TIN TỨC

Thư viết cho người cõi âm

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-11-19 22:03:59
mail facebook google pos stwis
78 lượt xem

 

                                      Việt Thắng

 

Tôi tính không kể chuyện này vì sợ rằng kể ra bạn đọc sẽ không tin; còn cho tôi là con người đầu óc “Liêu trai chí dị”. Suy đi nghĩ lại hôm nay tôi quyết định kể câu chuyện có thật mà như đùa. Chuyện như thế này:

Nghe tiếng chuông điện thọai reo, tôi bấm máy:

- A lô tôi nghe! Xin lỗi ai đầu dây đó ạ?

Nghe giọng nữ mềm mại õng ẹo:

- Em xin chào nhà văn, em có thể gặp anh nhờ chút việc được không?

Tôi phân vân:

- Xin lỗi gặp tôi có chuyện gì, mà gặp ở đâu?

Vẫn giọng nữ cười õng ẹo:

- Nhà em cách nhà anh có mấy cây số thôi mà, anh không biết em chứ em rành anh lắm. Ngưng lại giây lát cô ta tiếp - Bốn giờ chiều nay hẹn gặp anh ở quán cà phê...nha. Em chỉ nhờ anh một việc nhỏ so với khả năng của anh thôi mà.

Nhà Văn Việt Thắng

Đúng hẹn lững thững đi bộ ra quán cà phê mà cô ta hẹn rất gần nhà tôi đang ở. Chưa ngồi ấm chỗ, thấy một chiếc xe du lịch loại đắt tiền đỗ trước cửa quán. Một phụ nữ ăn mặc lòe loẹt õng ẹo đi vào, nhìn thấy tôi cô ta lại ngồi xuống ghế đối diện. Lúc này tôi mới nhìn kỹ: Trên lớp da mặt cô ta trét đầy kem, điểm đôi môi mỏng đỏ chót, đôi lông mày xăm cong dài như mảnh trăng lưỡi liềm, hai hàng lông mi giả dài cong vút không che nổi cặp mắt mờ mờ nửa trắng nửa đen. Ngắm nhìn hình dáng cô ta, tôi lại liên tưởng tới mấy cô đồng bóng. Khi đã ngồi yên vị, cô ta vào đề:

- Anh là nhà văn Việt Thắng như em thấy trong mạng chả khác với ngoài là mấy. Anh uống gì cứ kêu, ta vào đề luôn nha anh...

Tay đưa muỗng khuấy ly cà phê sữa đá, mắt cô ta nhìn tôi:

- Thế này anh ạ...Thằng chồng em làm giám đốc ăn nhậu vô độ, gái gú lung tung, bị sơ gan cổ chướng chết cách nay hơn hai năm; trong khi em mới ngấp nghé tuổi bốn mươi.

Ngưng lại uống một hơi hết nửa cốc cà phê sữa, ngước mắt lên nhìn tôi nét mặt cô ta sa sầm:

- Mà nó khốn nạn lắm anh ạ, chết đã rữa xác rồi mà hồn cứ theo phá em hoài. Hễ ban ngày có anh nào tán tỉnh em là y rằng đêm đến trong giấc mơ lão lại về hành hạ chửi bới em. Đã bao lần em đi thầy gọi hồn trục vong lão ra, mà chả thấy tác dụng gì; vẫn y nguyên bổn cũ soạn lại.

Ngưng lại lấy hơi, hớp thêm hớp cà phê nữa, mặt cô ta hầm hầm vì tức giận:

- Nghe người ta mách, em lần tới nhà một ông thầy tít trên núi nghe nói cao tay ấn lắm. Sau khi nghe em kể quá trình hồn ma theo phá em, ông thầy bắt quyết rồi phán:

- Hồn ma này còn nặng duyên nợ với cô lắm, chỉ còn cách cô về viết lá thư kể lể lòng thương nhớ của cô với chồng cũ và xin phép chồng hãy thương xót cô và cho cô được lấy chồng. Ông thầy còn dặn kỹ phải viết sao cho bi lụy để hồn ma cảm động thương xót mà không về phá cô nữa. Em có hỏi sao thầy không khấn vái nói giùm em luôn. Thầy bảo cái hồn ma này khó lắm phải chính tay cô viết; xong rồi hẹn ngày, tôi sẽ tới nhà cô cúng kiếng gọi hồn chồng cô về và đốt lá thư gửi xuống âm phủ thì họa may...

  Nghe tới đây tôi phì cười văng cả nước cà phê trong miệng, may mà tôi kịp ngoảnh qua chỗ khác chứ không thì mặt cô ta sẽ lãnh đủ.

Nhìn tôi cô ta trợn mắt lên:

- Em nói vậy nhà văn không tin hả?

Tôi cười ruồi:

- Tôi tin là cô có nằm mơ và đi thầy bà; nhưng cái này là cô quá duy tâm chứ làm gì có hồn ma nào mà ám cô ghê gớm vậy.

Cô ta nhướng mắt lên nhìn tôi:

- Khổ quá, anh có rơi vào hoàn cảnh của em đâu; mà anh thấu hiểu nỗi sợ hãi và khổ tâm của em. Thì anh cứ viết lá thư giúp em như lời ông thầy pháp phán, tiền công bao nhiêu thì em trả anh sòng phẳng mà.

Ngưng lại uống thêm hớp cà phê cô ta mở bóp (ví) đựng tiền, rút ra tờ bạc màu xanh 500 ngàn dúi vào tay tôi giọng dứt khoát:

- Để làm tin em xin đặt cọc trước 500 ngàn, miễn sao nhà văn cứ viết theo ý thầy pháp là được.

Tôi nói vì còn nhiều việc phải làm nên hẹn đúng ba ngày sẽ viết xong lá thư. Tiền công viết cô trả bao nhiêu là tùy tâm. Thấy chuyện lạ đời phần vì tính tò mò, tôi ra điều kiện cô cứ hẹn thầy pháp ba ngày xuống nhà; tôi sẽ đem lá thư qua cho cô tiện thể coi thầy pháp trục hồn ma.

Cô cười giả lả:

- Nếu được nhà văn qua nhà em thì vinh hạnh biết mấy.

 Đúng ngày hẹn, sáng tôi dậy sớm khăn gói chỉnh tề, cầm lá thư tới nhà cô ta. Ngôi nhà cô đang ở là căn biệt thự xây theo kiểu Thái; vườn rộng ước chừng ngàn mét vuông. Khu vườn có cả hồ bơi mi ni, tiểu cảnh hòn non bộ thác nước cùng nhiều loại cây cảnh và cây ăn trái. Tôi thầm nghĩ: “Giàu có thế này thảo nào lắm anh tán tỉnh là phải; chả biết họ yêu người hay yêu của”? Trong thời gian đợi ông thầy tới, tôi đưa lá thư cho cô ta đọc trước. Tôi được mời ngồi trên tràng kỷ bằng gỗ cẩm lai chạm khắc theo kiểu xưa tại phòng khách, được kê xích qua một bên bàn thờ. Ngồi nhâm nhi ly cà phê sữa đá mà cô ta đã pha sẵn. Lá thư tôi viết cỡ ba trang A 4, dĩ nhiên là tôi phải tưởng tượng ra nhiều thứ nhớ thương mây gió trong tình yêu, thực tế tôi cũng chả biết cô ta có thương nhớ chồng thật như những lời trong thư tôi viết hay không. Vừa nhâm nhi cà phê tôi đảo mắt ngắm trên bàn thờ kê ngay giữa phòng khách; đã được bày biện: Bức ảnh chân dung người chồng, bát hương, gà luộc, xôi oản, hoa quả...

     Đúng 9 giờ, ông thầy và một đệ tử là cậu con trai khoảng mười mấy tuổi, xách mấy túi đồ nghề bước ra khỏi xe hơi. Vào đến nhà thằng đệ tử nhanh nhảu lôi từ trong các túi đồ nghề ra: Hình nhân Tề Thiên Đại Thánh, cờ phướn, trống cái, trống con, chuông, mõ, thanh la, não bạt... chất lên chiếc chiếu hoa đã được trải sẵn trước bàn thờ để thầy hành sự. Sau vài lời thăm hỏi và uống vài ly trà, thầy mặc bộ đồ pháp sư màu vàng cùng đội lên chiếc mũ cũng màu vàng có in hình bát quái. Tay bắt ấn một tay thầy cầm cái chuông lắc keng keng, lời khấn vái cầu hồn vang lên: Úm ba la, úm ba la...và tiếp theo là hàng tràng tiếng Miên chả ra Miên, Tàu chả ra Tàu; có lẽ chỉ lão thầy pháp hiểu? Miệng đọc tay thầy múa may trên đầu và xung quanh người thằng nhỏ đang ngồi giữa chiếu; được trùm trên đầu vuông vải đỏ có thêu hình rồng phượng. Lúc thì thầy đánh phèn la, cầm phướng múa may, lúc thì cầm hình Tề Thiên... Trong tiếng trống, phèn la...tiếng la hét của ông thầy, bỗng thằng nhỏ ngồi đồng rùng mình ngáp dài...Thầy càng nhảy múa nhanh hơn, tay vơ vội chiếc khăn phất qua đầu đứa nhỏ như chụp hồn. Đứa nhỏ bỗng khóc hu hu xưng tên kể lể đã sống khổ sở thiếu thốn tiền bạc dưới âm phủ, ngày đêm thương nhớ người vợ trẻ. Cô vợ đang ngồi xếp bằng bên cạnh thằng nhỏ, giật mình ôm lấy thằng nhỏ khóc lóc kể lể nỗi nhớ thương hồn ma.

   Nhìn khuôn mặt và nghe giọng nói của thầy pháp, tôi chợt nhíu mày nhơ nhớ cái khuôn mặt này đã từng gặp ở đâu đó. Nhất là giọng nói...cố moi trí nhớ tôi, vui mừng vỗ vào trán...À...à... Thằng Hộ người cùng làng. Hồi tôi học cấp hai cậu ta đang học cấp một. Lúc tôi đi bộ đội Hộ còn đang học. Hòa bình trở về quê, nghe nói Hộ cũng bị đi lính và còn sống trở về. Không chịu nổi cảnh cực khổ và đói khát nơi quê nhà, tôi quay trở lại miền Nam lập nghiệp. Gần chục năm sau về quê nghe nói Hộ cũng dẫn cả gia đình vào một tỉnh phía nam giáp biên giới Căm Pu Chia sinh sống. Sau này nghe nói cậu ta đã có cơ ngơi và cuộc sống đàng hoàng lắm.

 Thầy pháp nhảy múa, đọc thần chú, tra khảo hồn ma...gần cả tiếng đồng hồ. Khi hồn ma đã bay ra khỏi xác thằng nhỏ ngồi đồng, cô vợ đầu tóc bù xù, nước mắt còn để lại những vết loang nổ trên khuôn mặt son phấn. Cô chủ và người nhà tất tả gom vàng bạc, nhà lầu, xe hơi… hàng mã cùng lá thư đưa cho thầy pháp. Thầy lại nổi phèn la: Úm ba la, úm ba la… ba hồn bảy vía… hãy về đây nhận phần quà và tấm lòng thương nhớ chồng của vợ đã thể hiện qua lá thư… Thầy ngồi đốt những thứ đó trong một cái thau lớn mà chủ nhà đã cho người để sẵn. Những lá bùa thầy đưa cho chủ nhà căn dặn kỹ càng phải dán những chỗ nào. Khi những đồ hàng mã cùng lá thư đã đốt xong, thày cởi áo ngoài, mồ hôi cứ chảy ròng ròng trên khuôn mặt, cả cái áo mặc trong cũng ướt đẫm. Người nhà dẫn thầy lại bàn nước chỗ tôi đang ngồi, kính cẩn dâng cho thầy một ly nước sâm đã pha sẵn. Thầy cầm cốc đưa lên miệng uống một hơi hết nửa cốc nước, thầy nhìn tôi như soi mói. Tôi nhìn thẳng vào mắt thầy hỏi nhỏ:

- Phải thầy là Hộ ở xóm...Hưng Yên không? Tôi là Thắng nè!

Thầy trố mắt nhìn tôi một hồi rồi thốt lên:

- Ôi! Hữu duyên, hữu duyên thật!

Thầy đứng dậy bắt tay tôi:

- Mấy chục năm rồi anh nhỉ, chiến tranh anh đi biền biền rồi ở trong này; em về quê sống không nổi cũng dạt vào vùng quê miền Đông Nam Bộ giáp biên giới Căm Pu Chia.

Tôi nhìn Hộ cười cười khen:

- Chú mày giỏi thế, biết cả nghề cúng kiếng trục ma nữa!?

Hộ mỉm cười, liếc mắt nhìn chủ nhà đang còn ngồi than vãn trước bàn thờ chồng, nói nhỏ:

- Hôm nay em cúng xong đám này còn phải đi đám khác vì có hẹn rồi. Khi nào rảnh rỗi em ghé nhà anh chơi; sẽ kể ngọn ngành những năm tháng phiêu bạt vào Nam. Vì cuộc sống em phải học làm nghề này, chứ thầy bà gì hả anh.

 

( Hình ảnh minh họa lấy trên mạng internet).

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi lòng Huyền Trân - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Xem thêm
Thầy tôi - Kho báu của tôi
PGS Chu Xuân Diên thuộc thế hệ những nhà nghiên cứu tiếp thu lý thuyết thế giới qua con đường tiếng Nga và tiếng Pháp. Thầy đã tham gia dịch những công trình kinh điển về folklore học mà đặc biệt phải kể đến bộ sách 2 tập rất dày dặn là Tuyển tập V. Ia. Propp - giới thiệu gần như đầy đủ trước tác của một tác giả quan trọng hàng đầu của trường phái Hình thức Nga và nghiên cứu folklore
Xem thêm
“Cú hattrick” của nhà thơ Triệu Kim Loan
Nhà thơ Triệu Kim Loan sẽ ra mắt độc giả ba quyển sách (hai tập thơ: Khát vọng xanh, Đối thoại đêm và quyển Cảm nhận văn chương)
Xem thêm
Đất có thổ công - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Nhà văn Nguyễn Linh Giang quê quán tỉnh Quảng Trị, sinh sống và làm việc 30 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh năm 2022. Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023). Về tập tản văn này, nhà văn Lê Minh Quốc trong “Tựa” viết cho tập sách đã viết: “Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Mỗi khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực, v.v… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách về đề tài này, bao giờ cũng cần thiết, Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế. Nhà văn đã thành công. “Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế”.Văn chương TP.Hồ Chí Minh xin giới thiệu tản văn Đất có thổ công được rút từ tập “Sông vẫn chảy đời sông” của nhà văn Nguyễn Linh Giang.
Xem thêm
Em đi tát nước… Tản văn của Nguyễn Linh Giang
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Xem thêm
Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông – Ký của Thanh Thảo
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn (Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bến Tháp ngay sát sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Xem thêm
Đỗ Nam Cao - Cô đơn và khắc khoải 
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Xem thêm
Nhà thơ Thanh Thảo… Nghĩ
Bây giờ, khi đã ngấp nghé tuổi tám mươi, tôi mới nhận ra, khi mình càng về già thì thời gian trôi càng nhanh. Và thời gian là thứ mình không thể khắc chế được. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm, vì có khi không kịp.
Xem thêm
Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà
“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Xem thêm
Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… thế hệ đàn anh – những người đã “lót ổ” cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.
Xem thêm
Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết
Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.
Xem thêm
Cuộc chiến nhân tính – Tiểu luận của Hoàng Thuỵ Anh
Nhà văn Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung, đã khẳng định sở trường, sự điêu luyện khi nhìn sâu và cắt nghĩa tính tàn bạo của chiến tranh thông qua những số phận bị chấn thương, bi kịch.
Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm
Người lính làm nên huyền thoại
Phải nói, Trần Ngọc Trác là một cây viết tâm huyết với đề tài truyền thống cách mạng. Gặp  ông cách nay đã vài chục năm, tôi vẫn nhớ dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói trầm ấm và ánh nhìn thân thiện của nhà văn. Lúc ấy Trần Ngọc Trác là cán bộ của Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Lâm Đồng. Đã đọc Trần Ngọc Trác nhưng thực sự khi ông đảm nhiệm làm phim Người lính làm nên huyền thoại   về Đại tá Lê Kích (cậu ruột thứ Tám của vợ tôi), chúng tôi mới gắn bó  như anh em thân thiết. 
Xem thêm