Bài Viết
Nếu những tập thơ trước đây của Nguyễn Quang Thiều tựa như dòng sông cuộn xiết vào mùa hạ, mang bao khát vọng, nỗi trăn trở réo gào khi chảy qua những khúc quanh, ghềnh đá..., thì đến "Nhật ký người xem đồng hồ" (NXB Hội Nhà văn, 2023) vừa xuất bản, người đọc được chứng kiến một dòng sông đang tan băng vào cuối xuân, song hành cùng những biến động của cuộc sống đương đại. Dòng sông ấy cuốn đi, đôi lúc phát ra tiếng nổ của những tảng băng bị rạn nứt. Từ vết nứt sắc lạnh và tối giản của ngôn từ trong tập thơ này, ta bỗng nhìn thấy những hình ảnh, tứ thơ lạ lẫm, tuyệt đẹp hiện ra trong những khoảnh khắc ngổn ngang, lo đâu, đầy bất an của đời sống thường nhật.
Sáng 6/12/2023 đã diễn ra cuộc giao lưu với nhà văn Tạ Lăng Khiết nhân dịp Hội nhà văn TP.HCM và Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền của bà.
Nhiều năm tháng qua, Châu La Việt tập trung hoàn toàn cho niềm đam mê sáng tạo của mình. Anh viết khỏe, ít ai bì kịp. Đều đặn mỗi năm Châu La Việt xuất bản một, hai cuốn sách, ở nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện dài, truyện ký, tiểu thuyết… Nhưng có thể nói ký chân dung của anh là thể loại được bạn đọc yêu thích nhất.
NHỮNG DẤU CHÂN THƠ đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng và cảm phục. Thứ nhất, tác giả là người đam mê các danh lam thắng cảnh, đam mê du lịch; thứ hai, chị là người rất giàu cảm xúc, có một trái tim nhạy cảm và rất tài ba trong việc đưa các danh lam thắng cảnh vào thơ.
Phan Tùng Sơn hiện là đại tá, phó trưởng cơ quan đại diện báo Quân đội Nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Dăm bảy lần cà phê và cả nhậu, nói đủ thứ chuyện, trừ... thơ. Thế nên giờ ngồi chìm đắm vào tập 45 bài thơ của anh, tôi nhận ra một Phan Tùng Sơn thi sĩ, rất thi sĩ.
Trong một nền văn học, nhân tố đầu tiên quyết định đến sự phát triển là Nhà văn và Tác phẩm. Nhưng Độc giả lại là yếu tố quan trọng, có thể ví như không khí, như mạch máu nuôi dưỡng cơ thể.
Thơ Hoàng Đình Quang không mới nhưng độc đáo ở chỗ là anh biết cách tạo dựng hình ảnh, câu chữ, tứ thơ để tạo nên bài thơ hay. Muộn mằn là một trong số những bài thơ mà tôi thích, đến độ thuộc lòng và đó cũng là lý do vì sao tôi luôn dõi theo hành trình thơ của Hoàng Đình Quang.
Trịnh Duy Sơn là người đa tình, say yêu và say thơ! Nhiều khi chúng ta khá vô lý thành kiến với tính đa tình của ai đó, thực ra, đa tình là ân huệ tạo hóa ban cho con người, nam cũng như nữ.
Đào Phong Lan đã trở lại với Thơ, như thể Thơ là định mệnh, là duyên nợ của chị, với tình yêu, với độc giả, như chị nói “Em không thể nói lời từ biệt”. Với Thơ.
Tôi muốn mượn một câu thơ trong bài Thăm lại chuyến đò xưa để mở đầu cho bài viết về chị, nhà giáo – nhà Thơ Triệu Kim Loan, người đã trọn đời gắn bó với nghề giáo, suốt đờì chở nặng con thuyền chữ nghĩa cho bao thế hệ học trò đến bến bờ tri thức và hoàn thiện nhân cách làm người.