TIN TỨC

Những ngọn khói về trời – Nhắc nhau đừng quên những ngày gian khó

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1368 lượt xem

LÊ NGUYỆT MINH

Tập trường ca Những ngọn khói về trời của nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo mới ra mắt bạn đọc, như nhắc nhớ mỗi người từng đi qua và sống sót trước sự tàn khốc của đại dịch COVID-19 đừng quên những ngày khó khăn và hãy biết trân trọng mỗi phút giây bình yên mà mình đang có.

Những ngọn khói về trời là một tập trường ca mới ra mắt của nhà thơ Bùi Phan Thảo. Ngay từ đầu tập thơ, nhà thơ đã giãi bày cùng độc giả những khắc khoải sâu xa trong lòng anh khi viết lên rất nhiều câu thơ nặng gánh suy tư. “Hầu như mỗi người trong chúng ta, ai cũng có câu chuyện của riêng mình về Covid-19. Kể ra để sẻ chia hay giữ lại để thẩm thấu đều là lựa chọn của mỗi người. Nhưng nỗi đau, ký ức buồn thì vẫn vẹn nguyên, không dễ phôi phai. Để nhắc nhớ rằng: Không gì tốt đẹp hơn đời sống. Không gì quý giá như mạng sống. Hãy sống với nhau cho thật đúng nghĩa làm người”.

Tôi thích nhất mấy câu thơ này trong Những ngọn khói về trời:

Vượt lằn ranh tử sinh

người về trong hạnh phúc

cúi mình hôn hoa nở

trước hiên nhà

Bốn câu thơ thôi nhưng gói trong đấy bao nhiêu chiều kích không gian và thời gian. Trong khoảng mênh mông nhưng nén chặt đến thắt lòng ấy, là biết bao nhiêu cảm xúc khi thì nén lại, lúc thì òa vỡ, sinh mệnh con người giữa những ngày đại dịch như ngọn đèn treo trước gió. Sống trong sợ hãi, lo âu, nhìn và chứng kiến bao nhiêu cuộc chia ly, bao nhiêu sự ra đi, rồi mình sẽ còn hay ở? Để rồi, nếu bạn may mắn được “trở về” bình an giữa can qua ấy, mới biết mái hiên nhà mình, hoa nở đẹp đến thế nào, bình yên và thiêng liêng thế nào. Khoảnh khắc ấy chính là khoảnh khắc của sự vĩnh cửu, của những vượt thoát qua bao nhiêu khổ đau để trở về.

Để viết được câu thơ ấy, hẳn đã có nhiều bài thơ lột tả sâu sắc nỗi nhớ, niềm đau không chỉ của nhà thơ mà của nhân sinh ngoài kia. Họ - với biết bao nhiêu phận đời, biết bao nhiêu công việc, biết bao nhiêu trở trăn, đã cùng nhau gồng lên với một Sài Gòn những ngày đại dịch đầy khắc khoải, không thể quên.

Anh Bùi Phan Thảo là một nhà báo, công tác nhiều năm tại báo Người lao động, một tờ báo lớn với ăm ắp tin bài, thời sự. Và trong nhà báo ấy, luôn có trái tim ấm áp, đầy thấu cảm của một nhà thơ. Ngoài công việc xử lý tin bài mỗi ngày, giữa giai đoạn Sài Gòn gồng mình lên vì đại dịch Covid-19, anh Bùi Phan Thảo còn dành rất nhiều nỗi niềm, tâm tư, như một sự “cúi xuống thật gần” nỗi đau của những nạn nhân ra đi vì Covid-19. Nhiều khi nhà báo ấy lại ngồi thần người ra vì những con số tử sinh, những ca dương tính vì Covid, từ vài trăm, vài ngàn, vài chục ngàn, trăm ngàn… cứ chất chồng như không dừng lại. Một nhà báo lúc ấy, thầm lặng nhưng miệt mài với công việc làm báo online tại nhà, đứng trên tầng cao nhìn xuống phố phường vắng lặng bóng dáng người đi trong bao ngày đại dịch. Và những câu thơ cũng ra đời từ những ngày như vậy.


Nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo. Anh là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, với bút lực dồi dào, ăm ắp suy tư trước đời sống... được thể hiện qua từng trang viết.

Trường ca Những ngọn khói về trời, được anh viết từ khi dịch mới chớm ở Sài Gòn cho tới khi dịch lên đỉnh điểm và khi dịch giãn dần, qua đi. Những bài thơ như sự nối tiếp qua nhiều giai đoạn của một thành phố lớn. Từ ngấp nghé âu lo, tới hồi hộp, nặng nề và sự trở về trong hồi sinh. Những cung bậc cảm xúc, yêu thương ấy được nhà thơ Bùi Phan Thảo khắc họa sâu sắc trong từng câu thơ:

Bán giấc mơ giàu sang cho người đời

tôi mơ gì cho mình ngoài giấc ngủ vùi

đôi chân rã rời đôi tay trơ ngón khô cong

ôm tôi vào nỗi nhớ quê đồng khô cỏ cháy

lũ ngập nhà trổ nóc mà kêu

hay như:

Tôi là một người bán vé số

Chắp tay cầu đại dịch qua đi

(Đêm trước ngày phong tỏa)

Rồi tới bài Nhân loại bàng hoàng, Bùi Phan Thảo như mở rộng trái tim mình hơn, sự thấu cảm như bay xa ra cả những vùng trời đâu chỉ trong đất nước mình:

Đến tháng 3-2020, SARS-CAOv-2 thành đại dịch toàn cầu

cả những đảo ngoài khơi xa trên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương cũng không thoát khỏi bầy virus corona

những bệnh viện khắp nơi quá tải

những con số tử vong đầy lên mỗi ngày

(Nhân loại bàng hoàng)

Và rồi lại trở về với Sài Gòn, như muốn dang rộng vòng tay nhỏ bé của mình mà ôm lấy cả một thành phố phồn hoa đang cơn đau bệnh:

Sài Gòn đau trời đất cũng đau

những chùm ca bệnh dồn vào hẻm nhỏ

khăn tang trắng từ đầu con phố

nước mắt vòng quanh ra đến bờ kinh

(Sài Gòn một phần thân thể)

Giờ ngồi đọc lại thơ Bùi Phan Thảo, như một máy chiếu sắc nét từng ngõ phố, từng phận người chưa thể nguôi ngoai về một thành phố từng gánh thương đau vì dịch bệnh. Chúng ta, hẳn vẫn còn thảng thốt. Hai năm hoành hành của Covid-19 với những khốc liệt đến bàng hoàng.

Nhưng dù thế sự sống vẫn tiếp diễn, trong lụi tàn luôn có hồi sinh như một sự luân chuyển tất yếu của vạn vật, nhân sinh. Khổ đau hay mất mát, chỉ để ta trân trọng hơn từng phút giây được sống, để biết mình vẫn còn có một gia đình hay một công việc để đi về, dẫu có mất mát trước đó, thì hồi sinh vẫn luôn ở đây, đón chờ bạn.

Hoa đã nở vàng trên phố

trong gió tin vui đưa về

lá vẫn xanh

đời lại điểm danh

điểm mặt

không ai không điều gì có thể lãng quên

(Hồi sinh)

Bạn gọi Những ngọn khói về trời là gì? Là một tập thơ? Hay trường ca dằng dặc tâm tư? Với tôi, đó không chỉ là thơ, mà còn là một bộ phim quay chậm, mà ở đó, tác giả không phải là diễn viên, cũng không phải là đạo diễn, anh chính là một camera chân thật nhất, âm thầm nhưng không vắng bóng trên bất kể một biến chuyển, đổi thay nào trong suốt hai năm đại dịch ở Sài Gòn.

Nguồn: https://duyendangvietnam.net.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm