TIN TỨC

Nguyễn Thế Khoa, “một đời đam mê, một đời bão tố” & không phải tay vừa!

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-11-08 08:53:12
mail facebook google pos stwis
951 lượt xem

CHÂU LA VIỆT

Lần đầu tôi được Nguyễn Thế Khoa tặng sách, năm 1987, là tập thơ Khúc ru - Sợi khói của anh, in chung với nhà thơ Triệu Phong, cũng là cán bộ của sở VHTT Phú Khánh và do Hội VHNT Phú Khánh xuất bản. Năm 2012, ra Hà Nội, gặp Thế Khoa, lại được anh tặng một tập sách mới: Những kỳ quan xanh, không phải là thơ ca, mà là một tập tiểu luận, chân dung, tạp bút… 25 năm… Tôi hiểu khoảng giữa nó là những năm tháng đầy thăng trầm của một cuộc đời lúc đỉnh cao, lúc vực thẳm, chứa chất nhiều thế sự, và cũng phải nói là đầy bản lĩnh và nghị lực …

Có những thời gian, nói đến Nha Trang, giới văn nghệ cả nước dường như biết nhiều hơn cả hai ông, là ông Giang Nam và ông Thế Khoa. Ông Giang Nam được biết vì là tác giả bài thơ Quê hương nổi tiếng, sau là Phó chủ tịch tỉnh. Còn ông Thế Khoa thì “cầm kỳ thi họa” đủ cả, và là Phó giám đốc của Sở VHTT Phú Khánh. Ngày ấy, dù là tỉnh lẻ, nhưng sự nghiệp VHVN Phú Khánh Nha Trang rực rỡ lắm, cho nên tên tuổi ông Thế Khoa cứ là nổi như sóng cồn. Giai nhân tài tử, trai xinh gái đẹp từ bốn phương quy tụ về đây cả, TW, Hà Nội có gì thì Phú Khánh Nha Trang có nấy, thậm chí lại hơn, ví như TW có đoàn ca múa nhạc nhẹ, đoàn ca múa nhạc dân tộc… thì Phú Khánh cũng có đoàn ca múa nhạc nhẹ Hải Đăng, từng đứng đầu Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc tại thủ đô Hà Nội, từng được cử đi nước ngoài biểu diễn, rồi Đoàn ca múa nhạc dân tộc Ponaga (Nơi sinh ra quái kiệt Hoài Linh); TW có hãng phim truyện, thì Phú Khánh cũng có hẳn một hãng phim, lại là liên doanh quốc tế hẳn hoi, (lần đầu tiên ở nước ta có hãng phim liên doanh quốc tế), là hãng phim Monteran - Nha trang… Rồi TW có đoàn dân ca, cải lương, hát bội, kịch nói… thì Phú khánh cũng chẳng kém cạnh, có tất tần tật, đủ các loại đoàn nghệ thuật, có nhiều nghệ sĩ tài danh, (Thậm chí có những nghệ sỹ tai tiếng cả nước không đâu dám nhận, chỉ mình ông bầu Thế Khoa giang tay ra đón… lại cho cả vào biên chế nhà nước)... Tất nhiên các đoàn nghệ thuật, các hoạt động văn hoá văn nghệ… ở đây đều dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban, nhưng các vị lãnh đạo tỉnh thời kỳ này đặc biệt tin cậy Thế Khoa, đặc biệt là Chủ tịch tỉnh Võ Hòa, vị chủ tịch trực tiếp phụ trách văn hóa, thì tin tưởng hoàn toàn để trao gánh nặng VHVN lên đôi vai anh..

Ấy mới nên chuyện. Đang lúc oai phong như thế, quyền bính ngút trời, thì bỗng một tai nạn nghề nghiệp rất không đâu giáng xuống, làm anh mất sạch. Khoa không còn là Phó giám đốc sở VHTT nữa, rồi cũng chẳng còn là phó chủ tịch Hội VHNT tỉnh. Nhiều ngày tháng, chỉ còn ngồi quán vỉa hè đánh cờ tướng với nhà văn Nguyễn Khắc Phục và hút thuốc lá vặt… Tất nhiên là một người như Khoa, từng tốt nghiêp Đại học tổng hợp Văn danh tiếng ở Hà Nội, từng đi B, từng kinh qua chiến trường, từng là cán bộ trẻ đầy năng lực được đưa vào diện “nguồn” lãnh đạo tỉnh, lại cũng thuộc diện “con nhà ”… thì chẳng thể nào cứ ngồi chơi xơi nước và đánh cờ suông mãi thế. Khoa về TW công tác tại báo Văn hóa, là trưởng đại diện của báo Văn hóa ở miền Trung, rồi chuyển hẳn ra ở HN. Thế rồi chính nơi chốn văn vật này, cùng GS Hoàng Chương, nhà hoạt động sân khấu vốn rất năng động sáng tạo trong các hoạt động VHVN, và người bạn tuổi thơ Trần Minh tuy làm kinh tế nhưng yêu nghệ thuật, các anh cùng sáng lập ra tờ tạp chi Văn hiến Việt Nam, một tờ tạp chí về VHNT với tiêu chí phục hồi, gìn giữ bảo tồn nền văn hóa văn nghệ dân tộc đã làm nên hồn cốt nước nhà. Một điều đặc sắc của tờ tạp chí này là, rất bám sát những nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước như với hàng trăm tờ báo khác ở nươc nhà, nhưng ngay từ buổi đầu thành lập đến nay, là kinh phí hoàn toàn tự túc chứ không có một nguồn bao cấp nào… Nguyễn Thế Khoa là sáng lập viên, là Phó Tổng biên tập thường trực rồi Tổng biên tập của tờ tạp chí. Chỉ sơ qua như vậy cũng đủ hiểu bao năm qua, anh đã thăng trầm thế nào và đã chiến đấu thế nào cho anh và cho tờ tạp chí luôn tồn tại, phát triển qua nhiều thời gian cho đến hôm nay, ngày càng có uy tín với giới văn hóa nghệ thuật và bạn đọc….

*

Ngày Nguyễn Thế Khoa ra mắt tập thơ “Khúc ru sợi khói” (In chung với nhà thơ Triệu Phong Nha Trang), tôi được các anh tặng thơ và có bài viết trân trọng giới thiệu tập thơ trên báo Thanh Niên là nơi tôi công tác ngày ấy. Khi anh cho ra mắt tập “Những kỳ quan xanh”, tôi may mắn cũng là những bạn đọc đầu tiên của anh. Tôi đoan chắc rằng gần 70 bài viết, trong đó không ít bài viết như những công trình nghiên cứu của Thế Khoa tuyển chọn in trong tập này, đều là những bài viết “đinh” của tờ Văn hiến VN, được anh tâm huyết và dày công viết qua nhiều năm tháng, trước hết để góp phần nuôi sống tờ tạp chí vì ngoài là lãnh đạo, lo chuyện cơm áo gạo tiền, anh còn là cây viết chủ lực ở đây. Bởi thế cho nên chất thông tin báo chí ở các bài viết đương nhiên là sâu đậm, động lực viết là rất mực nghiêm túc và có trách nhiệm. Ấy là chưa kể Khoa từng tốt nghiệp hạng xuất sắc Đại học tổng hợp Văn Hà Nội, từng làm thơ, viết kịch, từng quản lý văn hóa nghệ thuật…nên các bài viết của anh ngôn ngữ đều rất chau truốt, mượt mà, ngồn ngộn chất sống, nhiều bài viết tạo xúc cảm mạnh vì giàu đời, chất thơ. Tôi rất thích những bài của anh như: Có một gánh xẩm Hà Nội; Xuân Diệu và quê mẹ; Hoàng Việt, nhạc sĩ của tình ca và quê hương; Hoàng Cầm, bất chợt vĩnh hằng hay Trần Bảng và duyên nghiệp chèo… Những bài viết ấy vừa đặc sắc, rất giàu cảm xúc và có tình…

Tất nhiên một trong những bài Khoa viết hay nhất ở tập sách này chính là khi anh viết về thân sinh: Nhà nghiên cứu nghệ thuật dân tộc Mịch Quang. Anh không viết về thời gian dễ khoe về bố nhất là những lúc cụ ở đỉnh cao sự nghiệp, mà viết về tuổi 93 của cụ. Ở tuổi này, các cụ nói thật cũng chỉ biết nằm đó để con cháu (nếu như có hiếu) phục dịch, ai viết tới cũng chỉ nặng để khoe, để kể những việc mình báo hiếu cho bố mẹ như thế nào)… Nhưng Khoa đã viết về tuổi 93 của bố mình vì một sự lao động, một sáng tạo nghệ thuật vô biên: ngồi trên xe lăn mà hoàn thành cuốn “Học, hiểu và khám phá” do NXB Chính trị Quốc gia mời viết, khiến những người bạn tâm đắc của cụ như nhà văn Sơn Tùng cầm cuốn sách mà rưng rưng nước mắt…

Tôi đặc biệt bất ngờ với hai chùm bài viết về nhà soạn tuồng vĩ đại Đào Tấn và Dân ca quan họ Bắc Ninh trong tập sách của Khoa. Với các bài viết về Đào Tấn trong “Những kỳ quan xanh”, có lẽ sau thế hệ của bố anh, Nguyễn Thế Khoa là người nghiên cứu vừa toàn diện vừa sâu sắc nhất hiện nay về danh nhân văn hóa văn hóa kiệt xuất này. Còn với các bài viết về quan họ, Nguyễn Thế Khoa lại bộc lộ khả năng khám phá nhạy bén và khả năng tổng kết học thuật sắc sảo khi chỉ ra khá thuyết phục các đặc trưng kỳ thú của một di sản văn hóa dân tộc đã được công nhân là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với sự phong phú, hấp dẫn và chất lượng học thuật được đánh giá cao, khiến tập sách này của Khoa vừa dày dặn (550 trang in khổ 14,5x20,5), vừa khá đầy đặn về nội dung (đủ thi ca nhạc họa, lại cả điện ảnh, kịch nói, cả tuồng, xẩm và quan họ). Tưởng chẳng cần nói nhiều hơn về ưu điểm rõ ràng này!

… Nhớ những ngày Thế Khoa mới ra Hà Nội, mỗi lần tôi từ TP. HCM ra có dịp gặp, lại được anh mời về nhà chơi (cũng đồng thời là toà soạn Văn hiến), lúc thì ở Trần Nhân Tông, lúc ở Chân Cầm, rồi lúc lại Lý Nam Đế…khiến tôi có đôi chút hồ nghi. Nhưng sau biết đó đều là nhà thuê. Anh thuê để làm tòa soạn, và cũng để ở luôn.

Thú thực tận đến vừa rồi, ra Hà Nội gặp anh, mà vẫn chưa biết cơ ngơi anh thế nào, nơi ăn chốn ở ổn định chưa (chứ cứ tháng tháng báo không bán được mà tiền nhà cứ phải giả thì xót của Giời lắm). Nhưng đựơc nghe anh em kháo rằng giờ Khoa nó phong độ lắm, đã đưa hết vợ con từ Nha Trang ra HN rồi, có một căn nhà 4 tầng rất đẹp, nói thật tôi thấy rất vui và khâm phục anh. Nhất là giờ cầm tập sách “Những kỳ quan xanh” trên tay thế này, dày dặn lắm, nặng lắm. Mà nào đâu chỉ có “Những kỳ quan xanh”, vài năm trước anh đã cho in tập sách “Kẻ tàng hình không còn biết tàng hình”, phê bình tiểu luận cũng hơn 500 trang, đưọc trao giải tác phẩm xuất sắc của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam năm 2006. Anh cũng đã kịp đoạt hai giải thưởng báo chí: Giải báo chí Đại đoàn kết dân tộc năm 2005 và giải báo chí Quốc gia năm 2007. Cùng với huy chương vàng tác giả sân khấu của Đoàn Dân ca kịch Phú Khánh và huy chương vàng chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Hải Đăng tại các hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc những năm 1980, Thế Khoa đã sở hữu không ít giải thưởng nghệ thuật và báo chí. Nhà cửa cơ ngơi chửa biết thế nào, nhưng có các tập sách khá đồ sộ thế này, nối được cái chất học thuật “nếp nhà truyền thống” của cụ thân sinh anh, lại có những giải thưởng vinh dự thế kia, tôi nghĩ bằng mấy cái thời anh cứ “cờ đèn kèn trống” oai phong nơi Nha Trang. Ấy là chưa kể đến việc anh duy trì và phát triển tờ Văn hiến VN ngày càng hay hơn ngày càng đẹp hơn. Dầu ăn ở có tạm bợ ra sao mà có sự nghiệp thế này giữa đất kinh kỳ, cũng là rất đáng tự hào. Kẻ sỹ xưa nay thiếu gì kẻ ở chốn lều gianh mà vẫn dựng nên nghiệp lớn, có tiếng tăm để lại với đời?

*

Thêm một điều cũng hết sức khâm phục anh là nghĩa tình với bè bạn. Đặc biệt với nhà thơ Đỗ Nam Cao đã khuất 10 năm nay. Vùa rồi tại Thành phố Hồ Chí Minh có tỗ chức hội thảo, hay gọi là buổi lễ thì đúng hơn, để tưởng nhớ nhà thơ Đỗ Nam Cao. Buổi lễ này được tổ chức do đâu? Một cựu sinh viên khoa văn Đại học Tổng hợp Hà Nội là nhà báo Nguyễn Thông viết: “Thật đáng khen Hội Nhà văn TP. HCM và Tạp chí Văn hiến của bác Thế Khoa đã tổ chức trang trọng, quy mô chương trình tưởng nhớ thi sĩ Đỗ Nam Cao. Giống như một lễ tưởng niệm thành kính con người thơ rất thơ mà rất đời ấy sau 12 năm bác Đỗ vào cõi vô cùng. Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn kể rằng nhẽ ra chị Hồng và hội và tạp chí Văn hiến định tổ chức năm 2021 cơ, đúng 10 năm ngày mất, tròn 10 năm vừa ý nghĩa vừa thiêng lắm, nhưng gặp cái nạn dịch Covid nên phải chùng chình nấn ná tới lúc này. Nhơn bảo, gì thì gì, cứ phải ghi nhận sự kiên trì của chị Hồng, quyết làm cho bằng được. Thực ra, với một người vợ tài giỏi, đảm đang, yêu chồng hiểu chồng hết mực, thì dẫu (phỉ phui cái miệng) dịch có kéo dài 5 năm 10 năm 20 năm hoặc lâu hơn nữa thì cuối cùng vẫn sẽ có buổi tưởng nhớ sang trọng hoành tráng như này.

Thơ thì của chồng, nhưng công tổ chức “Ký ức còn mãi” của vợ. Tất nhiên cần ghi nhận Hội Nhà văn TP.HCM, nơi bác Cao đã sống phần lớn cuộc đời hơi ngắn nhưng đầy ý nghĩa, với nhạc trưởng Bích Ngân Chủ tịch Hội. Chị Ngân đã mở màn với bài tưởng nhớ Đỗ Nam Cao khá xúc động, tôi thấy đôi lần chị ngừng đọc quẹt mắt. Chỉ có yêu thương kính trọng thực lòng mới vậy. Và yếu nhân nữa là nhà báo Nguyễn Thế Khoa sếp tạp chí Văn hiến. Nếu nói người bạn nào gần gũi thân nhất với bác Cao, thì đó là anh Khoa. Cùng học khóa 11 văn Tổng hợp (lâu nay chỉ cần nói ngắn gọn như vậy về khoa Văn của ngôi trường danh tiếng, hầu như ai cũng hiểu), cùng vào chiến trường ngay khi luận văn tốt nghiệp chưa ráo mực, cùng lăn lộn với nhau khắp các chiến trường, từ khu 5 vào tận Tây Nam Bộ, nên họ “con chấy cắn đôi”, chia bùi sẻ ngọt, cả khổ đau và hạnh phúc. Nghe anh Khoa lôi từ ký ức cũ kỹ thời chiến tranh về bạn, ta càng hiểu hơn về con người, sự cống hiến, tài năng, đức độ của Đỗ Nam Cao”.


Nhà báo Nguyễn Thế Khoa cùng nhà thơ Trần Mai Hường (trái) và vc nhà thơ Trần Mạnh Hảo tại buổi tọa đàm tưởng nhớ nhà thơ Đỗ Nam Cao, TPHCM ngày 12/10/2023.



Dựng clip: Nguyên Hùng

Gặp Nguyễn Thế Khoa tại TP. HCM nhân chương trình tưởng nhớ Đỗ Nam Cao, anh lại tặng tôi hai quyển sách mới in năm 2019 và 2020: “Sân khấu - Truyền thống và hiện đại” (836 trang), “Nguyễn Diêu – Đào Tấn, một thời đại tuồng” (704 trang) đều của Nhà xuất bản Sân khấu, trong đó quyển “Sân khấu - Truyền thống và hiện đại” đã đạt Giải thưởng của Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương năm 2020.

Anh còn cho biết anh sắp cho ra đời hai quyển sách mới  vào cuối năm nay: một cuốn chân dung và bình luận nghệ thuật mang tên “Người chân đất hóa trăng sao” với gần 90 bài chân dung văn nghệ sĩ từ văn học, âm nhạc, múa, hội họa, điện ảnh, nhiếp ảnh (khoảng hơn 800 trang – nhà xuất bản Hội Nhà văn) và một cuốn sách về thời sự sân khấu VN từ thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 đến nay với tên gọi “Sự trở lại của Sân khấu” (350 trang – Nhà xuât bản Sân khấu)…Thật mừng cho anh với uy tín  và những bội thu nghề nghiệp này.

Tin ràng ở tuổi 74, Nguyễn Thế Khoa sẽ chưa dừng lại…

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Xuân Phượng đi và đến...
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Người đưa tin
Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm
Đặng Phúc Minh - Một tấm lòng phụng sự vì sự phát triển của cộng đồng
Nhà giáo, nhà thơ Đặng Phúc Minh là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Cần Thơ, đã nghỉ hưu, nguyên là Phó Chủ tịch Hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh.
Xem thêm
Nhà thơ Hoàng Cầm – Mưa dần xanh lại lá diêu bông
Khi thực hiện bộ phim tài liệu chân dung Bên kia sông Đuống - cái nhìn về cuộc chiến tranh năm 2001 cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhà thơ Hoàng Cầm tại căn nhà nhỏ của ông trên một con phố thủ đô Hà Nội. Tại sao lại chọn bài thơ Bên kia sông Đuống? Tôi cũng không rõ ai là người đầu tiên gợi ra tên phim từ một bài thơ của Hoàng Cầm, nhưng cái vế “cái nhìn về một cuộc chiến tranh” đã khiến anh em làm phim phải rất vất vả giải thích và bản thân tôi đã có được bài học sâu sắc cho riêng mình. Chẳng hiểu tại sao, đã bước sang thế kỷ mới, mà cái tên Hoàng Cầm và các tác phẩm của ông vẫn luôn phải chịu nhiều soi xét.
Xem thêm
Vị tướng của lòng dân
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP
Xem thêm
Nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai – Người tạo được “giang sơn” không cho riêng mình
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã định vị trong lòng công chúng với nhiều ca khúc nổi tiếng. Và trong số đó, không ít ca khúc được chị phổ nhạc cho thơ. Thơ của chị, thơ của nhiều nhà thơ. Đam mê nghệ thuật của chị không giới hạn trong lĩnh vực âm nhạc mà được mở rộng sang lĩnh vực thi ca. Với 6 tập thơ đến với bạn đọc, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã âm thầm, góp thêm cho đời sống văn chương những sáng tạo của mình để công chúng tham khảo, khám phá và cũng có thể hòa điệu tâm hồn.
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm