TIN TỨC

Phải lòng gánh cá biển ngang | Thanh Tuân

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-07-12 11:20:29
mail facebook google pos stwis
1631 lượt xem

Tự nhiên thèm quê chi lạ. Thèm quê từ cái giọng mô, tê, răng, rứa đặc sệt; thèm đến cái tô mì với sợi mì trắng ngần, cắn cái phụp nhai nghe rạu rạu trái ớt xiêm giòn tan cay xè; thèm hung bữa trưa mô đó tô mắm xổi có thơm chín trộn mắm cái cay thơm phức mũi....

Đứa bạn từ Nhật gọi về nghe cái giọng thống thiết quá. Bạn hỏi nay vào mùa cá kình chưa mi. Tau thèm cá kình kho khế quá. Mà ưng con cá biển ngang tươi rói nứ. Cá nứ nấu mới ngọt. Lời nhắc của bạn lại làm mình thấy như lòng mình khô hạn quá chừng. Lâu rồi chưa bắt gặp lại gánh cá biển ngang ngày nào.

Con gió nằm ngang đong đưa sóng biển. Sóng biển lại rì rầm hát ru bờ cát. Lưng buổi khi trời trong mướt, nắng còn dìu dịu, mấy dì quảy gánh từ biển rảo bước lên khắp các ngả đường quê. Ai... cá hông...? Tiếng rao kéo dài như mệt nhoài theo từng bước mà vẫn còn nghe trong lanh lảnh. Đó là tiếng rao của những gánh cá biển ngang.

Chẳng phải là những xe bán tải nhỏ kiểu xe chở đầy các mặt hàng từ hàng khô đến rau xanh, cá, thịt... Cũng chẳng phải những chiếc xe máy có đèo hai thùng to hai bên vừa chạy vừa kéo còi toe... toe... Lặng lẽ rảo từng bước trên những con đường quê, tấm áo bà ba thiệt sờn vai và cái nón cũng cời đi bạc phết, các dì, các mẹ Tam Hòa, Tam Tiến, Tam Quang, Tam Thanh... lần lữa với cái đòn gánh oằn đi trên vai bước từng bước dẻo dai qua các cung đường quen thuộc. Sợi dây nhợ đen gấp thành bốn tô gióng thay cho chiếc gióng mây ngày xưa, phía dưới là một chồng các cái mẹt nhỏ. Mỗi mẹt được sắp đều một lớp cá.

Tác giả Thanh Tuân

Cá rựa, cá sơn, cá liệt, cá kình... Những con cá mới bắt được còn tươi dong phô lớp vảy, lớp da sáng bóng óng ánh dưới nắng. Không có các loại cá to như cá ngừ, cá sòng... Đây là những loại cá nhỏ ngư dân đánh bắt gần bờ bằng giã. Cứ lưng đêm, những ngư dân chèo ghe ra biển ven bờ. Đó là những gia đình nghèo không sắm nổi thuyền lớn vươn khơi. Từ những con ghe nhỏ, giã lưới được thả xuống rồi hai hoặc ba ghe vây quanh kéo giã. Tờ mờ sáng, những ghe nhỏ đã qua một đêm lao động trở về. Cá được các mẹ, các dì gom lại, phân loại và sắp vào các mẹt. Cái đôi quang gánh lại kẽo kịt trên vai được các mẹ đưa đi qua hết các ngã đường quanh co tận xóm cát, xóm đồng dù nhỏ và xa tít.

Cá giã các dì không bán kí, không cân, cũng không đếm chục. Cái mẹt được đan bằng tre như chiếc tràng nhỏ mặc định là đơn vị đong. Cá lớn thì ít con lại, cá nhỏ nhiều con hơn. Một mẹt tùy loại cá mà giá tiền khác nhau. Cá sơn bảy nghìn, cá liệt bảy nghìn, cá kình mười nghìn, mười hai nghìn... Đặt gánh cá, các mẹt được bày ra la liệt xung quanh để người mua lựa chọn. Không có chuyện trả giá hơn thua vì người bán mặc nhiên chẳng bao giờ nói thách. Có chăng một hôm nào đó biển động, giá có nhỉnh lên đôi ngàn thì người mua chậc lưỡi, người bán cũng hiền từ khuyến mãi một nụ cười lành như biển mai trên gương mặt lấm tấm giọt mồ hôi.

Cái mẹt cá được sớt vào trong cái tô nhựa, cái rổ tre con con hay cái thau nhôm bưng từ trong nhà ra, có đôi khi là miếng lá chuối xé vội bên bờ mương. Người bán vội chồng lại các mẹt không khi đã trao cá. Những đồng tiền lẻ được vuốt phẳng phiu từ đôi tay dè xẻn tảo tần trao đi một cách trân trọng. Đôi bàn tay người nhận cũng đen đúa, gầy guộc đưa ra đón một cách hàm ơn. Một đôi lần mẹt cá trao đi đổi về nải chuối, bị khoai lang được xắt mỏng phơi khô, có đôi khi là vài ký đậu phộng... miễn là thuận bán vừa mua. Xong đâu đấy cái quang gánh lại được mắc lên hai đầu của chiếc đòn gánh cũ màu cháo lòng và cong oằn như cái mạn thuyền rồng. Tiếng rao lại cất lên trong trẻo... Ai... cá hông....?

Gánh cá biển ngang trở thành nỗi thắt the nhớ của những người con ven biển miền Trung đầy cát, nắng và gió. Con cá biển ngang nhỏ bé, tươi roi rói phô những vảy bạc sáng lấp lánh đem vào nấu canh khế, kho nghệ vàng dẻo quánh đã đi cùng những người dân nơi đây qua bao mùa cơ khổ. Có mấy ai biết rằng những bước chân trên vạn trùng tổ quốc, có khi vươn khắp năm châu đã được nâng đỡ từ những bước chân khấp khểnh trên mọi cung đường quanh co của từng xóm làng nhỏ bé; đã được lớn lên từ những đôi tay tảo tần, từ đôi vai gầy guộc với cái đòn gánh cong oằn đi vì gánh cá biển ngang mỗi sớm mai trên miền đất thùy dương đầy thương và nhớ. Một ban trưa nào đó, tự nhiên nhận ra mình đã phải lòng với gánh cá biển ngang...

                                                                                          T.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm