TIN TỨC

Tiếng mưa và hồn thơ tinh tế nồng nàn

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1649 lượt xem

Thế giới hiện đại đa tạp và nhiễu loạn: tạp âm, tạp hình, tạp niệm và nhiễu loạn thần kinh, tư duy. Đọc tập thơ: "Tiếng mưa" của Vũ Trần Anh Thư (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2022) tôi nhận ra vẻ đẹp trong trẻo và tinh khiết về cảm xúc và tâm hồn của một nhà thơ lần đầu xuất hiện trên thi đàn. Đọc thơ của Vũ Trần Anh Thư tôi chìm đắm và suy tưởng giữa thế giới hình tượng của từng bài thơ để tự thanh lọc tâm hồn, tìm lại sự trong trẻo, hồn nhiên đã đánh mất qua bao chặng đường gió bụi của đời người.

Dù là tập thơ đầu tay nhưng thơ của Vũ Trần Anh Thư đã sâu đằm về cảm xúc, tư duy thơ giàu tính chiêm nghiệm và ngôn ngữ thơ cô đúc, biến ảo. Hầu hết hình tượng thơ trong các bài thơ của Vũ Trần Anh Thư có sự tương tác, giao hòa giữa cái tôi trữ tình và thế giới của con người, sự vật, thiên nhiên đồng thời mang bóng dáng tâm hồn của một người phụ nữ sống nặng nghĩa tình, đa đoan và đam mê cái đẹp, tình yêu và sự sống.

 

Thơ nữ đương đại Việt Nam đã xuất hiện nhiều nhà thơ mạnh mẽ, độc đáo về phong cách sáng tạo nhưng lại thiếu vắng những tác giả thơ có mỹ cảm tinh tế, nồng nàn. Tập thơ: "Tiếng mưa" của Vũ Trần Anh Thư đã hé lộ và định hình một phong cách, giọng thơ sâu đằm, tinh tế và nồng nàn về cảm xúc thẩm mỹ. Thơ của chị giàu chất cảm tinh tế hòa trộn cùng chất nghĩ sâu sắc:

"Một đóa hương

Một đóa trăng

Thắp cho đêm say đắm

Huyễn hoặc

Nồng nàn

Sâu thẳm

Đêm không trăng lộng lẫy quỳnh."

(Thắp)

Vẻ đẹp của sự vật tương tác, giao hòa với nhau trong thế giới siêu cảm của nhà thơ tạo nên một bức tranh lung linh và huyền diệu của đêm trăng. Những câu thơ giàu tính ám gợi lay động miền tâm tưởng của người đọc.

 

Một số câu thơ của Vũ Trần Anh Thư có tính tạo hình và mang yếu tố siêu thực. Sự giao hòa giữa âm thanh và sắc màu trong thơ của chị được khắc họa bằng ngôn từ biến ảo gợi ấn tượng về sự chuyển dịch và sức sống của con người, sự vật:

"Ngày rừng mơ tiếng cúc quỳ

Có người nghiêng vai tháp cổ

Gọi nắng đơm miền miên di."

(Ngày rừng mơ tiếng cúc quỳ)

Những câu thơ tình của Vũ Trần Anh Thư không chỉ bộc lộ một trái tim yêu đắm say mà còn khắc họa sự chiêm cảm về mối giao hòa giữa tình yêu và sự sống, giữa thân phận con người và sự vô cùng của vũ trụ:

"Em - Anh đôi hạt bụi người

Cuốn vào nhau để cùng trôi… vô cùng."

(Cuốn)

"Anh

Kẻ lạc mình từ mùa xa vắng

Tưởng đã giấu tóc mây tận cùng vòm ngực

Chiều nay

Ngơ ngẩn ngược dòng cổ độ một làn hương."

(Ẩn dụ)

Các nhà thơ nữ thường có nhiều câu thơ hay viết về mẹ. Giống như các nhà thơ nam thường có nhiều câu thơ hay viết về cha. Sự giống nhau về giới tính và chất tâm hồn dễ tạo được sự đồng cảm và sẻ chia. Vũ Trần Anh Thư đã khắc họa vẻ đẹp của sự tảo tần và sự tận hiến cho đời cho con của một người mẹ:

"Chắt chiu nắng ngọt gió lành

Bao nhiêu xuân sắc mẹ dành cho con"

(Mẹ)

Hai câu thơ tài hoa và độc đáo viết về mẹ của Vũ Trần Anh Thư đã bộc lộ một hồn thơ sâu đằm, giàu lòng trắc ẩn. Thơ chị như một thứ trái cây đầu mùa đã bắt đầu chín và tỏa hương dâng tặng cho người, cho đời.

 

Mỹ Tho, 10/2022

Võ Tấn Cường

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm