, khúc cua; mỗi dòng sông đều để lại bao luyến lưu, vương vấn, để lại những kí ức luôn tươi xanh mỗi khi nhớ về. Sông vẫn cứ chảy như thời gian trôi đi mải miết vì vậy “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Xem thêm
Rặng Diên Vĩ - Tản văn của Quốc Tuấn
Gió vẫn thổi, mái tóc thơm tuột khỏi giây buộc, quấn quanh đầu như vòng hoa nâu thẫm, vô tình quất bỏng môi người. Mùi hương đó, quen quá. Mùi tóc mẹ, hương quê vị quán. Tựa như làn nước lung linh, hơi thở chị uyển chuyển theo nhịp điệu không gian. Đôi mắt và đôi môi vẫn mỉm cười nhưng đã có chút tiếc nuối. Chính nỗi buồn ẩn chứa trên khuôn dung đã khiến chị trở nên hấp dẫn, pha lẫn sự hồn nhiên, ngây thơ tạo nên một tổng thể đẹp đến khó tin.
Xem thêm
Trần Bảo Định - Thú thưởng ngoạn văn chương qua tác phẩm “Đọc thơ bạn”
Có thể nói Trần Bảo Định là một hiện tượng văn học Việt Nam hiện đại: Chỉ trong vòng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, từ khi về hưu anh đã cho ra đời 6 tập thơ, hơn 10 tập tản văn, truyện ngắn và 3 tập tiểu luận phê bình trong khi phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác...
Xem thêm
Canh cá rô đồng – Tản văn của Châu Duyên
Tôi biết về món canh cá rô đồng đã lâu theo lời kể của cô bạn đang ở thành phố mang tên Bác, toàn những tin nhắn như là: Ê! Trưa nay tớ đang ăn canh cá rô đồng nè.
Xem thêm
Sài Gòn như nhà, như mẹ, như quê… – Tản văn của Triệu Vẽ
Ở Sài Gòn, không có ranh giới trọng khinh giữa dân “Sài Gòn” hay dân “tỉnh lẻ”, dân “phố” hay dân “phèn”. Trong huyết quản sâu xa của người Sài Gòn có ruộng đồng, bờ bãi, con trâu, con gà.
Xem thêm
Ơi mùa hoa ban! – Bút ký của Nguyễn Huy Bang
Chiếc máy bay VJ 299 từ Tân Sơn Nhất (sau 2 giờ 5 phút) bay qua không phận 3 nước.
Xem thêm
Tháng Ba hoa gạo – Tản văn của Bằng Lăng Tím
Đào phai, mai vàng là sự kì diệu của tháng giêng. Chúa của các loài hoa tháng ba chính là hoa gạo. Xuân sắp sửa đi qua, hạ lấp ló ở đầu ngõ. Hoa gạo đẹp theo nét riêng và tùy vào thời tiết. Hôm nào trời quang hoa đỏ thắm, ngời sắc trong khoảng không. Ríu rít đàn chim, lao xao ong bướm. Hoa như đốm lửa thắp sáng cả bình minh. Hôm nào sương dày đặc, nhìn hoa như ánh lửa đêm đông, lập lòe mang đến sự ấm áp lạ thường.
Xem thêm
Nhớ hoa đào - Tùy văn của Nguyễn Linh Khiếu
Mỗi năm khi sắp tết bao giờ mình cũng mua hoa đào. Hà Nội không có hoa đào làm sao gọi là tết. Dù là bích đào bạch đào hay đào phai thì hoa đào bao giờ cũng mang tết đến mỗi ngôi nhà thân thương. 
Xem thêm
Giữa những mùa hoa nở - Bút ký Nguyễn Xuân Thủy
Từ Yên Khương, thuộc huyện Lang Chánh chúng tôi đi theo đường tuần tra biên giới lên Đồn Biên phòng Bát Mọt, thuộc huyện Thường Xuân. Đường tuần tra biên giới chập chùng uốn lượn giữa núi non, len lỏi giữa màu xanh của rừng. Càng lên hướng Cửa khẩu Khẹo càng có cảm giác đang đi về nơi thâm sơn cùng cốc. Cũng đúng, Bát Mọt là tuyến cuối của dải biên giới xứ Thanh, nơi có cột mốc 378 là nơi tiếp giáp biên giới giữa Thanh Hóa và Nghệ An. Những nơi cuối đất cùng trời bao giờ cũng gợi cho người ta sự rưng rưng về những niềm thương nỗi nhớ.
Xem thêm
Lửa Cát Bi, ngọn trao truyền khí chất Hải Phòng
“Ơi Hải Phòng cửa biển quê hương/ Tổ quốc đang ghi những trang lịch sử/ Của Hải Phòng viết trên sóng bão Thái Bình Dương”. Với vị thế địa lý của Hải Phòng, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nơi đây luôn là miền đất tiền tiêu quan trọng, cửa ngõ chiến lược. Bởi kẻ thù thường tiến hành xâm lược Hải Phòng đầu tiên, lấy đó làm bàn đạp để đánh chiếm Thăng Long – Hà Nội. Khi thất bại, chúng cũng thường chọn Hải Phòng là một trong những tuyến đường rút chạy cuối cùng. Hải Phòng là địa phương luôn “đi trước về sau”, có vị trí xứng đáng, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng như các cuộc kháng chiến của cách mạng Việt Nam, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Cảng trung dũng, quyết thắng”.
Xem thêm
Mùi Tết vương dấu chân xa – Tản văn của Đặng Tường Vy
Mỗi độ xuân về, người con xa xứ không tránh khỏi rưng rức, chạnh lòng. Nỗi nhớ trong lòng người tha hương rất lạ: sâu lắng, dịu dàng, chôn kín. Như gái đôi mươi thầm thương trộm nhớ một ai đó, âm thầm, mãnh liệt, nồng nàn,  tha thiết.
Xem thêm
Mùi hương thảo - Tản văn Quốc Tuấn
Chị mười tám, hay hai lăm tuổi. Tôi cũng chẳng biết và không cần biết, chỉ cần trong tôi đã bận lòng trước vẻ đẹp thuần khiết của loài cúc lam đồng thảo ấy. Nơi đáy mắt thể hiện những đốm lửa vui, những nét cong, nếp gấp mong manh nơi khóe miệng, bờ môi thể hiện sự phong phú nơi nhiệt tâm.
Xem thêm
Phép màu đã không đến với chị, chị Hồng Oanh ơi!
Chia sẻ của nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Vào vườn hương
Thành phố Cần Thơ đất rộng người thưa không chỉ có gạo trắng nước trong để níu chân người và du khách bốn phương. Tây Đô còn là mảnh đất văn hiến với không hiếm những trang anh hùng hào kiệt yêu nước và nghệ sĩ phong lưu tài hoa nhân cách. Kế thừa truyền thống văn chương của Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt … và các bậc văn nghệ sĩ đàn anh: Kiều Thanh Quế, Lưu Hữu Phước, Hoài Sơn, Mai Văn Bộ, Trần Kiết Tường, …đã có không ít thế hệ đàn em kế thừa xứng đáng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Xem thêm
Suy ngẫm về “chữ” của “một thời vang bóng”_ Tản mạn của Quốc Tuấn
Người xưa, dẫu không biết chữ nhưng khi thấy một mẫu giấy có vết mực sẽ lượm lên, mang về cất giữ. Điều đó thể hiện sự “sùng chữ” (trân trọng giá trị của văn chương, chữ nghĩa) của ông cha. Những người không biết chữ đã biết đối xử với con chữ bằng tấm lòng trân quý như thế, thì dễ hiểu các trí giả đời trước họ sống với chữ nghĩa sâu sắc đến độ nào.
Xem thêm
Má tôi
Bài đăng báo Người Lao động Xuân Giáp Thìn 2024
Xem thêm
Xuân yêu thương - Tết sum vầy
Phút giao thừa, nhìn ngắm dòng người “tống cựu”, “nghinh tân”, cảm nhận trong mắt mỗi người lấp lánh ánh nhìn hạnh phúc, nhất là khi trên bầu trời đêm pháo hoa rực rỡ...
Xem thêm
Ngày cuối năm... - Tản văn Lê Thiếu Nhơn
Kẻ tha phương dù mải mê danh lợi cũng bất giác bần thần trước mênh mông tiếng gọi quê nhà ngày Tết. Tháng Chạp bao giờ cũng vội vàng trong mắt kẻ tha phương. Tháng Chạp bao giờ cũng hấp tấp trong lòng kẻ tha phương. Vì vậy, càng nhiều tuổi, tôi càng thấy sốt ruột khi thời gian nhích dần vào khoảnh khắc tất niên mà mình chưa kịp trở về ngôi nhà thơ ấu.
Xem thêm