TIN TỨC

Trương Tuyết Mai – Tự mình bồi đắp cho mình

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-17 08:30:26
mail facebook google pos stwis
948 lượt xem

ĐINH THỊ THU VÂN

Tôi làm quen với giọng nói chị vào một đêm khuya vắng, và câu chuyện bắt đầu từ những bài thơ, từ sự yếu đuối đồng cảm, từ những mối tình chông chênh không thể đá vàng cũng không cam lòng trăng gió. Đã hơn năm năm, đã bao lần hẹn gặp, và rồi vẫn mãi là những lần hai chị em trang trải triền miên với nhau qua đường dây điện thoại. Hơn năm năm, cuộc sống trôi đi, thời gian không chờ đợi mà giọng nói ấy vẫn mềm nhung non dịu, những câu thơ vẫn vương hơi thở thanh tân thiếu nữ, và tôi đôi khi chợt thấy nao lòng, bùi ngùi tiếc cho một trái tim dường như đã không được trải tràn cho hạnh phúc ấm êm – chỉ là khói sương, chỉ là ảo vọng, chỉ là chắt chiu, chỉ là tự mình bồi đắp cho mình! Không sao hết phải không, mình yêu, trước hết cho mình – yêu theo cách riêng của mình, đủ để làm đẹp trái tim, đủ để ru ngủ, và đủ để… ứa nước mắt những khuya vắng thầm thỉ cùng tôi.

Chị ơi, em yêu chị quá đi, bởi em tìm gặp tâm hồn em nơi chị, một tâm hồn một trái tim luôn cho đi vô điều kiện, kêu hãnh giữa nát tan, bao dung trước mất mát và vẫn mềm mại ngay cả giây phút hứng chịu bất công…

Lênh đênh giữa muôn trùng khổ đau và đắng cay nhiều nỗi, suốt một đời lạc mất bền bờ neo đậu, gia tài của chị là những bài nhạc, và những câu thơ như thế này đây:

một bờ vai

cũng không thể có

biết tựa vào đâu

 

tựa vào bóng

bóng giống ta

xiêu đổ

 

tựa vào mơ

mơ đã vỡ

từ lâu

                 (Tựa vào bóng)

- giá như dù chỉ một lần

anh làm tim em rớm máu

 

giá như dù chỉ một lời

anh làm tim em úa nhàu

chạy trốn tình yêu với trái tim đau

chắc sẽ dễ dàng cho em biết mấy

                   (Chạy trốn)

- anh hì hục đào

một cái hố thật sâu

rồi đặt vào đó

tình yêu ta ngang trái

 

em hì hục đắp

nấm mồ cao lên mãi

để đôi tim ấm áp

dưới đất nâu

 

nhớ chôn theo

cả linh hồn ta nữa

bởi từ nay

sống, thác – nghĩa gì đâu!

                       (Vô đề 3)

Tôi thấy mình thật là… ích kỷ, thật là… chật hẹp, thơ chị mênh mang như vậy, ấm áp trước cuộc đời và nhân thế như vậy, mà tôi chỉ yêu chỉ nhớ những câu gần với tạng của tôi thôi; bởi trái tim đồng cảm cứ mách bảo với tôi rằng, đó là những câu thơ gan ruột nhất... Và tôi tin rắng cho dù tôi có bảo thủ hay lơ đểnh vụng thô như đã từng phơi bày trước chị, thì chị với tấm lòng nghệ sĩ rộng thênh sẽ mãi dành cho tôi những sẻ chia vô cùng vô tận, những sẻ chia chưa bao giờ chị nói bằng lời và tôi cũng với tâm hồn nghệ sĩ, cứ nhận rồi nhận mà mãi vẫn không nói với chị một lời nào, cứ vờ như không, như không…

Long An, 2/10/2013.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tìm hiểu lý luận phê bình văn học miền nam 1954-1975
Đọc chuyên luận Lý luận - Phê bình văn học miền Nam 1954-1975: Tiếp nhận & Ứng dụng của PGS.TS Trần Hoài Anh
Xem thêm
PGS.TS Ngô Minh Oanh - phu chữ âm thầm
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành
Xem thêm
Đinh Nho Tuấn, trao em một mảnh vô thường
Ngô Đức Hành đọc tập thơ “Năm ngón chưa đặt tên”, NXB Hội Nhà văn năm 2024 của nhà thơ Đinh Nho Tuấn
Xem thêm
Miên man Xuân Lợi
(Đọc tập thơ Nghiêng phía miên man của Xuân Lợi, NXB Hội Nhà Văn, 2024)
Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm