TIN TỨC

Nhà văn Lê Lựu: Người cầm cày trên trang viết

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
621 lượt xem

Lê Lựu cầm bút như cầm cày. Ông là người cầm cày trên trang viết. Ông cày trước hết vào cuộc sống của nhân dân mình. Thời chiến tranh ông viết trong dàn đồng ca chung của những người cầm bút cùng thế hệ để ca ngợi những người cầm súng.


Nhà văn Lê Lựu (1938 – 2022)

Nhưng ông vẫn biết cách lật xới những đường cày của mình. Tiểu thuyết “Mở rừng” là như thế. Ở đó, giữa âm hưởng anh hùng, nhà văn đã cho bật ra những nốt trầm về sự tráo trở của con người. Ngay như ở truyện “Người về đồng cói” ca ngợi người thương binh về hậu phương vẫn giữ phẩm chất người lính trong công việc đồng quê thì những nốt trầm ấy vấn vương và có phần nặng hơn.

Có lẽ, từ những dằn vặt sớm có ấy khi nhìn vào cuộc sống bên ngoài mà Lê Lựu cũng đã sớm nhìn vào cuộc sống bên trong của mình, nhìn vào cuộc đời của chính mình. Tiểu thuyết “Thời xa vắng” của ông xuất bản năm 1986 làm giật mình và bối rối mọi người. Khi mà sự đổi mới xã hội chỉ vừa dấy lên. Khi mà mọi người chưa kịp soát xét lại mình. Khi mà mọi sự còn ngổn ngang, dang dở. Khi mà văn chương chưa kịp tìm lại mình trong sự quay về lại với con người. Khi đó Lê Lựu đã nói về một thời gọi là xa vắng nhưng thực ra vẫn đang là hiện tại. Đó là cái thời con người bị/tự đánh mất mình, chỉ sống bằng những cái ngoài mình.

Anh thanh niên nông dân có tên gọi Giang Minh Sài vào lính không phải do xung phong tự nguyện như những nhân vật văn chương khác. Anh chạy vào lính những mong trốn khỏi cuộc hôn nhân mà mình bị ép buộc. Trong khi đó, tình yêu đúng nghĩa mà anh có thì anh lại cũng trốn chạy, không dám giành lấy. Đó là nửa đời đầu của Sài, sống với cái không phải của mình. Anh bị buộc phải sống cho bố mẹ, họ hàng. Sống cho tổ chức.

Từ cuộc chiến trở về đời thường, Giang Minh Sài lại mắc vào những quan hệ rối rắm mà bản chất con người nông dân của anh không thích ứng được. Nửa đời sau anh phải gồng mình sống theo cái mình không có. Kết cục mọi sự với anh đổ sụp, hôn nhân thất bại. Từ thành phố anh chạy trốn về nông thôn, về quê mong tìm lại sự yên ổn. Đó là giải pháp nhà văn tìm cho nhân vật của mình. Thực sự là ông đẩy nhân vật vào bước đường cùng đó. Vì tác giả cũng không có lựa chọn nào khác. Ngay cả cho chính ông.

Giang Minh Sài như thế là một nhân vật bi kịch. Lâu rồi văn chương Việt Nam không có nhân vật hiểu như một cá nhân cụ thể có thân phận, số phận. Nhân vật như là con người này. Chủ nghĩa tập thể và tinh thần lạc quan cách mạng một thời gian dài đã chỉ ưa chuộng nhân vật tập thể mang tính chung của cộng đồng. Anh bộ đội – cô thanh niên xung phong là một mẫu hình tiêu biểu. Cả một nền văn học không gọi được tên một nhân vật nào. Đùng một cái, Giang Minh Sài xuất hiện. Đó đã là một nhân vật. Mà lại là nhân vật bi kịch, biểu thị một hiện tượng bi kịch. Và Sài từ đó trở thành tên gọi một con người, một số phận, một thời kỳ sống. Gọi cả luôn cho tác giả. Giờ nhắc tới Giang Minh Sài là người ta biết đang nói về cái gì. Một đời văn đẻ ra được một nhân vật như vậy đã có thể coi là thành công lớn. Lê Lựu và Giang Minh Sài gắn chặt nhau trong “Thời xa vắng”.

Giờ đây người nông dân cầm cày trên cánh đồng chữ nghĩa đã nằm xuống ở mảnh đất quê mình. Ông đã cày xong cuộc đời mình trên trang viết. Xong ư? Không, người đọc sẽ còn thay ông cày tiếp. Vì thời xa vắng chưa hẳn đã xa. Vì dưới lòng sông vẫn còn sóng, nhiều sóng.

Tưởng nhớ nhà văn Lê Lựu tôi tạm ghép tên các tác phẩm và các nhân vật của ông thành một bài thơ:

Người cầm súng một thời lầm lỗi

Mở rừng đi về phía mặt trời

Chưa yên hàn người về đồng cói

Bỗng thấy mình thành gã dở hơi.

Có hai nhà ở quê ngày ấy

Tâm địa sinh sóng ở đáy sông

Phía sau anh thời xa vắng vậy

Giang Minh Sài vẫn đứng đồng không.

(Người cầm súng, Người về đồng cói, Một thời lầm lỗi, Mở rừng, Phía mặt trời, Phía sau anh, Gã dở hơi, Hai nhà, Sóng ở đáy sông, Ở quê ngày ấy, Thời xa vắng – tên tác phẩm. Giang Minh Sài, Tâm, Địa – tên nhân vật).

Theo Phạm Xuân Nguyên/Vanvn

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trong màu xanh Vàm Cỏ
Nhà văn Hào Vũ, sinh năm 1950. Quê quán: An Hải, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại 6/3 Cư xá phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Xem thêm
Đỗ Thành Đồng và chuyển động đường thơ
Sau gần 15 năm đắm say đến điên cuồng với thi ca, nhà thơ Đỗ Thành Đồng, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản 7 tập thơ.
Xem thêm
Chuyện tình khó quên của Trịnh Công Sơn
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm
Nhà văn Ann Patchett: Thời gian tuyệt vời nhất là ở trên máy chạy bộ và viết sách
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ ​​Elizabeth Gilbert.
Xem thêm
Lê Minh Quốc và cuộc hành trình chữ nghĩa
Bài của nhà thơ Ngô Xuân Hội trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Thành Phong: Với chữ nghĩa, tôi như người đang yêu
Gọi Nguyễn Thành Phong là nhà thơ, nhà văn, biên kịch hay cái danh mà mang nhiều nghiệp nợ nhất là nhà báo, thì viết gì, dù là kiếm sống, anh cũng phải cố ở mức tốt nhất theo ý mình thì mới cho là được. Với chữ nghĩa, Nguyễn Thành Phong ví anh như người đang yêu, càng bị “ruồng rẫy”, càng thấy không thể bỏ cuộc.
Xem thêm
Vũ Cao - “Núi Đôi mãi mãi vẫn là Núi Đôi”
Nói đến nhà thơ Vũ Cao không thể không nói tới bài thơ Núi Đôi.
Xem thêm