TIN TỨC

Những hy sinh thầm lặng thời Covid-19 hé lộ trong văn chương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-12-15 10:16:02
mail facebook google pos stwis
940 lượt xem

Những hy sinh thầm lặng’ là tên gọi cuộc thi bút ký vừa khép lại, do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức, nhằm tôn vinh giá trị nhân ái trong giai đoạn chống dịch Covid-19.
 


Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương, một nhân vật được phản ánh trong "Những hy sinh thầm lặng".
 

“Những hy sinh thầm lặng” nhận bài dự thi từ14/2 đến ngày 30/9. Vì đô thị lớn nhất miền Nam từng là tâm dịch Covid-10, nên cuộc thi “Những hy sinh thầm lặng” thu hút sự tham gia của nhiều tác giả đủ mọi ngành nghề.

“Những hy sinh thầm lặng” đặt ra tiêu chí bút ký văn học, nghĩa là các nhân vật và các tình tiết không thể dừng ở cấp độ phản ánh truyền thông, mà câu chuyện thể hiện còn phải chất chứa một hàm lượng thẩm mỹ nhất định.

Theo đánh giá của ban tổ chức và ban giám khảo “Những hy sinh thầm lặng”, các tác phẩm dự thi đều đi sát, đúng chủ đề. Nhân vật và câu chuyện trong tác phẩm đều là người thật, việc thật cùng các hình ảnh sinh động.

Nhân vật qua các tác phẩm dự thi là những y bác sĩ tuyến đầu, các cán bộ chiến sĩ công an, quân đội làm nhiệm vụ ở tâm dịch; các tình nguyện viên, doanh nhân với tấm lòng vàng, văn nghệ sĩ tham gia chống dịch với tất cả tình cảm và sự dấn thân, không ngại hiểm nguy…

“Những hy sinh thầm lặng” ca ngợi điều gì? Đó là những tấm gương quên mình vì nhân dân, đất nước, góp phần đưa đất nước vượt qua đại dịch, trở lại cuộc sống bình yên, hồi phục kinh tế xã hội…

Đối với một đại sự kiện như Covid-19 thì số phận mỗi cá nhân rất nhỏ bé. Cho nên, bút ký viết về người thật việc thật trong cao điểm căng thẳng chống dịch, là một thử thách không đơn giản. Lên giọng đạo đức, liệt kê số liệu hay nỉ non than khóc đều không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy, cuộc thi “Những hy sinh thầm lặng” không tìm được tác phẩm xứng đáng trong số 20 tác phẩm lọt vào chung khảo, để trao giải Nhất.


Bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn khám bệnh cho trẻ em trước đợt dịch
 

Hai giải Nhì (mỗi giải 10 triệu đồng) thuộc về tác giả Hải Văn với “Di sản từ trái tim Cường béo” và tác giả Anh Thư với “Màu xanh của bác sĩ Nhẫn”.

4 giải Ba (mỗi giải 7 triệu đồng) được trao cho tác giả Thanh Hiệp với “Kỳ nữ Kim Cương gieo yêu thương, gặt nhân ái”, tác giả Hoài Hương với “Cây kèn tỏa năng lượng và niềm tin chiến thắng”, tác giả Ngọc Lan với “Chữ tình đọng lại”, tác giả Minh Đan với “Tình Sài Gòn cưu mang tôi, nay tôi gởi lại Sài Gòn”.

Ngoài ra, cuộc thi "Những hy sinh thầm lặng" còn có 4 giải Tư (mỗi giải 5 triệu đồng) trao tặng tác giả Phạm Thị Toán với “Nơi chỉ có tiếng máy thở monitor”, tác giả Nguyễn Ngọc Khuyến với “Sứ mệnh mới của cha đẻ ATM gạo”, tác giả Nguyễn Thành Úc với “Tim đập lại rồi, bác sĩ ơi”, tác giả Nguyễn Thị Bội Nhiên với “Cha và con tình nguyện vào Nam chống dịch”.

Tuyển tập các tác phẩm tiêu biểu của cuộc thi bút ký “Những hy sinh thầm lặng” cũng được Nhà xuất bản Văn Học ấn hành, như một món quà kết tinh nỗ lực cộng đồng vượt qua đại dịch toàn cầu.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm