TIN TỨC

Những vần thơ cánh phượng 

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-12-21 15:38:06
mail facebook google pos stwis
532 lượt xem

Trần Thế Tuyển 

Khoảng giữa năm 2008, một buổi chiều, phòng lễ tân của  báo Sài Gòn giải phóng gọi cho tôi, bảo rằng có một vị khách  tìm tổng biên tập. Từ tầng ba tòa nhà cũ tại số 432 Nguyễn Thị Minh Khai tôi vội bỏ đống bài vở chạy xuống. 

Tại phòng khách, một người đàn ông luống tuổi, trang phục giản dị, mặt hóp, da nhăn, mái tóc hoa râm, vài sợi phủ trán đang đợi. Người khách tự giới thiệu là Hải Như. "Được tin anh mới về nhận công tác tại báo SGGP, tôi ghé thăm. Chúc mừng anh nhận trọng trách". 

Tôi đỡ nhà thơ nổi tiếng ngồi xuống ghế. 

Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi thật gần gũi ấm áp, khi tôi nói với nhà thơ Hải Như rằng cha tôi là người Nam Định, mẹ tôi là người Hải Phòng và đặc biệt, tôi có quen con trai ông...

Đã đọc thơ Hải Như từ lâu, đặc biệt những bài thơ viết về Bác Hồ và Hải Phòng- Thành phố Hoa phượng đỏ, tôi ngưỡng mộ nhân cách và bút pháp của nhà thơ.

Nhà thơ Trần Thế Tuyển phát biểu trong buổi tọa đàm tưởng nhớ nhà thơ Hải Như

Với tư cách người hằng ngày đọc báo SGGP, nhà thơ Hải Như mạnh dạn góp ý về nội dung và hình thức tờ báo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố; đặc biệt trang Văn hóa văn nghệ chủ nhật. Tôi chăm chú lắng nghe. Tôi nhớ mãi, ông kiến nghị cần cải tiến trang văn nghệ, nên chăng phát động cuộc thi thơ, truyện ngắn về thành phố mang tên Bác. Là nhà thơ sở hữu các tác phẩm" đi cùng năm tháng", ông góp ý thơ đăng báo SGGP phải chân thực, dễ đi vào lòng người, gần gũi, ai cũng có thể thưởng thức được, nhất là người lao động. Trước khi ra về, nhà thơ Hải Như trao cho tôi bài thơ mới viết về Bác Hồ và bến cảng Nhà Rồng. Giọng khiêm nhường, có phần rụt rè: "Anh đọc và cho ý kiến nhé". Tuyệt nhiên, không có lời nào gửi gắm để cho đăng bài thơ này trên báo SGGP. Một cử chỉ chạm tới trái tim người cầm bút. 

Tiễn nhà thơ Hải Như ra về, nhìn cái dáng liêu xiêu của ông trên hè phố, lòng tôi nặng trĩu. Quả thực, đất nước ta, đã có một thế hệ văn nghệ sĩ như thế. Họ ra đi làm cách mạng chỉ với một mục đích được phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Các tác phẩm của họ luôn vì lợi ích chung, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân mà hàng triệu con dân nước Việt đã ngã xuống mới có được.

Có lẽ như thế, Hải Như là một trong những nhà thơ hàng đầu đất nước ( sau Tố Hữu ) viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ trái tim mẫn cảm, Hải Như không thần thánh hóa lãnh tụ. Cứ để Bác xuất hiện trong tác phẩm văn chương, nghệ thuật như chính cuộc đời mộc mạc, giản dị, chân quê của Người:

Bác Hồ đi dép lốp cao su

Đâu chỉ vì giản dị

Mà vì lẽ cao hơn.

Ta lười nghĩ chẳng tìm thêm

Khi trái đất này còn những trê em

Chưa có đủ giày đi

Người không sao sống khác.

( Đâu chỉ vì giản dị ) 

Sau này được gặp ông trong các dịp sinh hoạt nghiệp vụ, nhà thơ Hải Như đã tâm sự như thế.

Bên cạnh mảng đề tài về Bác Hồ, Hải Như viết nhiều về quê hương, đất nước; trực tiếp là mảnh đất Nam Định, nơi quê cha đất tổ và thành phố cảng Hải Phòng, nơi nuôi dưỡng, tạo cảm hứng cho nhà thơ sáng tác những tác phẩm để đời. Ca khúc " Thành phố hoa phượng đỏ " nhạc sĩ Lương Vĩnh phổ bài thơ cùng tên của ông đã trở thành di sản văn hóa không chỉ riêng thành phố Hải Phòng mà còn là của cả dân tộc. Trên 100 ca khúc đã phổ hoặc phỏng thơ Hải Như cũng như hàng ngàn bài thơ in sách, đăng báo, phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình trung ương và các địa phương là tài sản vô giá mà không phải người sáng tác thi ca nào cũng có được. Hải Như luôn canh cánh với hồn quê:

 

Qua tiếng Dạ hiện lên hình đất nước

Tiếng Dạ như giọt đàn ai đó ta mê

Xin thú thật trong phút đầu bắt gặp 

Ta lo hoài em đánh mất hồn quê.

( Tiếng Dạ quê hương )

 

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Hải Như, với sự giúp đỡ của gia đình, NXB Hội Nhà văn đã xuất bản tuyển tập thơ Hải Như mang tựa đề: Thơ và Tiểu luận. Đây là món quà quý ghi nhận sự đóng góp, với vị trí xứng đáng của nhà thơ Hải Như trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và thơ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, nói riêng.

Điều không thể không nói, ấy là nhân cách, đức độ của nhà thơ. Đúng như dân gian truyền khẩu: "Khiêm tốn bao nhiêu cũng còn ít; kiêu căng một tý đã là thừa" . Nhà thơ Hải Như là một mẫu người như thế.

Những vần thơ của nhà thơ Hải Như như cánh phượng rực cháy, còn mãi với thời gian.

 

Hải Phòng, cuối năm 2023 

T.T.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm