Bài Viết
Luật sư Nguyễn Minh Tâm chào đón năm mới 2023 với tập thơ ‘Ấm lạnh pháp đình’, đánh dấu bản thân chính thức bước vào ngưỡng thất thập cổ lai hy.
Lâu nay, nhiều người quan niệm, một cuốn tiểu thuyết hay, trước hết phải mới ở thi pháp, nghĩa là nó mang đến cho độc giả cách thể hiện lạ, chí ít cũng đang là model của thời cuộc mà những người viết trẻ đang hăm hở thực hiện.
Với mong muốn giúp các bạn nhỏ hiểu hơn về cuộc sống khó khăn vất vả nhưng đầy lạc quan tại huyện đảo Trường Sa, nhà văn Bùi Tiểu Quyên vừa ra mắt bộ sách Trường Sa! Biển ấy là của mình (Lionbooks và NXB Hà Nội). Bộ sách được thực hiện song ngữ Việt – Anh với 2 tập: Phong ba nơi đầu sóng và Biển ấy là của mình.
Giới thiệu tập “Thơ tình Đặng Tường Vy” được xem là hoạt động đầu tiên của Ngày Thơ Việt Nam tại TP.HCM, do Ban Nhà Văn Trẻ - Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức.
“Thơ là ngôn ngữ chưng cất mạnh mẽ nhất của bản thân tác giả” (Rita Dove). Thế cho nên, KVX là bình rượu nồng nàn thấm đẫm hương vị của men đời nồng cay mặn chát mà nhà thơ, nhà giáo TKL ấp ủ trong ngôn ngữ đến thời kỳ dậy men để tỏa hương.
Tuy sự phân định ngôi thứ là khó khăn và khiên cưỡng, nhưng “Bão” là tên của nhân vật chính và trung tâm thứ nhất của truyện ngắn cùng tên của một nhà văn nữ Thừa Thiên-Huế Ngô Thị Ý Nhi. Còn mẹ của Bão là nhân vật chính và trung tâm thứ hai, nếu cần có một sự phân định “tạm thời” để có thể có một cái nhìn tương đối rõ ràng những nhân vật trong truyện để nói về họ.
Nguyễn Đình Sinh là người lính trở về sau cuộc chiến, anh trở lại với con đường học vấn rồi giảng dạy tại trường Đại Học Quy Nhơn.
Thật khó khi viết một trường ca về đại dịch COVID -19, khó nữa là viết về con người, đất nước và nhân loại đã vượt qua đại dịch ấy ra sao, trên đường đi sai đúng thế nào? Đây có lẽ là sự dấn thân của nhà thơ Bùi Phan Thảo trước trách nhiệm của một người cầm bút và cao hơn hết là trách nhiệm của một công dân TP HCM trong những ngày đất nước gian nan ấy…
‘Triệu ngày khắc khoải’ là cuốn sách thu hoạch từ cuộc vận động viết về đề tài thương binh liệt sĩ, vừa được tổng kết và trao giải vào sáng 22/12 tại TP.HCM.
Đạo diễn Xuân Phượng đã chia sẻ: "Và cũng vì những người trẻ chưa hề biết đến chiến tranh, tôi quyết định viết lại ĐỜI TÔI". Sức hút của quyển hồi ký đã chạm đến trái tim của bạn đọc ở nhiều thế hệ, “Gánh gánh... gồng gồng... đưa người đọc trở về những miền ký ức với đầy ắp kỷ niệm của một thời đạn bom, một thời hòa bình. Tác giả đã tái hiện một chặng đường dài của lịch sử dân tộc thông qua những câu chuyện kể về cuộc đời của mình, của những người thân trong gia đình và bằng hữu" - Thanh Tùng (Báo Thừa Thiên Huế).