TIN TỨC
  • Truyện
  • Đôi mắt của Bụt | Phương Giản

Đôi mắt của Bụt | Phương Giản

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-06-14 05:31:17
mail facebook google pos stwis
1775 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

PHƯƠNG GIẢN

Giữa đêm khuya thanh vắng, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng hệt một bản nhạc không hồi kết. Gió lùa qua ô cửa, quyện vào bóng đêm tối tăm, mát rượi. Nó ngồi trên ghế, bàn tay nhỏ nhắn lần mò thứ gì đó trên bàn. Nó học bảng chữ cái bất kể ngày đêm. Ừ! Thế thật đấy! Bởi nó vốn vẫn sống với bóng đêm biết bao năm rồi. Hồi 8 tháng tuổi, nó bị sốt một trận rồi bị cướp luôn khả năng nhìn thấy vạn vật.

Mẹ nó thức giấc lúc nửa đêm để uống nước. Chiếc đèn mờ bật lên, thấy nó ngồi ở bộ bàn ghế duy nhất trong nhà, mẹ tiến lại gần, nhẹ nhàng ôm nó: “Con ơi, khi con nghe không gian chỉ còn một khoảng tĩnh lặng hoặc chỉ còn tiếng côn trùng, không có tiếng người cười nói thì tức là đã đêm, phải nghỉ ngơi thôi”.

“Nhưng con không buồn ngủ. Ngày hay đêm cũng tối như nhau thôi”.

Giọt lệ chực trào ra nơi khóe mắt mẹ. Gần 6 năm nay, nước mắt mẹ khóc cũng sắp cạn rồi. “Nào, nghe mẹ, ngủ thôi”.

... Chiều làng quê man mác buồn. Áng vàng đỏ ngả dần về Tây, mặt trời vươn vai, ngáp dài một cái. Tiếng sáo diều vi vu, cao vút; tu hú rộn vang, bản nhạc hòa ca của ve sầu mãi không dứt. Bác nông dân mới ra đồng về, rôm rả bàn về vụ mùa bội thu. Bọn mục đồng ríu rít từ phía xa vọng lại. Cô gái bé nhỏ năm ấy giờ đã là thiếu nữ, cảm nhận thế giới quan bằng đôi tai nhạy bén. Cái Lan - bạn thân gần nhà nó mới từ đầu làng về, vội sang ngay nhà nó: “Này, ngô của bà Ba đấy! Bà bảo cầm riêng về cho mày”.

Nó nhận lấy chiếc ngô nóng hổi: “Chiều mai cho tao theo với nhé, một mình ở nhà chán quá”.

“Cô giáo bảo sẽ tới nhà mày mà”.

“Phải rồi, quên mất. Cô bảo tao đọc cách giải, cô ghi vào vở giúp, để mày có nhiều thời gian ôn tập hơn. Sắp tốt nghiệp rồi, phiền mày nhiều quá”.

“Mười tám năm mày sống trong bóng tối mới cực. Tao có đầy đủ bộ phận, giúp mày chút có là gì đâu”.

“Tao không được dự thi, cũng chẳng thấy gì mà phụ giúp bố mẹ, tao thấy mình vô dụng quá”.

“Vớ vẩn, chỉ là chưa tìm được công việc phù hợp thôi. Cố lên!”.

“Mày phải thi tốt đấy”.

“Ừ, tao về đây”.

Đêm cô quạnh. Gió nhè nhẹ thổi bay làn tóc. Nó ngồi trước hiên, bó gối buồn rầu. “Ước gì mình cũng có một đôi mắt để ngắm nhìn thế giới. Mẹ kể quê hương đẹp lắm, bình yên lắm. Hoa quỳnh thơm quá! Nó có màu trắng, mà màu trắng là như thế nào nhỉ? Chán thật! Mình chẳng biết thế giới tươi đẹp ngần nào nữa”.

Những tiếng thở dài nối tiếp trong màn đêm u tối. Nó viết văn hay, làm toán cũng giỏi nhưng nếu tự viết thì bài làm chỉ như một tờ giấy nháp. Bao nhiêu năm nay đều nhờ cái Lan và cô giáo viết hộ. Nhưng thi trung học phổ thông quốc gia đâu ai lại chấp nhận như thế. Nhiều đêm nó bó gối ngồi lặng khiến bố mẹ đau xót không thôi.

“Em thương con quá, thiệt thòi đủ đường. Con bé lại sống nội tâm, khó mà thấu được tâm tư. Năm đó là em sai, em nên đưa con đi bệnh viện chứ không nên tin vào những bài thuốc mà dân làng truyền tai nhau. Nếu em không mắc phải cái lỗi tai hại ấy, con cũng đâu phải sống khổ sở nhường này”.

Tâm sự của mẹ như một con dao sắc nhọn cứa vào tim bố, rỉ máu xót xa. Bố trầm tư, thi thoảng lại thở ra một làn khói trắng mờ ảo, quyện quanh gương mặt có vài nếp nhăn, hằn lên vết nứt mà thời gian để lại.

Một thời gian sau, mẹ nắm tay nó, khóe mắt hơi đỏ, giọng khàn khàn: “Có người hiến mắt cho con rồi, con sẽ thấy ánh sáng, sớm thôi”.

“Thật hả mẹ? Nhưng ai mà lại tốt thế?”.

“Chuyện này... Mẹ cũng không rõ, nhưng con cứ phẫu thuật trước đã rồi tính sau”.

Trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra, nó phải khám tổng quát. Gần nửa tháng nay nó cứ kêu đau bụng mãi khiến bố mẹ nó cũng rất lo lắng. Cầm tờ giấy xét nghiệm trong tay, mẹ gần như sụp đổ. Mẹ khóc nấc lên, nước mắt giàn giụa trên khuôn mặt khắc khổ. Vốn nghĩ mọi chuyện đã ổn thỏa rồi, ai ngờ hiện thực lại thẳng tay giáng xuống gia đình nó một trận đòn bất ngờ.

Nó là con một bởi bố mẹ chỉ muốn toàn tâm lo cho nó, nó đã quá tủi khi không thể thấy gì rồi. Nay khám bệnh lại ra bị hoại tử. Cả bầu trời hy vọng biến thành một mảng đen kịt, chỉ chờ sấm chớp bão giông kéo tới. Mẹ cố vớt lại một tia hy vọng từ chỗ bác sĩ nhưng tia sáng nhỏ nhoi ấy cũng vụt tắt: “Bệnh này rất khó nói trước. Chỉ tạm ổn một thời gian, sau đó, xác suất rất cao là lại tái phát. Gia đình phải chuẩn bị tinh thần”.

Bác sĩ rời đi, cả hành lang trống trải còn mình mẹ ngồi dưới sàn. Mùi thuốc sát trùng, mùi máu, mùi ẩm nặng nề cũng không bằng sự cô đơn, quạnh quẽ nơi mẹ. “Vợ chồng tôi nào đã tạo nghiệt gì mà con gái phải chịu khổ như thế? Con bé hiền lành, giỏi giang, lại cố gắng, ai thấu đây?”.

Nó nằm ở viện chờ ngày phẫu thuật. Dì đến chăm sóc nó, vô cùng chu đáo.

*

Mẹ nó đứng trước cổng ngôi nhà lớn, bối rối đan chặt hai tay, mãi mới dám nhấn chuông. Một người phụ nữ già, trông phúc hậu ra mở cổng. Bà sững người, đôi môi mấp máy mà không biết nói gì.

“Mẹ, con xin lỗi”.

“Vào nhà rồi nói”. Bà cố tỏ ra lạnh nhạt, xoay người đi thẳng.

Người đàn ông ngồi trên ghế, uy phong nghiêm nghị. Bà đứng cạnh ông, lo lắng nhìn về phía mẹ nó đang quỳ trước mặt.

“Con nhận, con bất hiếu, con ngang bướng vì khi xưa đã không nghe lời bố. Bố không nhận đứa con này cũng được, nhưng con bé là cháu ngoại bố, đứa cháu duy nhất của bố, bố phải cứu nó”.

“Ai bảo mày theo một thằng không tiền không tài hả? Ai bảo mày giữ lại cái thai đó? Giờ đến con mình cũng không bảo vệ nổi, mày còn được cái tích sự gì? Thằng đó có còn là đàn ông nữa không? Cái bồng bột, cái gọi là tình yêu của mày, tự mày chọn thì mày tự giải quyết. Cút, bước ra khỏi nhà tao ngay, tao không có đứa con như mày”.

Ông tức giận, mặt đỏ phừng phừng, tay đỡ trước ngực. Bà vỗ vỗ lưng ông, giúp ông thuận khí. Mẹ không khóc, kiên cường đến lạ: “Em con không thể mang thai, con bé là đứa cháu duy nhất của bố, bố cũng nhẫn tâm không muốn nhận sao?”.

Mẹ liên tục nhấn mạnh vấn đề này, mong ông rủ lòng thương với đứa bé. Nhưng ngược lại, mẹ khiến ông tức điên lên: “Mày còn dám nhắc à? Có biến ngay không? Tao không muốn nhìn thấy mày nữa”.

“Trước kia là bố lo cho con. Con hiểu, nhưng lựa chọn của con là đúng. Chúng con luôn yêu thương đùm bọc nhau. Tình yêu đã chiến thắng. Giờ con muốn bảo vệ con mình, làm mọi thứ mong cho con bé được sống. Nếu bố đã kiên quyết từ con, không muốn cứu cháu, con cũng chẳng dám ở đây thêm phút giây nào nữa. Dù sao, con vẫn cầu cho bố mẹ khỏe mạnh”.

Mẹ đứng dậy, bước đi. Bóng lưng đơn độc, quật cường khuất dần.

“Ông ơi, ông cho chúng nó vay cũng được. Để nó cứu cháu rồi tính. Tôi xin ông, cháu nó làm sao, tôi ân hận cả đời”. Bà thực sự đã mềm lòng trước lời khẩn khoản của mẹ. Lòng người mẹ luôn bao dung và vị tha, chỉ tiếc con cái không thấu hết mà thôi.

“Bà xem, bà cũng gần đất xa trời rồi. Cứ để chúng nó tự lo, nếu trước kia nó đã quyết định bỏ nhà theo tình yêu thì giờ lấy tình yêu ra mà lo cho cuộc sống. Đấy chính là cuộc đời. Khi nó đã bước vào vòng xoáy đó, tự nó phải đấu tranh giành lấy hạnh phúc. Cũng như tôi năm đó đã kiên quyết cản nó nhưng nó một mực cãi lại, giờ đây, cả tôi và nó đều phải chấp thuận ván bài do cuộc đời sắp xếp, không có cách nào chống đối”.

*

Bố trầm ngâm một lúc, khói thuốc dày đặc tỏa dần trong không khí.

“Em mượn dì được 30 triệu rồi, hay mình vay thêm ngân hàng?”.

“Cái nhà này có đủ để thế chấp không?”.

“Không thì làm sao mới đủ tiền?”. Mẹ gần như bất lực, giọng nói đầy mệt mỏi.

“Bán ruộng, bán nhà, vay lãi ngày”.

“Anh bị sao thế? Không còn cái gì cả, cứu con xong thì cả nhà cũng chết đói luôn, lại còn bị siết nợ nữa, lãi cắt cổ đấy”.

“Hết cách rồi. Anh là thằng đầu đường xó chợ, không có bố mẹ để nhờ, còn bố mẹ em vì anh mà từ em. Anh là thằng vô dụng, đến con mình cũng không có cách nào để chữa”.

Giọng bố khàn khàn, nghẹn ngào và cay đắng. Cuộc đời bất công đến như vậy đấy, đến đứa con duy nhất cũng hại nó ra nông nỗi này.

*

Hôm nó vào phòng phẫu thuật, hành trình tìm lại ánh sáng bắt đầu. Bên ngoài chỉ có dì và mẹ ngồi đợi. Hồi hộp, lo lắng, run sợ cả nửa ngày. Cuối cùng nó cũng được chuyển tới phòng hồi sức. Mẹ thở phào, mất sức, giờ mới dám chìm vào giấc ngủ. Khoảng một tuần sau, băng mắt được gỡ bỏ nhưng nó vẫn chưa được tiếp xúc với ánh sáng mạnh, chỉ ở trong căn phòng mờ mờ tối.

Khoảnh khắc nhìn thấy mẹ, nó xúc động chực trào nước mắt. Y tá vội vàng nhắc nhở: “Bình tĩnh nào, khóc dễ ảnh hưởng tới mắt lắm”.

Nó nhẹ chạm vào mẹ, mẹ tiều tụy đi nhiều, vành mắt đỏ hoe.

“Mẹ ơi, bố đâu?”.

“Bố con, mẹ cũng không biết. Một tuần nay đều không thấy đâu cả”. Mẹ cúi gằm mặt, thấy có lỗi khi nói dối nó.

“Mẹ lấy đâu ra nhiều tiền thế?”.

“Là dì con thế chấp nhà vay tiền giúp mẹ”.

“Bụng con...”.

“Sao thế, vẫn còn đau à?”.

“Vâng”.

“Mắt thì ổn rồi nhưng bệnh hoại tử này thì khó nói, chỉ là tạm ổn thôi. Sau 15 ngày nữa nếu không có vấn đề gì thì có thể về nhà, bao giờ tái phát thì không dự đoán trước được”. Bác sĩ chủ trị lên tiếng từ cửa.

... Suốt 10 ngày sau đó, mẹ mang những bức ảnh từ lúc nó còn nhỏ rồi hình ảnh con vật, đồ dùng, hình các nước trên thế giới... cho nó xem.

“Tại sao bố lại không gặp con? Mẹ có từng đi tìm bố không?”. Bố vẫn là nỗi lo lắng lớn nhất trong nó hiện giờ. Được nhìn thấy mọi thứ mà người thân yêu nhất lại không thể gặp. Bố có biết nó đã ổn rồi không? Bố có biết nó đã nhìn được rồi không? Bố không muốn gặp nó sao? Bố đi đâu rồi?

“Chắc là bố đi làm ở làng bên”.

“Con nhớ bố”. Bao tình cảm, nhớ thương của nó dồn nén trong 3 tiếng ngắn ngủi mà mênh mông ấy.

… Đêm đó, nó mơ thấy ông Bụt có mái tóc trắng, mắt nhắm nghiền, xung quanh tỏa ra làn khói trắng hư ảo.

“Ông ơi, cháu muốn gặp bố”.

“Đó là một kẻ thất bại, không có tiền bạc, không có tài cán, không có nổi một ngôi nhà đẹp, không lo cho vợ con được chu đáo, con vẫn muốn gặp sao?”.

“Ông sai rồi, bố là người tuyệt vời, ông ấy có tình yêu và tình thương. Khó khăn, gian khổ cũng chưa từng bỏ rơi, cáu gắt với mẹ con cháu”.

Bụt bối rối: “Nhưng... Đừng hy vọng nữa”.

“Ông có phải là Bụt không? Sao ông không giúp cháu thực hiện điều ước? Cháu đã nhìn được, vậy mà bố không muốn gặp cháu là sao?”.

Nó bật tỉnh, mồ hôi đầm đìa, cơn đau từ bụng truyền tới. Nó ôm bụng đầy đau đớn: “Mẹ, mẹ ơi!”.

Mẹ nằm bên cạnh, hốt hoảng dậy gọi bác sĩ. Nửa đêm, nó một lần nữa vào phòng cấp cứu. Gần hai tiếng sau, bác sĩ lần lượt đi ra, bác sĩ chủ trị của nó dừng trước mặt mẹ: “Chúng tôi đã cố gắng hết sức, mong người nhà nén nỗi đau thương. Hoại tử là bệnh khó chữa, máu của con gái chị lại không lành tính, nhiễm trùng vết thương cùng với sự lan rộng, hủy hoại nội tạng, cháu sẽ… không được đến sáng”.

Bác sĩ đi xa, mẹ cười xót xa, trông thật đau khổ, nhàn nhạt nói: “Anh nghe rõ rồi chứ? Trốn tránh làm gì nữa”.

Bố nhắm mắt, sau mấy hôm mà đầu đã bạc đi nhiều, tay cầm cây gậy dò đường phía trước, bước chân gấp gáp, vội vàng. Mẹ đỡ bố vào phòng, nó nằm giữa những mảnh vải trắng, yên lặng. Y tá thấy hai người thì ra ngoài. Giọng nó thều thào: “Mẹ ơi, con nhớ bố”.

“Bố đến gặp con này”. Mẹ nghẹn ngào, khẽ xoa chóp mũi để không bật khóc.

Từ từ mở mắt, nó giật mình: “Ông Bụt, bố giống ông Bụt quá! Sao bố cứ nhắm mắt thế? Bố nhìn con đi bố. Hay...”.

“Con đừng nói gì nữa, mẹ xin con!”. Mẹ không cản được cảm xúc của bản thân, nước mắt cứ thế tuôn rơi.

“Là thật ạ? Tại sao bố làm như thế? Con chỉ được 10 ngày không trọn vẹn”.

“Vì con là con gái của bố. Dù có hi sinh để đổi lại chút hạnh phúc cho con, bố cũng bằng lòng”.

“Không, không có mắt, bố sẽ thế nào? Con không cần, con không cần mắt nữa”.

“Cho đến cuối cùng, con có thể nhìn thấy bố mẹ, nhìn thấy thế giới bằng cảm nhận của riêng con rồi. Với bố, vậy là đủ. Bố mẹ sinh ra con, lại để con thiệt thòi bao năm, nay coi như bố đền bù cho con”.

“Bố thật ích kỉ! Con sẽ chẳng còn bao lâu trên thế gian này nữa, không nhìn được cũng chẳng sao. Nhưng bố có nghĩ tới chưa, món nợ mà gia đình đang gánh? Một mình mẹ lao động có thể trả nổi không? Mẹ đơn thân độc mã vất vả, nuôi thêm cả bố nữa, bố thấy tình hình có ổn không?”.

Một người nằm trên giường bệnh khóc rưng rức, một người dưới sàn ôm mặt, phát ra những tiếng nấc nhỏ, một người lại chỉ đứng đó, bóng lưng thẳng tắp, đã từng là nơi che chắn cho cả một gia đình trước kia. Trời dần sáng, rốt cuộc trong phòng cũng có người ngừng khóc...

Tuổi trẻ của nó gắn với những đau thương và mất mát. Vốn nghĩ rằng cuộc đời sẽ sang một trang mới tươi sáng, ai ngờ cuộc đời bất công như vậy, cướp đi sự sống của một cô gái đang độ mười tám, đôi mươi. Tưởng chừng ông Bụt chỉ có trong cổ tích, ai ngờ người mang phép màu đến với nó chính là người thân thiết nhất.

“Người sai rốt cuộc là ai?”.

Năm đó, bố nhậu với chú hàng xóm tới tận khuya. Về nhà là nôn mửa, ngủ say không biết trời đất. Nó bị sốt, mẹ không còn cách nào, đành phải thử phương thuốc truyền tai của người làng. Mẹ vốn xuất thân là con nhà gia giáo trên thành phố. Với những bài thuốc này, mẹ chỉ bán tín bán nghi nhưng mẹ đã làm. Sau lần đó, bố hối hận, cắn rứt cho tới tận bây giờ. Nếu hôm đó bố không đi nhậu, nếu hôm đó bố không say, nếu hôm đó bố ở nhà, đưa nó đi bệnh viện kịp thời. Nhưng không có nếu… nữa rồi.

Bố đã đặt quá nặng lỗi sai về mình, bóng ma tâm lý về việc đó quá lớn nên mới cho con đôi mắt. Thật không ngờ, con chỉ sống với ánh sáng thêm 10 ngày ngắn ngủi. Bố có nhiều điều muốn nói, nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu”.

“Trên đời, làm gì có Bụt bước ra và cho chúng ta điều ước. Tất cả mọi thứ, nếu không phải do ta tự giành lấy thì chính là nhờ bố mẹ ban cho”.

“Bóng tối bủa vây khuất mặt trời

Nó chẳng còn thấy thứ tuyệt vời

Thiệt thòi đôi mắt ai lấy mất?

Khổ đau đã cất, biết làm sao?

 

Trong lòng thầm nguyện ước ao

Bụt hiện trước mắt và trao cho mình

Đôi mắt thật sáng để nhìn

Tỏ tường mọi vật, muôn hình thế gian.

Bụt nghe được tiếng thở than, 

Hoàn thành điều ước, người van vui mừng.

Thế gian ai cũng đã từng,

Nghe qua đôi cảnh trong mừng có xui

Kịp đâu nghe tiếng cười vui,

Mà trong nỗi ấy có người tủi thân.

Gia cảnh khổ nỗi cực bần

Bệnh nào có một mà lần đường an.

Mộng đẹp giờ như vỡ tan,

Rứt ruột, vay nợ, cơm chan với sầu.

Nước mắt là thứ chẳng mầu,

Nên nào ai hiểu mà cầu cùng cha.

Người đời bảo khéo kêu ca

Nhưng đâu ai biết là xa con rồi!

Thương con tự thuở nằm nôi,

Thiệt thòi con chịu giờ hồi lại đây

Con đi cùng những đám mây

Con ơi con hỡi, khổ này ai mang?”

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chàng hoàng tử và cánh buồm nâu
Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Xem thêm
Con mèo đốm đen – Truyện ngắn Khuê Việt Trường
Chị gặp nó vào một buổi sáng, đêm hôm qua thành phố có cơn bão rớt, mưa suốt đêm, gió cứ gào qua phố làm chị không ngủ được.
Xem thêm
Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung
Cho đến khi gần đất xa trời, ông Tám vẫn nhớ như in cái mùi của món bánh lọt ngọt. Màu xanh của lá dứa, màu nâu của đường mía, màu trắng của nước cốt dừa, khi ăn, nó ngọt thanh, hơi béo, trơn tuột vào đầu lưỡi, dai dai, nhai sơ sơ, nuốt một cái, ngon gì đâu. Đặc biệt là hoàn cảnh ông thưởng thức món ăn lúc đó, một kỷ niệm sâu dậm không bao giờ phai.
Xem thêm
Cha và con – Truyện ngắn của Kim Uyên
 Lão không muốn kéo dài sự cô đơn trong ngôi nhà của mình nữa. Nhưng quyết định rời khỏi căn nhà thân yêu quả là quá khó khăn. Vợ lão chết đã mấy năm nay, vài người hàng xóm khuất xa, bạn bè nhạt nhòa tin tức – lão chỉ một mình!
Xem thêm
Đêm nay anh ở đâu? | Truyện ngắn của Hoài Hương
Tác phẩm đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Đồng trăng – Truyện ngắn của T.Diên Lâm
Mặt trời nhả màu đỏ quạch lên mảnh đá đầu làng, tỏa màu huyết dụ, gã đưa tay nâng điếu tẩu cũ mèm, bám đầy những cợn bã thuốc lâu ngày không cọ rửa, làn khói vẩn đục cuộn trọn quanh mặt gã rồi tản lạc mờ dần, ánh mắt gã nhìn xa xăm, hiện qua làn khỏi mỏng, những mảng da sần sùi, thô nhám chi chít rổ, hằn một vết sẹo dài trông nặng đến khó nhìn.
Xem thêm
Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò…
Xem thêm
Cá sấu báo thù – Truyện ngắn của Hồng Chiến
 Những cây gỗ hương cao lừng lững, đứng thành hàng như được xếp vào ô bàn cờ, trải dài trước mắt gần như vô tận. Ngửa mặt nhìn lên không thấy gì ngoài lá và cành cây. Dưới mặt đất chỉ có một con đường mòn dày đặc dấu chân trâu rừng đi giữa các hàng cây.
Xem thêm
Đứa con không về | Truyện ngắn của Bích Ngân
Người sung sướng nhất hẳn là nội tôi. Thoạt đầu bà không tin người đàn ông cao lớn, để ria, mang kính cận đang ôm chầm lấy bà lại chính là thằng Sang sún, người tròn như củ khoai đã rời bà lên tàu ra Bắc khi vừa lên tám.
Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm