TIN TỨC

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Bối rối hương thầm

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
516 lượt xem

TRẦN THỊ TRƯỜNG

Gần đây chúng tôi có một nhóm chơi khá thân với nhau, gồm Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đoàn Thị Lam Luyến, Phạm Thu Yến và tôi. Tất cả đều là nhà thơ, chị Nhàn có viết văn xuôi, tập “Bỏ trốn” được giải thưởng, được chuyển thể thành phim, được in trong sách giáo khoa.
 


Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn

Chị Ngát là nhà biên kịch điện ảnh cũng nhiều giải thưởng. Hai chị Nhàn, Ngát đều đã được giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Phạm Thu Yến là Phó giáo sư, Tiến sĩ, đang dạy đại học.  Đoàn Thị Lam Luyến là Chủ tịch Hiệp hội Tác giả phi hư cấu, còn tôi ngoài viết văn làm báo thì thêm nghề cầm cọ.

Chúng tôi thân với nhau, trọng nhau, động viên nhau trong sáng tác và chia sẻ những vui buồn cuộc sống. Chị Nhàn được tôn là chị cả. Chị nổi tiếng hơn chúng tôi rất nhiều, không chỉ được giới truyền thông săn tìm phỏng vấn, xã hội tôn vinh, ngưỡng mộ mà chúng tôi cũng thực lòng trân trọng, yêu quý chị bởi tài  năng và tình cảm chị dành cho chúng tôi.

Nhiều lần đi thực tế sáng tác hay đi du lịch với chị, ở đâu tôi cũng thấy chị được đón chào nồng nhiệt. Từ trung ương đến địa phương, từ các cuộc vui nhỏ, ai cũng xin chị đọc bài “Hương thầm”, chị đọc xong có ngay một giọng ca xin hát bài hát cùng tên do nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc. Ngoài  “Hương Thầm”, bài thơ đoạt giải Nhì cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ năm 1969  là thương hiệu của chị,  chị còn có nhiều nhiều hơn thế nữa những bài thơ đi cùng năm tháng.

“Hương Thầm” được hát lên trên các phương tiện truyền thông và ở khắp mọi nơi, không chỉ trong thời chiến : “Khung cửa sổ hai nhà cuối phố/ Không hiểu vì sao không khép bao giờ /Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp/ Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa/ Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay/ Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm/ Bên ấy có người ngày mai ra trận/ Họ ngồi im không biết nói năng chi/ Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi/ Nào ai đã một lần dám nói/ Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối/ Anh không dám xin/ Cô gái chẳng dám trao/ Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao/ Không giấu được cứ bay dịu nhẹ/ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ/ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu/Anh vô tình anh chẳng biết điều/ Tôi đã đến với anh rồi đấy/ Rồi theo từng hơi thở của anh/ Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực/ Anh lên đường/ Hương sẽ theo đi khắp/ Họ chia tay/ Vẫn chẳng nói điều gì/ Mà hương thầm thơm mãi bước người đi”. Mà trong thời bình, nhiều trai thanh gái lịch vẫn “Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu“, nhờ bài hát, bài thơ đó mà tỏ tình với nhau.

Còn bài thơ “Đám cưới ngày mùa” lại để cho cánh trung niên mượn để trao duyên: “Gió heo may gọi rét/ Cây rơm vàng như hoa/ Chú rể là bộ đội/ Về phép rồi đi xa/ Cô dâu bằng lòng cưới/ Má ửng lên thẹn thò/ Thóc vun từng đống cao/ Máy tuốt lúa ngừng reo/ Loáng cái sân hợp tác/ Đã hoa đăng đèn trao/ Nước chè tươi sóng sánh/ Làm say ông trăng vàng/ Bọn trẻ  say tiếng hát/ Cứ hò reo luôn mồm /Các cụ ông say thuốc/ Các cụ bà say trầu/ Còn con trai con gái/ Chỉ nhìn mà say nhau / Hẳn đã quen xa cách/ Trong niềm vui rất sâu/ Nên hai người say nhất/ Chẳng dám nhìn nhau lâu/ Gió bay ngang đám cưới/ Trăng sáng bằng ngọn tre/ Tiếng cười vang mọi lối/ Mắt ai đưa ai về”.

Thơ Phan Thị thanh Nhàn chân thật, thành tâm có gì nói nấy mà vẫn đạt được sự tinh tế.  Là người Hà Nội, thanh lịch, yêu kiều, nhẹ nhàng từ giọng nói đến thời trang, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sống với thành phố này từ nhỏ cho đến bây giờ. Chị như sinh ra để làm thơ, có thơ đăng báo từ khi còn rất trẻ. Rồi chị học Khoa Báo chí, Trường Tuyên giáo Trung ương, sau về làm phóng viên thời sự của Báo Hà Nội Mới trong nhiều năm. Từng giữ các chức vụ: Phó tổng biên tập Báo Người Hà Nội, rồi Phó chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà văn Hà Nội trước khi nghỉ hưu.

Quê ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Giờ chị sống ở trong khu chung cư ở gần chợ Bưởi. Trước đó hai chị em tôi ở cùng chung cư 18 T2, chị ở tầng trên, tôi ở cách 2 tầng dưới… Nhà chị ở đâu thì cũng là nơi tụ hội của nhiều nhân vật nổi tiếng. Các nhà văn, nhà thơ: Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Ý Nhi,  Xuân Quỳnh, Hoàng Thị Minh Khanh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Trần Chiến, Trần Đăng Khoa, Đỗ Bích Thúy, Di Li… đều đã đến vui cùng chị, nhiều khi chẳng có lý do gì, chỉ là lời mời của một người thơ yêu bạn bè. Những lần như thế tôi thường được ăn ké. Chị còn có nhiều kỷ niệm với các văn nghệ sĩ rất nổi tiếng như Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Anh Thơ, Việt Phương… Chị là người dễ gần, hiền hậu, thảo tính thích chăm sóc bè bạn và  các đàn em văn chương. Trước khi đến 18 T2 chị ở trong một căn phòng rộng của khu tập thể  gần Đài Truyền hình Hà Nội. Đó cũng là nơi tụ tập của cánh văn chương. Nhà chị ngăn nắp sạch sẽ. Trên tường treo một số tranh sơn dầu của  nhà thơ – họa sĩ Chu Hoạch. Tôi cũng thích thơ Chu Hoạch và biết tình cảm của anh dành cho chị. Nhưng dường như hai người chỉ dừng ở mức độ yêu thương  quý trọng nhau. (Tôi chưa thấy Chu Hoạch tặng ai nhiều tranh như tặng cho Phan Thị Thanh Nhàn).

Sau khi người chồng thân yêu qua đời, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sống một mình nuôi con gái lớn khôn. Thời gian của chị thời trẻ luôn đầy ắp công việc. Việc chung, từ quản lý tờ báo cho đến biên tập, hướng dẫn các bạn trẻ ở các lớp sáng tác  làm thơ. Việc riêng là sáng tác thơ và truyện. Cảm hứng đến là tuôn chảy thành thơ. Đến nay chị đã in 8 tập thơ và 6 tập truyện ngắn với nhiều giải thưởng văn chương. Từ ngày nghỉ hưu, thời gian của chị vẫn tràn đầy công việc như thế, nhưng là viết truyện, làm thơ và sống vui với bạn bè. Chị rất chăm chỉ luyện tập nên vẫn giữ được vóc dáng như thời con gái, và có sức khỏe để đi được nhiều nơi, vui được nhiều cuộc. Những cuộc vui ấy, nhiều khi không phải vì bản thân mình mà chị vì mọi người, ai cũng muốn chị có mặt để cuộc vui trọn vẹn.

Chị là người đằm thắm, chung tình. Chị yêu ai thì yêu lâu bền, cho dù “thế gian” biến đổi. Tình yêu ấy là ngọn lửa trong trái tim nhân hậu của chị, là nguồn cảm hứng cho thơ chị:

Chỉ khi buồn khổ yếu mềm/ Nâng em dậy có lòng tin một người/ Anh là thực đấy anh ơi/ Trong em sáng một mặt trời thân yêu/ Ta như hai đứa trẻ nghèo/ Quả ngon chỉ dám nâng niu ngắm nhìn/ Đừng bao giờ nhé, chín thêm/ Sợ tan mất giấc mơ em một thời.

Không ít người đã chép những câu thơ sau đây của chị:

…Nếu anh đi với người yêu/ Chỉ xin anh nhớ một điều nhỏ thôi/ Con đường ta đã dạo chơi/ Xin đừng đi với một người khác em…

Một cái “ghen” rất tinh tế, ý nhị.

Nhiều bài thơ của chị đã đi vào cuộc sống như thế, đủ sức sẻ chia, an ủi, và nương tựa cho nhiều phụ nữ trong nửa thế kỷ qua.

Cho đến nay, chị đã sống một mình trên 40 năm. Chắc cũng có những mối tình thầm kín và đơn phương. Đơn phương phía chị thì ít, mà đơn phương từ phái nam thì nhiều. Có lẽ, chị không quên được cái bóng của người  xưa: “Một người mang đi hết/ Bao nhiêu là thông minh/ Chẳng còn ai hóm hỉnh/ Ai cũng đều nhạt tênh/ Tấm ván nằm chông chênh/ Sao rơi như nước mắt”.

Nói đến những người đơn phương yêu chị, tôi vẫn đùa chị rằng, em có bằng chứng, chị chẳng đơn phương tí nào. Tôi đưa rất nhiều bức ảnh họ chụp đôi cùng chị. Chị tươi cười trước cái ôm eo, ôm vai, cầm tay. Chị cười bảo: “Nếu đây là bằng chứng thì có hàng ngàn bằng chứng”. Tôi cũng đùa thế thôi, chứ biết có người yêu chị, có người thích được chụp cùng người nổi tiếng, có người muốn giữ làm kỷ niệm những chuyến đi có chị. Chị bảo, thời đại sống ảo, phây búc (Facebook) là một ví dụ, sống ảo cho đời thêm năng lượng, tội gì mà tự kỷ, mà buồn bã. Nếu có buồn gì đó thì cũng nên chóng giải tỏa, người buồn nhiều dễ sinh thù ghét. Quả thật chưa bao giờ thấy chị thù ghét ai. Các mối tình thật, và ảo chỉ là cái cớ cho chị sáng tạo, những bài thơ từ đó ra đời:

Chiều chia tay ta tránh chỗ đông người/ Hai đứa dạo theo bờ đê thân thuộc/ Trời vừa mưa vạt cỏ mềm đẫm nước/ Đất mịn màng tinh nghịch: vết chân đôi/ Lặng im thôi anh nhé lặng im thôi/ Sông đang hát theo rất nhiều cung bậc

Nhiều bài thơ đó có sức lay động lòng ta ghê gớm:

“Bàn tay em để trần/ Ngón đan vào năm tháng/ Bàn tay như ánh mắt/ Nói chiều sâu tâm tư/ Chỉ mỗi lần đặt nhẹ/ Lên vầng trán của anh/ Bàn tay em yên nghỉ/ Sau bao nhiêu nhọc nhằn”.

Nhắc đến Phan Thị Thanh Nhàn  là nhắc đến một người nổi tiếng với  nhiều bài thơ tình, nhưng cũng có những bài thơ chị viết không phải cho một mối tình mà là viết cho em trai năm 1969, mấy năm sau em trai chị hy sinh trong chiến trường tại A Lưới – Thừa Thiên Huế, năm 1974 như “Hương Thầm” hay bài  “Làm anh” của chị cũng vô cùng cuốn hút vì sự nhân ái và tinh tế của từ ngữ

“Hương thầm” và “Làm anh” đều đã được chọn đưa vào sách giáo khoa. Cuốn “Bỏ trốn” viết cho thiếu nhi của chị đến giờ được in lại nhiều lần, được Hãng phim truyện Việt Nam lấy làm phim và cũng được giải.

Khi hỏi chị suy nghĩ như thế nào về hạnh phúc, chị bảo ngay: “Ai biết bằng lòng với cuộc sống thì sẽ hạnh phúc. Tôi không so sánh với bất kỳ ai, bạn bè tôi có chồng, có con cháu đầy đủ, đấy là hạnh phúc của họ, còn tôi, tôi có niềm vui của tôi, người ta nói giàu về bạn, tôi có đông bạn bè, ấy là tôi giàu có, và dù có thế nào tôi cũng  thấy bằng lòng với cuộc sống hiện tại”.

Nguồn: https://vanvn.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm